Bé 2 tuổi ăn nhầm thuốc diệt chuột
Tưởng viên thuốc diệt chuột màu hồng là kẹo, bé trai ở Quảng Ninh lấy ngậm, phải vào viện cấp cứu rửa dạ dày.
Bé được đưa đến Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Quảng Ninh ngày 26/3 trong tình trạng tỉnh táo.
Mẹ bé cho biết mua một hộp thuốc diệt chuột về để bẫy chuột, sơ ý chưa kịp cất nên con trai ăn nhầm. Người mẹ phát hiện kịp thời nên đưa ngay đến bệnh viện.
Bé trai được rửa dạ dày và dùng than hoạt để thải chất độc. Ảnh: Bệnh viện cung cấp.
Bác sĩ rửa dạ dày và cho bé dùng than hoạt, sorbitol, truyền dịch để thải chất độc ra ngoài. Sau hai ngày điều trị, tình trạng sức khỏe của bé đã ổn định, xét nghiệm chức năng các cơ quan bình thường.
Video đang HOT
Thuốc diệt chuột loại viên thường có mùi thơm, màu bắt mắt nên thu hút các bé. Trẻ con dễ tưởng nhầm thuốc diệt chuột là kẹo nên cho vào miệng ngậm hoặc nhai ăn.
Trong ca nói trên, người nhà phát hiện sớm, bé mới ngậm viên thuốc trong miệng chứ chưa nuốt vào bụng, nếu không tình trạng sẽ rất nguy kịch.
Thuốc diệt chuột bệnh nhi ăn nhầm. Ảnh: Bệnh viện cung cấp.
Bác sĩ khuyến cáo cha mẹ có con nhỏ cần phải cẩn thận cất giữ và sử dụng những hóa chất độc hại trong nhà, khi phát hiện trẻ có hiện tượng lạ cần đưa đến viện cấp cứu ngay.
Thu Hiền
Theo VNE
6 anh em trong một gia đình đồng loạt nhập viện vì uống phải dung dịch "lạ" không rõ nguồn gốc
Sáng 13/3, PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng - nguyên Trưởng khoa Nhi Bệnh viện Bạch Mai cho biết, Bệnh viện đang điều trị cho 6 trường hợp bệnh nhân vì uống phải dung dịch "lạ" không rõ nguồn gốc.
Theo PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng, các bệnh nhân tới cấp cứu chỉ sau khi uống dung dịch khoảng 2 tiếng, trong đó có 5 người tới Khoa Nhi điều trị, 1 người đang được xử trí tại Trung tâm chống độc của Bệnh viện.
Khi nhập viện, các bệnh nhân không có biểu hiện đặc biệt, sức khỏe ổn định. Tuy nhiên, gia đình bệnh nhân cho biết, cả 6 cháu đã uống khoảng 100 ống dung dịch với liều lượng không rõ ràng. Bà nội cháu bé khẳng định dung dịch "lạ" là thuốc diệt chuột. Vì vậy, các bác sĩ ngay lập tức rửa dạ dày và truyền dịch để loại trừ chất độc trong cơ thể bệnh nhi, đồng thời gửi mẫu xét nghiệm tới cơ quan pháp y để đánh giá thành phần của dung dịch.
Ống dung dịch lạ mà 6 bệnh nhân uống phải
Hiện, các bệnh nhi đã tỉnh táo hoàn toàn. Tuy nhiên, bác sĩ Tiến Dũng cho biết: "Chúng tôi không loại trừ trường hợp chất độc chậm phát tác. Bên cạnh đó, dung dịch "lạ" các cháu đã uống không có nhãn mác, không rõ thành phần, không rõ liều lượng uống, các bác sĩ khó xử trí. Vì vậy 5 cháu nhỏ vẫn cần được theo dõi, chăm sóc tại bệnh viện hàng ngày, theo dõi chức năng gan, thận,... để đảm bảo tuyệt đối an toàn cho sức khỏe của các cháu".
Còn bệnh nhân đang điều trị tại Trung tâm chống độc có nghi ngờ xuất huyết ngoài da, không loại trừ khả năng co giật, diễn biến ngộ độc trở nặng. Các bác sĩ đang tiếp tục hội chẩn để có hướng xử trí tốt nhất cho bệnh nhân.
Được biết, 6 anh em quê ở Tốt Động, huyện Chương Mỹ, Hà Nội. Người anh cả năm nay 17 tuổi, em gái út năm nay 4 tuổi. Bố mẹ các em làm nông, thường gửi con cho bà nội trông cả ngày, đến tối thì đón về.
Sáng 12/3, trong lúc đang chơi ngoài đường, các em phát hiện túi thuốc "lạ" bị bỏ quên ở trong một ngôi nhà hoang. Khi bóc ra, trong túi có gần 100 ống dung dịch màu sắc bắt mắt, nhưng không có nhãn mác. Tưởng đó là thuốc filatov, các em tranh nhau uống.
Cơ quan công an đã vào cuộc điều tra vụ việc. Bước đầu xác định túi dung dịch đó của một người bán hàng rong, sinh sống cùng xã với gia đình 6 anh em. Lực lượng chức năng vẫn đang tìm hiểu nguồn gốc, cơ sở sản xuất túi thuốc này.
Theo PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng, chai thuốc sặc sỡ, ban đầu có vị ngọt, sau đó có vị đắng, lại được đóng gói kỹ càng, vì vậy đã dễ dàng đánh lừa được người anh cả 17 tuổi. "Những chai dung dịch không có nhãn mác được bán trôi nổi trên thị trường như thế này rất nguy hiểm. Trẻ tiếp cận những chất này quá dễ dàng khiến nguy cơ ngộ độc tăng lên nhiều lần. Các chai dung dịch không có bất cứ một dòng cảnh báo nào, khiến cho cậu bé đã 17 tuổi cũng không biết đây là chất gì để cảnh báo các em của mình, như vậy có khả năng người lớn cũng sẽ bị ngộ độc" - PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng nói.
Vì vậy, theo PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng, cơ quan chức năng cần vào cuộc để kiểm soát tốt tình trạng bán thuốc, dung dịch lạ trôi nổi không rõ nguồn gốc, truy tìm tận gốc và đóng cửa những cơ sở sản xuất chất này. Đồng thời, PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng cũng cảnh báo, người dân không nên sử dụng, tiêu thụ các chất, dung dịch lạ không có nhãn mác, tránh gây hại cho cả cộng đồng.
Theo viettimes
Quảng Nam: 3 giáo viên bị ngộ độc vì uống rượu ngâm rễ lá cây rừng Trao đổi với PV Dân trí, Bác sĩ Trần Văn Thu, Giám đốc Trung tâm Y tế huyện Nam Trà My (Quảng Nam) - cho biết, đơn vị vừa tiếp nhận 3 giáo viên nhập viên cấp cứu do bị ngộ độc sau khi uống rượu ngâm rễ, lá cây rừng. Theo ông Thu, trước đó vào khoảng 19h30 ngày 17/2, Trung tâm...