Bé 2 tháng tuổi sốc phản vệ sau tiêm vaccine: Đã cai được máy thở
Nguồn tin của Báo SK&ĐS cho biết, bé 2 tháng tuổi sốc phản vệ sau khi tiêm vaccine tại Trung tâm tiêm chủng TNT Bến Cát, tỉnh Bình Dương, hiện nay sức khỏe đã tạm ổn.
Thông tin cho biết, bé gái L.A.N, sinh tháng 2/2024, TP Bến Cát, tỉnh Bình Dương, sốc phản vệ sau tiêm vaccine sức khỏe tạm ổn định, đã cai máy thở, tri giác cải thiện. Hiện nay các bác sĩ BVĐK tỉnh Bình Dương đang nỗ lực điều trị cho bé.
Trước đó, bé N. được gia đình đưa đến Trung tâm TNT Bến Cát (phường Mỹ Phước, TP. Bến Cát, tỉnh Bình Dương) để tiêm vaccine Infanrix hexa 0.5ml và uống vaccine Rotavin 2ml.
Vaccine Infanrix hexa 0.5ml và lọ uống Rotavin 2ml.
Video đang HOT
Khoảng 15 phút sau khi tiêm, bé có biểu hiện quấy khóc, tím tái hai cẳng chân. Các bác sĩ tại Trung tâm tiêm chủng TNT Bến Cát đã tiêm Adrenalin 1mg/1ml và chuyển bé đến cấp cứu tại BVĐK Mỹ Phước.
Tại đây, bé được đặt nội khí quản, truyền dịch nhưng tình trạng ngày càng nặng nên bé được chuyển lên BVĐK tỉnh Bình Dương để tiếp tục điều trị vào chiều cùng ngày.
Sau khi tiếp nhận thông tin về trường hợp sốc phản vệ sau tiêm chủng, Sở Y tế Bình Dương đã thành lập đoàn điều tra tai biến nặng sau tiêm chủng gồm 7 thành viên.
Nhiệm vụ của đoàn sẽ kiểm tra về bệnh cảnh lâm sàng, nguồn gốc vaccine, đánh giá thực hành tiêm chủng và các điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị, nhân sự…
Trao đổi với Báo SK&ĐS, BSCKII Huỳnh Minh Chín, Phó giám đốc Sở Y tế Bình Dương cho biêt: “Trên địa bàn tỉnh Bình Dương có 178 cơ sở đủ điều kiện tiêm chủng được công bố, trong đó có 60 cơ sở tiêm ngừa dịch vụ tư nhân.
Để triển khai thực thực tốt công tác tiêm chủng theo quy định của Bộ Y tế, Sở Y tế tỉnh Bình Dương sẽ tiến hành thanh, kiểm tra và giám sát về công tác tiêm chủng dịch vụ trên địa bàn toàn tỉnh.
Nếu chúng tôi phát hiện cơ sở nào không đảm bảo về điều kiện tiêm chủng, không đảm bảo nguồn lực trong công tác tổ chức triển khai tiêm chủng và vi phạm quy định khác về tiêm chủng theo quy định của Bộ Y tế, chúng tôi sẽ tiến hành xử lý nghiêm theo quy định và sẽ tạm ngừng hoạt động khi cần thiết”.
Cấp cứu thành công người phụ nữ bị sốc phản vệ sau tiêm vaccine
Bệnh viện Thống Nhất (TP.HCM) cho biết vừa điều trị cho một bệnh nhân bị sốc phản vệ nặng sau tiêm vaccine phòng dại và uốn ván.
Sốc phản vệ sau khi tiêm vaccine, một người phụ nữ phải nhập viện cấp cứu. Ảnh BVCC
Bệnh nhân là N.T.T (nữ, 40 tuổi, sinh sống tại Lâm Đồng), trước đó bệnh nhân về quê tại Thanh Hóa, bị chó cắn vào chân trái. Sau đó, người phụ nữ này đã đến một bệnh viện địa phương để xử trí vết thương, đi tiêm vaccine ngừa dại, huyết thanh kháng dại và uốn ván. Được biết bệnh nhân có tiền sử dị ứng hải sản.
Bác sĩ Phan Văn Thành, Khoa Hồi sức tích cực - Chống độc (ICU), Bệnh viện Thống Nhất, cho biết, qua khai thác thông tin, khoảng 2 giờ sau khi tiêm vaccine và huyết thanh, bệnh nhân xuất hiện tình trạng nổi mẩn đỏ, ngứa, khó thở, tụt huyết áp. Chị trở lại bệnh viện đã tiêm ngừa, được xử trí bằng thuốc Adrenaline. Sau đó, tình trạng sức khỏe của người phụ nữ này tạm thời ổn định nhưng các dấu hiệu bất thường vẫn còn. Do đó, chị quyết định đi máy bay để trở về TP.HCM nhập viện điều trị.
Trong suốt thời gian trên máy bay, chị T luôn cảm thấy mệt mỏi vì phù mặt, khó thở và ngứa rất nhiều. Bệnh nhân đã được chuyển đến Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Thống Nhất ngay khi xuống đến sân bay Tân Sơn Nhất (TP.HCM).
Nhờ được sơ cứu đúng cách tại bệnh viện tuyến dưới, người phụ nữ đã được cứu sống sau khi sốc phản vệ. Ảnh BVCC
Bác sĩ Phan Văn Thành, Khoa Hồi sức tích cực Chống độc, Bệnh viện Thống Nhất, cho biết, bệnh nhân được chẩn đoán sốc phản vệ độ 3 sau khi tiêm vaccine phòng dại, huyết thanh kháng dại và kháng uốn ván. Sau khi tiếp nhận bệnh nhân, ekip điều trị tiến hành hỗ trợ hô hấp, bù dịch, tiếp tục dùng Adrenaline đồng thời kết hợp Corticoid, thuốc kháng Histamin để điều trị cho bệnh nhân.
Hiện tại sức khỏe bệnh nhân đã ổn định và được xuất viện. Hiện do bệnh nhân tiêm nhiều loại vaccine và huyết thanh cùng một lúc nên các bác sĩ khó xác định chính xác đâu là tác nhân khiến chị T. bị sốc phản vệ.
Các chuyên gia y tế cho biết, những trường hợp bị phản vệ sau tiêm vaccine không nhiều. Do vậy, sau khi bị chó cắn, nạn nhân và người nhà cần biết cách xử trí vết thương, theo dõi tình trạng của chó và tiêm phòng sớm. Sau khi tiêm, nếu có các dấu hiệu như ngứa ngáy, nổi mẩn đỏ, khó thở sau khi tiêm vaccine, người bệnh cần đến viện ngay để được xử trí. Đồng thời, cần nắm rõ cơ thể bị dị ứng với những chất nào và khai báo đầy đủ với bác sĩ.
Bé gái 5 tuổi bất ngờ bị chó cắn tới tấp Bé gái 5 tuổi bất ngờ bị chó tấn công, cắn gây tổn thương nghiêm trọng vùng vai, cánh tay và môi. Ngày 28-3, Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết vừa tiếp nhận điều trị cho một bé gái 5 tuổi (trú tại Hà Giang) bị chó cắn tới tấp vào vai, cánh tay và môi. Khi bị chó tấn công, trẻ...