Bé 19 tháng tuổi tử vong nghi do tay chân miệng: Những biến chứng nghiêm trọng, cách nhận biết, điều trị bệnh cha mẹ cần nắm được
Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) nhận định bệnh TCM đã trở thành bệnh lưu hành quanh năm trên cả nước, tuy nhiên số ca mắc bệnh tay chân miệng thường có xu hướng tăng trong khoảng từ tháng 3-5 và từ tháng 9-12.
Sáng 22-3, thông tin từ Sở Y tế tỉnh Bình Định cho biết, một bệnh nhi 19 tháng tuổi ở huyện Phù Cát đã tử vong nghi do bệnh tây chân miệng. Theo CDC Bình Định, từ đầu năm 2021 đến nay, toàn tỉnh đã ghi nhận 60 ca bệnh tay chân miệng, tăng gấp 6 lần so với cùng kỳ năm 2020. Trong đó có một số trường hợp nhập viện trong tình trạng bệnh nặng.
Có thể nói, bệnh tay chân miệng (TCM) vẫn là căn bệnh khiến các bậc phụ huynh rất lo lắng vì những ảnh hưởng đến sức khỏe của con trẻ. Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) nhận định bệnh TCM đã trở thành bệnh lưu hành quanh năm trên cả nước, tuy nhiên số ca mắc bệnh tay chân miệng thường có xu hướng tăng trong khoảng từ tháng 3-5 và từ tháng 9-12.
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) nhận định rằng bệnh tay chân miệng cũng đã xuất hiện tại rất nhiều quốc gia châu Á, cách vài năm lại xuất hiện đợt dịch ở nhiều khu vực trên toàn cầu.
Những năm gần đây, khu vực Tây Thái Bình Dương cũng đã có báo cáo về những đợt bệnh tay chân miệng ở trẻ em, trong đó Việt Nam cũng là một trong những quốc gia ghi nhận số trường hợp mắc tay chân miệng có xu hướng gia tăng.
Bệnh tay chân miệng là gì?
Bệnh tay chân miệng là bệnh truyền nhiễm do virus đường ruột gây ra, lây truyền từ người sang người. Bệnh lây chủ yếu theo đường tiêu hóa, nguồn lây chính từ nước bọt, phỏng nước và phân của trẻ nhiễm bệnh. Tay chân miệng là bệnh truyền nhiễm cấp tính, có thể gây thành dịch lớn, đặc biệt vào lúc thời tiết chuyển mùa. Bệnh gây nhiều biến chứng, có thể nguy hiểm đến tính mạng của trẻ.
Hai nhóm tác nhân gây bệnh thường gặp là Coxsackie virus A16 và Enterovirus 71 (EV71). Biểu hiện chính của bệnh là tổn thương da, niêm mạc dưới dạng phỏng nước ở các vị trí, đặc biệt như niêm mạc miệng, lòng bàn tay, lòng bàn chân, mông, gối.
Bệnh tay chân miệng lây qua đường nào?
Các virus gây bệnh tay chân miệng có thể lây theo 2 cách trực tiếp và gián tiếp:
- Lây trực tiếp: Thông qua đường tiêu hoá khi các bé ăn uống chung hoặc tiếp xúc với dịch tiết từ trẻ mắc bệnh.
- Lây gián tiếp: Qua bàn tay hoặc cầm, nắm vật dụng bị nhiễm virus (thường là đồ chơi, bàn ghế hay tay nắm cửa), sau đó trẻ vô tình cho tay vào miệng.
Bệnh tay chân miệng ở trẻ có tái nhiễm nhiều lần không?
Trẻ có thể bị mắc bệnh tay chân miệng nhiều lần vì những lý do như sau:
Video đang HOT
- Sau khi bị nhiễm virus gây bệnh tay chân miệng, người bệnh ít nhiều vẫn có thể có kháng thể chống lại virus, nhất là virus EV71. Tuy nhiên lượng kháng thể này không nhiều và không bền vững theo thời gian nên không đủ để bảo vệ trẻ khi có sự lây nhiễm kế tiếp khi trẻ tiếp xúc với nguồn lây.
- Ngoài hai chủng virus gây bệnh TCM phổ biến ở trẻ em Việt nam hiện nay là virus EV71 và chủng virus Coxsackie A16 còn có hơn 10 chủng virus thuộc nhóm virus đường ruột (Enterovirus) có thể gây bệnh tay chân miệng cho trẻ. Đây chính là lý do trẻ có thể bị mắc bệnh TCM nhiều lần.
Những biến chứng nguy hiểm do bệnh tay chân miệng
Các biến chứng phổ biến do bệnh gây ra thường xuất hiện trong giai đoạn toàn phát (tức trong khoảng ngày thứ 2 – thứ 5 của bệnh), điển hình như: viêm não, viêm màng não, phù phổi cấp, viêm cơ tim, suy tim, tăng huyết áp, trụy mạch,…
- Viêm màng não do virus: Virus có thể gây viêm màng não và dịch não tủy. Đây là biến chứng ít gặp nhưng lại vô cùng nguy hiểm cho tính mạng.
- Viêm não: Tình trạng này chủ yếu do nhiễm virus gây ra; có thể gây mất trí nhớ, rối loạn ngôn ngữ, nặng nhất là tử vong.
Dấu hiệu bệnh tay chân miệng
Những triệu chứng sớm của bệnh tay chân miệng gồm:
- Sốt cao: Thường khoảng 38-39 độ C, chán ăn, ho, đau bụng, đau họng.
- Loét miệng: Sau 1 hoặc 2 ngày, các nốt đỏ bắt đầu xuất hiện trong miệng, nhất là quanh lưỡi, lợi và mặt trong má.
- Nổi ban trên da: Sau khi các nốt loét trong miệng xuất hiện, sẽ thấy nổi những nốt nhỏ màu đỏ trên da của trẻ. Những nốt này có kích thước khoảng 2-5mm, ở giữa có màu xám sẫm và có hình bầu dục và thường xuất hiện ở ngón tay, lòng bàn tay, lòng bàn chân và thỉnh thoảng gặp ở mông và háng. Những nốt này thường không đau, không ngứa và có thể trở thành những mụn nước nhỏ.
Điều trị trẻ mắc tay chân miệng
Tay chân miệng là bệnh do virus gây ra nên không có thuốc điều trị đặc hiệu. Các biện pháp điều trị bệnh chủ yếu nhằm giải quyết các triệu chứng và biến chứng của bệnh, bao gồm:
- Hạ nhiệt: Khi trẻ sốt cao từ 38,5 độ C trở lên cần cho trẻ dùng ngay thuốc hạ sốt theo hướng dẫn của bác sĩ.
- Bổ sung đủ nước: Cho trẻ uống dung dịch điện giải.
- Khi trẻ có sốt và loét miệng cần bổ sung vitamin C, kẽm…
Trẻ bị bệnh tay chân miệng khi nào hết lây?
Thông thường những vết mụn nước sẽ tự biến mất sau 1-2 tuần. Như vậy gần như là bé đã khỏi bệnh.
Để tránh lây lan bệnh sang người khác, cha mẹ nên cách ly con mình từ 1 tuần đến 10 ngày, bé sẽ khỏe hẳn và khỏi bệnh hoàn toàn, không còn khả năng lây truyền bệnh cho những đối tượng khác.
Trẻ bị tay chân miệng, khi nào cần đưa ngay đến viện
Đưa trẻ đến ngay bệnh viện hoặc cơ sở y tế đảm trách việc điều trị bệnh nếu thấy trẻ có một trong những biểu hiện sau:
- Sốt cao liên tục 39 độ C không hạ sau khi đã dùng các biện pháp hạ sốt tích cực.
- Giật mình chới với, hốt hoảng, thất thần.
- Run chi (thấy rõ khi đưa đồ chơi cho trẻ cầm).
- Yếu chi.
- Trẻ đi đứng loạng choạng.
- Trẻ đảo mắt bất thường.
- Nôn ói nhiều.
- Quấy khóc (dỗ không nín).
- Co giật.
- Thở mệt.
Nguyên tắc chăm sóc trẻ bị tay chân miệng tại nhà
- Về dinh dưỡng: Cho trẻ ăn thành nhiều bữa, uống nhiều nước mát. Thức ăn cần chế biến mềm, lỏng, dễ tiêu hóa và đủ dinh dưỡng.
- Dùng thuốc: Chỉ cho trẻ dùng thuốc theo đơn bác sĩ kê. Cần cho trẻ uống nhiều nước hơn khi trẻ bị sốt. Tại các vị trí bị thương tổn ngoài da, bôi các dung dịch sát khuẩn để tránh bội nhiễm.
- Thực hiện vệ sinh, cách ly: Cách ly trẻ bị bệnh với các trẻ khác trong nhà. Tắm rửa, vệ sinh nhẹ nhàng thân thể cho trẻ hằng ngày bằng nước sạch để tránh nhiễm khuẩn và cho trẻ xúc miệng bằng nước muối loãng nếu trẻ làm được. Vật dụng ăn uống của trẻ như bình sữa, cốc uống nước, bát ăn cơm, muỗng ăn… nên được luộc sôi và sử dụng riêng biệt cho từng trẻ.
Mắc tay chân miệng, một trẻ em tử vong sau 2 ngày phát hiện bệnh
Từ đầu năm đến nay, số ca bệnh tay chân miệng được phát hiện ở tỉnh Bình Định tăng gấp 6 lần so với cùng kỳ năm ngoái.
Sáng 22-3, thông tin từ Sở Y tế tỉnh Bình Định cho biết tuần qua, trên địa bàn tỉnh ghi nhận thêm 28 ca bệnh tay chân miệng. Trong đó, có một trường hợp bệnh nhi 19 tháng tuổi ở huyện Phù Cát tử vong nghi do tay chân miệng.
Hoạt động kham chưa bênh cho tre măc tay chân miêng tai môt cơ sơ y tê ơ TP Quy Nhơn.
Trước đó, ngày 11-3, bệnh nhi trên được phát hiện khởi bệnh tay chân miệng sau khi gia đình đưa bé đến Trung tâm Y tế huyện Phù Cát điều trị. Đến ngày 12-3, bệnh nhi được chuyển đến Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Định điều trị.
Tại đây, bệnh nhi được chẩn đoán tay chân miệng độ 2a. Tuy nhiên, một ngày sau, bệnh nhi tử vong với chẩn đoán tay chân miệng độ 4, bội nhiễm, biến chứng suy hô hấp.
Sau trường hợp tử vong trên, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) tỉnh Bình Định đã chỉ đạo cơ quan y tế địa phương điều tra khu vực ca bệnh cho thấy không có trường hợp bệnh tương tự; xử lý khử trùng nhà bệnh nhân và khu vực xung quanh; chỉ đạo các địa phương tăng cường giám sát, phòng chống bệnh tay chân miệng ở cộng đồng.
Theo CDC Bình Định, từ đầu năm 2021 đến nay, toàn tỉnh đã ghi nhận 60 ca bệnh tay chân miệng, tăng gấp 6 lần so với cùng kỳ năm 2020. Đáng chú ý, cả hai tháng 1 và 2, địa phương này chỉ ghi nhận 11 ca bệnh. Tuy nhiên, đến khoảng giữa tháng 3 thì phát hiện thêm 49 ca, trong đó có một số trường hợp nhập viện trong tình trạng bệnh nặng.
Nguy cơ từ bệnh tay chân miệng Thời tiết giao mùa hiện nay là thời điểm căn bệnh tay chân miệng (TCM) ở trẻ em có nguy cơ gia tăng, dễ bùng phát dịch nếu không kịp thời phòng chống. Ảnh minh họa. Có thể gây tử vong Bệnh viện Nhi đồng TP HCM vừa cứu chữa kịp thời cho một bệnh nhi 15 tháng bị biến chứng bệnh TCM...