Bé 18 tháng bị loét tay vì “nghiện” mút tay
Bé N.P.Q.P (18 tháng, nhà ở TPHCM), nhập viện vì lóet lở ngón tay cái của bàn tay bên trái. Mẹ bé cho biết bà phát hiện bé “ghiền” bú tay từ lúc 3 tháng tuổi, sau khi cai sữa mẹ.
Ngón tay của bé P. bị nhiễm trùng khá nặng
Gọi là ghiền vì chỉ trừ các bữa bú bình, còn lại bé bú tay suốt ngày, bú nhiều và mạnh đến nỗi phát ra tiếng kêu, cả trong lúc chơi nghịch hay lúc ngủ. Bú tay làm bé thường xuyên bị nứt đỏ da quanh đầu ngón cái, tự lành rồi bị lại sau một thời gian.
Nghe lời hàng xóm, mẹ cháu đã từng bôi dầu cay lên ngón tay bé để đừng bú tay nữa nhưng không thành công. Đến nỗi phải hù dọa, đánh la trừng phạt mỗi khi thấy bé toan bú tay cũng không làm bé từ bỏ được thói quen này.
Lần này bé bị loét miệng nhiều vết, ăn uống kém hẳn nhưng vẫn không ngừng bú tay làm vùng da đang nứt ở ngón tay cái trở thành lóet rộng chảy nước nhiều hơn và mọc các mụn nước. Đến tuần thứ hai thì cả ngón tay cái của bé bị sưng đỏ và chứa đầy mủ, các mụn mủ khác thi nhau xuất hiện chung quanh ngày càng nhiều. Da toàn thân cũng đỏ lên, bé sốt cao, quấy khóc, không sao ăn uống được phải đưa vào bệnh viện.
Video đang HOT
Xét nghiệm máu cho kết quả cháu bị nhiễm trùng. Các bác sĩ phải trị liệu bằng tiêm thuốc kháng sinh, làm sạch mủ, và săn sóc vết thương cả tuần bé mới lành bệnh.
Thông thường bú tay còn gọi mút tay, được cho là dấu hiệu trẻ khát sữa, xảy ra quen thuộc đến nỗi nhiều người lớn còn cho rằng là điều tự nhiên và rất bình thường. Tuy nhiên đây là một trong những thói quen phổ biến hàng đầu ở trẻ em tiềm ẩn nguy cơ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và vệ sinh của trẻ mà các bậc phụ huynh cần lưu ý chỉnh sửa để tránh tai nạn như trên.
Theo Dân Trí
Tai họa vì thuốc "bí truyền"
Dị ứng thuốc rất nguy hiểm, nhất là những thuốc không rõ nguồn gốc, nhãn mác.
Nạn nhân của thuốc "bí truyền"
Gần đây nhiều người ở Hà Nội có con nhỏ bị bệnh thủy đậu, nghe rỉ tai mách bảo đã cho con dùng những bài thuốc gọi là "bí truyền", không nhãn mác, khiến bệnh càng trầm trọng hơn. Bé Nguyễn Thị N. (3 tuổi, ở Hữu Hòa, H.Thanh Trì, Hà Nội) là một trong những nạn nhân của vụ việc này. Bé phát bệnh, mọc những mụn nước đã ba ngày, những mụn nước này ban đầu mọc ở tay, sau đó lan xuống chân rồi lan ra khắp người. Các mụn nước bằng khoảng nửa hạt đỗ xanh, hơi đục và màng mụn rất dày, nổi gồ hẳn lên trên mặt da. Kèm theo đó, bé bị sốt, bỏ ăn, ngủ ít, hay quấy khóc.
Nếu không được xử lý tốt, các phản ứng dị ứng thuốc có thể tiến triển thành những phản ứng mạnh hơn gọi là sốc phản vệ như trong trường hợp dị ứng với thuốc tiêm
Mẹ bé là chị Nguyễn Thị X., kể: Tôi đã tự mua thuốc hạ sốt cho bé uống nhưng chưa thấy đỡ, nghe người ta mách, có "ông thầy" ở cùng huyện, thuốc của ông chỉ bôi một vài lần là khỏi, thế là tôi đưa bé tới "thầy". "Thầy" cho thuốc không có nhãn mác, đựng trong một lọ nhựa bé bằng ngón tay út, bên trong chứa một chất nhầy, sánh và đen. "Thầy" hướng dẫn bôi các mụn nước và cả vùng xung quanh 2 lần/ngày". Về nhà, chị mới bôi được một hôm thì các nốt ửng lên, bé quấy hơn. Bôi đến ngày thứ hai mặt bé đỏ ran, mọc nhiều nốt nhỏ li ti, chị liền đưa bé đến phòng khám Bệnh viện 103 (Học viện Quân y, Hà Nội) thì các bác sĩ kết luận bé bị dị ứng thuốc "bí truyền".
Nguy hiểm
Theo bác sĩ Yên Lâm Phúc (Học viện Quân y, Hà Nội), dị ứng thuốc hay gặp ở những người có cơ địa mẫn cảm (còn gọi là cơ địa dễ dị ứng). Dị ứng là phản của cơ thể với "chất lạ". Trong đó, các thuốc xâm nhập bị coi là kháng nguyên, tức là một vật thể lạ. Thuốc sẽ bị cơ thể huy động để bất hoạt và loại bỏ. Kết quả là, một loạt các phản ứng dị ứng xảy ra, một loạt các chất trung gian hóa học được giải phóng như histamin, prostagladin. Các chất trung gian hóa học này gây ra giãn mạch, nổi mụn, đỏ da. Bất kỳ một vật thể lạ nào xâm nhập cơ thể đều có thể gây phản ứng giống như dị ứng thuốc vậy. Trong dị ứng thuốc, các thuốc mang đặc tính sinh học cao như các kháng sinh sẽ dễ gây ra những phản ứng dị ứng. Các thuốc được tổng hợp của nhiều loại hoạt chất hoặc các thuốc không rõ nguồn gốc, nhãn mác như kiểu thuốc "bí truyền" trên càng có nguy cơ gây dị ứng mạnh.
Biểu hiện của dị ứng có nhiều dạng khác nhau, tùy theo loại thuốc bôi, uống hay tiêm truyền. Nó cũng phụ thuộc vào mức độ của phản ứng dị ứng là chậm, vừa hay tối cấp. Ở mức độ trung bình, dị ứng thuốc gây đỏ da, nổi các mụn nhỏ, ngứa râm ran. Có khi là nổi các mảng sẩn đỏ, to, rộng như lòng bàn tay, nổi gồ trên mặt da. Khi ngứa, gãi sẽ thấy dễ chịu hơn nhưng các nốt nổi mẩn lại càng nổi lên nhiều hơn.
Các nốt dị ứng hay tập trung ở vùng thuốc bôi hay những vùng da non như mặt trong cánh tay, bụng, thân mình. Nếu không được xử lý tốt, các phản ứng dị ứng thuốc có thể tiến triển thành những phản ứng mạnh hơn gọi là sốc phản vệ như trong trường hợp dị ứng với thuốc tiêm. Lúc này người bệnh sẽ có biểu hiện khó thở, tím tái, mạch nhanh nhỏ, huyết áp thấp, có thể tử vong trong thời gian rất ngắn nếu không được cấp cứu kịp thời. Trong mọi trường hợp dị ứng thuốc, người bệnh cần được dừng ngay thuốc đang sử dụng và khẩn trương đưa đi khám tại cơ sở y tế.
Theo Thanh Niên
Phòng bệnh tay chân miệng cho con Khi trẻ mắc phải bệnh chứng này, đừng xem thường khi thấy trẻ ngủ không yên, giật mình, khóc quấy. Tay chân miệng là một bệnh rất phổ biến, thường là nhẹ, gặp nhiều ở trẻ nhỏ do nhiễm virus, đặc trưng bởi sốt và phát ban thường thấy trên lòng bàn tay, lòng bàn chân và bên trong miệng. Nó khác với...