Bé 17 tháng tuổi bị sỏi niệu đạo hiếm gặp
Một bé gái 17 tháng tuổi được tán sỏi niệu đạo kích thước lớn thành công nhờ phương pháp nội soi ngược dòng bằng laser.
Đây là một trong những trường hợp em bé nhỏ tuổi nhất Việt Nam có sỏi niệu quản.
Trường hợp đặc biệt trong ngành tiết niệu
Bé N.Q.M.N (sinh năm 2022, Hà Nội) nhập viện trong tình trạng thường xuyên xoa bụng và quấy khóc nhiều. Do bệnh nhân tuổi còn quá nhỏ, chưa biết diễn tả cảm giác đau nên việc chẩn đoán bệnh ban đầu gặp nhiều khó khăn. Kết quả xét nghiệm, siêu âm và chẩn đoán hình ảnh cho thấy bé bị sỏi niệu quản ở vị trí 1/3 dưới, kích thước viên sỏi lớn tới 4mm.
Ths.BS Trần Quý Dương (Phó trưởng khoa Ngoại, Bệnh viện Đa khoa Phương Đông) – người trực tiếp thăm khám và phẫu thuật cho bé M.N chia sẻ: ” Đây là một trong những trường hợp rất đặc biệt trong ngành tiết niệu với tỷ lệ gặp rất hiếm (1/1.000.000) bởi bệnh nhân chỉ hơn 1 tuổi nhưng đã có sỏi tiết niệu kích thước 4mm“.
Do kích thước viên sỏi cực kỳ lớn so với độ tuổi và cấu trúc cơ thể của bé, nên phương pháp điều trị nội khoa, dùng thuốc là không phù hợp. Qua hội chẩn chuyên khoa, các bác sĩ đã lựa chọn phương pháp điều trị tối ưu và an toàn nhất cho bệnh nhi đó là nội soi tán sỏi ngược dòng bằng năng lượng laser với dụng cụ nội soi chuyên biệt rất nhỏ chỉ dùng cho trẻ em.
Đây là kỹ thuật tiên tiến, xâm lấn tối thiểu, cho phép dễ dàng tiếp cận rồi tán sỏi ra khỏi cơ thể. Ưu điểm nổi bật gồm: phục hồi nhanh, không để lại sẹo, hạn chế tối đa biến chứng hẹp niệu quản hậu phẫu. Phương pháp này hiện được chỉ định rộng rãi cho người lớn; tuy nhiên, ở nhi khoa có ít bệnh viện áp dụng do đòi hỏi kỹ thuật của bác sĩ cực kỳ tinh tế và hệ thống trang thiết bị hiện đại.
Ekip BV Phương Đông đang tán sỏi niệu quản bằng laser cho bé gái 17 tháng tuổi.
Video đang HOT
Với chuyên môn vững vàng của đội ngũ bác sĩ BV Phương Đông cùng hệ thống máy móc hiện đại trong phòng phẫu thuật vô khuẩn một chiều đã giúp ca mổ nội soi tán sỏi cho bé N.Q.M.N tiến hành thuận lợi, chỉ mất khoảng 30 phút và thời gian gây mê ngắn. Sau khoảng 10 giờ, bệnh nhi đã ổn định sức khỏe, tiểu được, ăn uống và đi lại bình thường.
Độ tuổi và thể trạng của bệnh nhi chính là điều khó khăn nhất trong ca tán sỏi này.
Lời khuyên từ chuyên gia cho bậc phụ huynh
Sỏi niệu quản là một trong các loại sỏi đường tiết niệu thường gặp ở người lớn. Ở trẻ em, tỷ lệ bị sỏi tiết niệu rất thấp, do đó, đa số phụ huynh chủ quan với bệnh lý này.
Nguyên nhân thường do môi trường, nhiễm khuẩn đường tiết niệu, di truyền hay dị dạng đường tiết niệu. Một số nguyên nhân hiếm gặp hơn như rối loạn chuyển hóa, toan hóa ống thận,… Nếu không điều trị kịp thời, sỏi có thể gây bít tắc đường lưu thông nước tiểu từ thận xuống bàng quang, để lại các biến chứng như: ứ nước tại thận gây giãn đài bể thận, suy thận cấp, suy thận mạn,…
Đối với trường hợp bé N.Q.M.N được đánh giá là em bé nhỏ tuổi nhất Việt Nam bị sỏi niệu quản, “Đây là một trường hợp rất hiếm gặp, rất khó để chỉ ra một nguyên nhân cụ thể, một số yếu tố dẫn đến kết đọng sỏi có thể do chế độ dinh dưỡng của bé”, Ths.BS Trần Quý Dương cho biết thêm.
Do đó, để tránh nguy cơ tái phát sỏi trong tương lai, bác sĩ cũng đã tư vấn cho gia đình về chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt, cũng như lưu ý khi trẻ có các dấu hiệu cảnh báo bệnh lý. Với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực can thiệp sỏi tiết niệu, bác sĩ Dương cũng đưa thêm một số lời khuyên cho các bậc phụ huynh để phòng các bệnh lý về sỏi thận, trong đó có sỏi tiết niệu như: Bổ sung lượng canxi cho trẻ phù hợp bằng cách sử dụng linh hoạt các thực phẩm giàu canxi; khuyến khích con vui chơi vận động nhiều; đặc biệt là cho trẻ uống đủ nước mỗi ngày.
Ths.BS Trần Quý Dương đã từng điều trị thành công nhiều ca sỏi tiết niệu phức tạp.
Bác sĩ khuyến cáo, cha mẹ cần lưu ý trẻ có biểu hiện như trẻ dễ kích thích, quấy khóc, ói, la hét mỗi lần đi tiểu cần đưa trẻ đến bệnh viện uy tín để được thăm khám, xét nghiệm chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Người cao tuổi cần ngủ bao nhiêu giờ mỗi ngày?
Người cao tuổi thường gặp vấn đề về giấc ngủ, mất ngủ. Nhiều người thường thắc mắc vậy người cao tuổi ngủ bao nhiêu tiếng mỗi ngày là đủ, ngủ nhiều quá có tốt không?
Người cao tuổi ngủ bao lâu thì tốt?
Chúng ta đều biết, người bình thường nên ngủ đủ giấc từ 6-8 tiếng mỗi ngày. Tuy nhiên, với người cao tuổi thường gặp các vấn đề về giấc ngủ, mất ngủ. Nếu không thể đảm bảo ngủ từ 6-8 tiếng, người cao tuổi có thể ngủ 5-6 tiếng vào buổi tối và ngủ trưa từ 30 phút đến 1 tiếng.
ThS.BS Nguyễn Thị Kim Oanh - Phó Trưởng khoa Khám chữa bệnh theo yêu cầu (Bệnh viện Hữu Nghị).
Với những người gặp vấn đề về giấc ngủ hoặc không thể ngủ được do các yếu tố khách quan thì vẫn nên nằm nghỉ ngơi để cơ thể thư giãn, thoải mái.
Người cao tuổi mất ngủ nên làm gì?
Giấc ngủ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe tinh thần và thể chất của người cao tuổi. Nếu gặp tình trạng mất ngủ, người cao tuổi có thể áp dụng các biện pháp sau:
Đảm bảo thời gian ngủ đều đặn, hợp lý: Cách tốt nhất người cao tuổi nên có thời gian ngủ cố định tạo thành thói quen, không nên thức khuya. Việc ngủ sớm và dậy sớm có lợi hơn so với ngủ muộn dậy muộn.
Tập luyện thể dục. Việc duy trì tập luyện thể dục không chỉ là cách nâng cao sức khỏe mà còn giúp người cao tuổi đi vào giấc ngủ dễ dàng hơn, giảm tình trạng mất ngủ. Mỗi ngày, người cao tuổi có thể tập luyện khoảng 15-20 phút, nên lựa chọn những bài tập có cường độ vừa phải, không nên tập luyện gắng sức và không tập luyện quá khuya.
Có thời gian nghỉ ngơi, thư giãn hợp lý. Trước khi đi ngủ, người cao tuổi nên hạn chế dùng điện thoại, thiết bị điện tử. Đồng thời hạn chế các thói quen ảnh hưởng đến giấc ngủ, gây mất ngủ như: ăn quá no vào buổi tối, sử dụng chất kích thích rượu bia, thuốc lá, cà phê, trà...
Các loạn nệm quá cứng không đàn hồi có thể gây ra tình trạng đau lưng, đau vai, hông gây mất ngủ cho người cao tuổi.
Đảm bảo dinh dưỡng đầy đủ. Chế độ dinh dưỡng có ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ của mỗi người. Với người cao tuổi, việc hấp thu kém có thể dẫn tới thiếu hụt các chất dinh dưỡng khiến cơ thể suy nhược từ đó gây ra các vấn đề về sức khỏe trong đó có mất ngủ.
Người cao tuổi cần đảm bảo chế độ dinh dưỡng đầy đủ các loại vitamin, khoáng chất có thể thông qua thực phẩm hàng ngày hoặc đường uống. Ngoài ra nên ăn nhiều rau củ quả trái cây, uống đủ nước và hạn chế đồ ăn nhiều dầu mỡ, chiên xào, đồ ăn nhiều muối, thực phẩm đóng hộp.... Người cao tuổi mắc các bệnh lý mạn tính có thể tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa để có chế độ dinh dưỡng phù hợp.
Bên cạnh đó, người cao tuổi cũng nên lưu ý việc chọn nệm. Các loại nệm mềm có thể gây ảnh hưởng đến cột sống, gù vẹo tư thế cho người cao tuổi và gây mất ngủ. Người cao tuổi nên chọn nệm cứng và có độ đàn hồi, có độ dày từ 10-15cm và đảm bảo độ thoáng khí.
Trong trường hợp áp dụng các biện pháp chữa mất ngủ tại nhà nhưng không hiệu quả, người cao tuổi cần gặp các bác sĩ chuyên khoa để tìm nguyên nhân.
Nếu người cao tuổi mắc các bệnh lý như tiêu hóa, tiết niệu, xương khớp... gây ảnh hưởng đến giấc ngủ thì cần điều trị dứt điểm.
Mẹ day dứt vì gần 10 năm chạy chữa mới biết con bị bệnh hiếm Khi chị Tô Thị Trang vô tình biết con mắc một loại bệnh hiếm thì không còn cơ hội chữa trị. Lúc này, cậu bé 13 tuổi đã mất khả năng nghe và nói, teo não, mắc bệnh tim. Từ Đồng Nai, chị Tô Thị Trang cùng con trai L.T.T (13 tuổi) có mặt tại Bệnh viện Nhi đồng 1 TP.HCM vào Ngày...