Bé 15 tuổi suýt chết vì ngộ độc do uống thuốc nam
Bé gái 15 tuổi ở huyện Yên Lập, Phú Thọ được đưa đến TTYT huyện Yên Lập trong tình trạng đau đầu chóng mặt nhiều, mệt mỏi, sốt cao 39,5C, ho khan, đau bụng quanh rốn.
Qua khai thác được biết ở nhà bệnh nhân đã tự ý điều trị bằng thuốc lá cây ngày thứ 10.
Trước đó bệnh nhân hoàn toàn khỏe mạnh và không có yếu tố dịch tễ về bệnh truyền nhiễm.
Thầy thuốc nhanh chóng tiến hành cho người bệnh thở oxy, thiết lập đường truyền tĩnh mạch và đặt Monitor theo dõi các chỉ số sinh tồn.
Qua thăm khám ban đầu thấy người bệnh tỉnh, tiếp xúc được, vã mồ hôi, da niêm mạc nhợt, mạch nhanh: 125 lần/phút, huyết áp tụt: 80/50 mmHg, nhịp tim nhanh, phổi 2 bên có rale (*Ran).
Chẩn đoán ban đầu theo dõi sốc nhiễm khuẩn/viêm phổi, ngay sau đó bệnh nhi được truyền dịch bù điện giải, dùng thuốc hạ sốt, kháng sinh,… tuy nhiên huyết áp bệnh nhân vẫn không được cải thiện (huyết áp vẫn tụt), bệnh nhân được chỉ định dùng thuốc vận mạch duy trì bằng bơm tiêm điện.
Bệnh nhi được chỉ định thực hiện một số xét nghiệm Cận lâm sàng. Kết quả chụp XQ cho thấy phổi có tổn thương nặng. Kết quả xét nghiệm cho thấy công thức máu tế bào hạt giảm 3 dòng, chức năng gan suy giảm, men gan tăng gấp 3 lần bình thường.
Video đang HOT
Bệnh nhi được chẩn đoán xác định là sốc nhiễm khuẩn đường vào hô hấp/suy gan cấp do ngộ độc thuốc nam, bác sỹ tiến hành đặt catheter tĩnh mạch trung tâm, tiếp tục sử dụng thuốc vận mạch, bù nước điện giải, kháng sinh, corticoid,.. và theo theo dõi sát toàn trạng người bệnh.
Theo các bác sĩ, đây là một trường hợp được tiên lượng rất nặng, có nguy cơ tử vong rất cao.
Bác sỹ tiến hành giải thích tình trạng người bệnh cho gia đình người bệnh cần phải chuyển tuyến trên điều trị.
Do điều kiện gia đình người bệnh khó khăn không có điều kiện chuyển tuyến gia đình xin tiếp tục ở khoa điều trị.
May mắn, nhờ nỗ lực của y bác sĩ TTYT Yên Lập tình trạng bệnh nhân đã được cải thiện, huyết động ổn định, được dừng các thuốc vận mạch. Điều trị tích cực sau 5 ngày, bằng các biện điều trị tích cực, chăm sóc toàn diện, sức khỏe người bệnh ổn định hơn, đã cắt sốt và tự thở.
Sau 12 ngày điều trị toàn trạng bệnh nhân ổn định, ăn ngủ bình thường, kết quả chụp XQ phổi bình thường, xét nghiệm máu bình thường, bệnh nhân được chỉ định ra viện.
Bệnh nhi đã hồi phục sức khoẻ và được cho xuất viện (ảnh BVCC)
BSCKI Đinh Xuân Hạnh Trưởng Khoa CC, HSTC & CĐ cho biết khi không sử dụng đúng cách thuốc nam có thể gây dị ứng hoặc ngộ độc gây suy gan thận cấp ngay từ ngày đầu tiên sử dụng hoặc ngấm dần vào cơ thể, sau 10 – 20 ngày hoặc lâu hơn mới biểu hiện tình trạng ngộ độc.
Do trong thành phần thuốc có thể chứa nhiều chất độc hại dễ tạo phản ứng, ảnh hưởng nhanh và trực tiếp đến các bộ phận trong cơ thể. Ở mức độ nhẹ, thuốc gây các rối loạn đường tiêu hóa như nôn, đau bụng, chán ăn… Nặng hơn nữa, dẫn đến các biểu hiện nhiễm độc như tan máu, suy thận, viêm gan nhiễm độc, hoặc nhiễm độc thần kinh dẫn đến rối loạn ý thức hôn mê hay liệt tứ chi.
Trong khi rất khó để phân tích thành phần dược chất có trong thang thuốc nam để tìm ra đích danh “thủ phạm” gây dị ứng và ngộ độc. Trên thực tế đã có rất nhiều trường hợp bị suy thận nặng tới mức phải chạy thận nhân tạo. Ở trẻ em, ngộ độc thuốc nam gây kém phát triển trí tuệ, rối loạn hành vi, liệt, co cứng, giảm thị lực,… ảnh hưởng đến kết quả học tập và tương lai nghề nghiệp.
Theo khuyến cáo người bệnh không nên chủ quan, tự ý mua hoặc tự lấy thuốc nam hay còn gọi là thuốc đông y để sử dụng.
Cách tốt nhất bệnh nhân nên đến bệnh viện, Trung tâm Y tế, Trạm y tế, cơ sở thuốc gia truyền được cấp phép về hoạt động,.. sử dụng y học dân tộc có uy tín của Nhà nước để khám, chữa bệnh và dùng thuốc theo sự hướng dẫn của thầy thuốc. Đừng bao giờ tin vào các “thần dược” hoặc những thầy lang hành nghề không có giấy phép, kẻo “tiền mất, tật mang”, có khi còn mất mạng.
Chữa tiêu chảy bằng thuốc nam, bác sĩ bất lực để gia đình xin con về
Bệnh nhi 5 tháng tuổi nhập viện sau 2 ngày sử dụng thuốc nam. Dù đã được điều trị tích cực nhưng do tiên lượng nặng, gia đình đã xin về.
Mới đây, các bác sĩ khoa Nhi, bệnh viện đa khoa tỉnh Cao Bằng đã tiếp nhận trường hợp bệnh nhi 5 tháng ở huyện Hà Quảng - Cao Bằng đến viện trong tình trạng sốt cao co giật, thở nhanh, rút lõm lồng ngực, mắt trũng, bú kém, đại tiện phân lỏng đi nhiều lần, mệt mỏi, môi khô, phổi có ral ẩm 2 bên.
Trước đó thấy trẻ bị sốt, tiêu chảy, gia đình đã tự ý cho bé uống thuốc nam. Sau 2 ngày sử dụng bệnh nhi có dấu hiệu gia tăng mệt mỏi, sốt cao liên tục, bú kém, ho, thở khò khè.
Lúc này gia đình đưa bé đến khám tại bệnh viện đa khoa huyện Hà Quảng và chuyển bệnh viện tỉnh. Qua thăm khám và tổng hợp các kết quả cận lâm sàng, bé được chẩn đoán bị: Suy hô hấp/ Suy gan cấp /Viêm phổi/Tiêu chảy cấp. Sau 1 ngày điều trị tích cực nhưng sức khỏe bệnh nhi không tiến triển, tiên lượng nặng nên gia đình đã xin về.
Theo các bác sĩ, tiêu chảy là bệnh dễ lây lan, nếu không điều trị kịp thời sẽ gặp các biến chứng nguy hiểm. Nhưng bệnh hoàn toàn có thể phòng ngừa bằng các biện pháp như: Tăng cường vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường, Bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm, Bảo vệ nguồn nước và dùng nước sạch, xử trí đúng cách khi bị tiêu chảy cấp.
Khi đó việc chăm sóc trẻ bị tiêu chảy đóng vai trò vô cùng quan trọng. Nếu được chăm sóc đúng cách, trẻ sẽ tránh được nguy hiểm, mau lành bệnh và nhanh chóng phục hồi sức khoẻ như cho trẻ uống nhiều nước lọc để bù nước, tránh tình trạng mất nước dẫn đến suy kiệt, hôn mê, bổ sung đầy đủ dưỡng chất cần thiết cho trẻ.
Không được chủ quan hay tự ý cho trẻ sử dụng bất cứ loại thuốc mà không có chỉ định của bác sĩ vì có thể khiến tình trạng của trẻ trở nên trầm trọng hơn. Đặc biệt không dùng các loại lá cây theo kinh nghiệm dân gian để chữa tiêu chảy. Sử dụng không đúng liều, không rõ nguồn gốc sẽ dẫn đến ngộ độc.
Nguyên nhân là bởi trẻ em có hệ miễn dịch chưa hoàn thiện, rất dễ mắc bệnh, tiến triển rất nhanh thành tình trạng nặng nề gây nguy hiểm đến tính mạng. Người lớn tuyệt đối không được tự ý mua và dùng thuốc, nhất là những loại thuốc nam không rõ thành phần, nguồn gốc và những mẹo dân gian được truyền miệng vì có thể gây suy gan, suy thận cho trẻ và có thể dẫn tới hậu quả khôn lường.
Lưu ý cha mẹ cần đưa con đến cơ sở y tế càng sớm càng tốt khi khi trẻ có một trong những biểu hiện sau: Đi ngoài nhiều lần phân lỏng (đi liên tục); Nôn tái diễn, nôn nhiều làm trẻ không ăn uống được; Bệnh trẻ nặng hơn, có sốt hoặc sốt cao hơn; Trẻ rất khát nước; Ăn uống kém hoặc bỏ bú; Trẻ không tiến triển sau 2 ngày điều trị tại nhà.
"Ma trận" thuốc Nam trên mạng xã hội Gần đây, trên mạng xã hội xuất hiện thông tin về các bài thuốc Nam không rõ nguồn gốc. Nhiều người tin theo lời quảng cáo trên mạng, mua thuốc về dùng và phải gánh chịu hậu quả tồi tệ. Trung tâm Chống độc (Bệnh viện Bạch Mai) cấp cứu bệnh nhân bị ngộ độc sau khi uống thuốc nam không rõ nguồn...