Bé 13 tháng tuổi không hậu môn bị bệnh tim bẩm sinh
Áp nhẹ tay lên lồng ngực của bé, ai cũng có thể cảm nhận rõ từng tiếng đập thình thịch, dồn dập. Hơi thở gấp gáp, mồ hôi túa ra ướt đẫm tóc. Từng ngày, Hoàng Anh gồng thân hình nhỏ bé chống đỡ với bệnh tim và không hậu môn bẩm sinh.
Chị Lê Thị Trinh (27 tuổi, quê Vĩnh Long) và bé Lê Hoàng Anh gần như “định cư” tại bệnh viện Nhi Đồng 1 (TPHCM). Bé bị bệnh tim bẩm sinh và dị tật không có hậu môn. Hai căn bệnh quái ác đang ngày đêm bóp ngẹt hơi thở yếu ớt của em.
Biết tin sắp có con, vợ chồng chị Trinh mừng lắm. Bé gái đầu lòng đã 4 tuổi nhưng bị tật ở chân nên niềm hi vọng sinh được một đứa con khỏe mạnh, lành lặn dồn cả vào thành viên sắp chào đời. Trớ trêu thay, khi sinh ra, bé Hoàng Anh lại mắc bệnh tim bẩm sinh và không có hậu môn.
Hoàng Anh lớn lên từ tình yêu thương của cha mẹ và sự giúp đỡ của những người tốt bụng
2 ngày sau, bé phát sốt, bệnh viện huyện lập tức lấy xe cấp cứu chở hai mẹ con lên BV Nhi Đồng 1. Chị Trinh rầu rĩ: “Cũng may có xe cấp cứu chở đi, nếu không hai vợ chồng em không biết làm sao nữa. Vét sạch túi lúc đó chỉ còn được 70 ngàn đồng”.
Bao nhiêu thứ phải lo đổ lên đầu anh Nguyễn Hoàng Ân (27 tuổi, bố bé Anh). 2 tháng trên bệnh viện chăm vợ chăm con, anh Ân nhận giặt đồ thuê cho bệnh viện và những bệnh nhân khác. Mọi người trả bao nhiêu, anh nhận bấy nhiêu. Thương tình, mỗi người góp một chút đưa vợ chồng anh mua sữa cho con.
Video đang HOT
Sau khi chị hết cữ, anh để chị lại bệnh viện rồi về quê bán vé số. Thế chấp căn nhà của bố mẹ ruột cho ngân hàng, chị Trinh vay được 15 triệu đồng. Rồi tiền vay ngân hàng cũng hết, anh chị đi vay lãi 4 triệu. Thấy gia cảnh nhà chị nghèo nhất nhì xã, không ai dám cho vay nữa. Chiều chiều, nhà chị Trinh vang tiếng chửi mắng của chủ nợ. “Cuối năm người ta xiết nợ ghê lắm, nhà em không có tiền trả không biết có bị gì không?” – chị Trinh thấp thỏm.
Anh Nguyễn Văn Ba (trưởng ấp) ngậm ngùi: “Nhà đó nghèo lắm, không có nhà để ở. Bố mẹ cô Trinh ngoài 70 rồi lại có 2 đứa con tâm thần, ruộng vườn không có, đành phải bóc long nhãn thuê. Làm 10 tiếng một ngày nhưng chỉ được 25.000 đ thôi. Mẹ anh Ân cũng mắt mờ chân chậm rồi”.
Mỗi lần thay túi phân đều khiến bé Hoàng Anh đau đớn
Từ ngày lên Sài Gòn nhập viện tới nay, vỏn vẹn 4 lần bé được bác sĩ cho về nhà. Ở được chừng nửa tháng, bé phát bệnh khiến anh chị phải tức tốc quay lại bệnh viện. Bé 13 tháng tuổi thì cũng là 13 tháng vợ chồng chị lao đao. Tiền sữa, tiền ăn, tiền tã lót của bé phải đi xin từng chút.
Hiện tại, bé đã được phẫu thuật đặt hậu môn tạm, rất dễ bị nhiễm rùng nên phải thường xuyên thay túi phân và bông băng. Bệnh tim của con không có tiền chữa trị nên chị Trinh như ngồi trên đống lửa.
Xuân về, nhà nhà sum họp yên vui, còn gia đình chị Trinh thì buồn lo trĩu nặng: “Nhìn con người ta có đồ này đồ kia ngồi chơi, con em đến sữa cũng không có mà uống, nói gì đến tiền chữa bệnh tim. Nghĩ mà tủi thân cho bé quá, tại cha mẹ nghèo không lo nổi cho con”.
Theo Dân trí
Tiếng kêu tuyệt vọng từ căn lều rách nát
Nhắc đến hoàn cảnh anh Nguyễn Tá Cường, người dân thôn Cẩm Đồng (xã Điện Phong, huyện Điện Bàn, Quảng Nam) không ai không rơi nước mắt. Từ một chàng trai khỏe mạnh chí thú làm ăn phút chốc trở nên tàn tạ do căn bệnh teo thận quái ác.
Khi chúng tôi đến thăm, anh Cường nằm co quắp trên chiếc võng mắc góc nhà. Căn nhà khoảng 20m2 rách nát gió lùa trống huơ trống hoác như muốn sập bất cứ lúc nào. Thấy có khách đến thăm, anh nặng nhọc mở đôi mắt ra chào rồi nhắm nghiền lại thở dốc. Chị Châu Thị Thắm vợ anh cho biết, trước khi bị bệnh 2 vợ chồng đi phụ hồ. Cách đây một năm trong lúc đi làm tự nhiên mắt anh Cường bị mờ không thấy rõ, tưởng bị bệnh ở mắt nhưng khi đi khám chụp phim thấy 2 quả thận bị bạc trắng, bác sỹ kết luận là có bệnh nhưng không biết bệnh gì và yêu cầu ở lại theo dõi nhưng do không có tiền nên anh về nhà.
Hai vợ chồng anh Cường chị Thắm đang cần sự giúp đỡ để chữa bệnh
Bệnh ngày một nặng, mẹ chị Thắm ở Sóc Trăng bảo chị đưa anh Cường vô trong đó để bà đến chùa Khơme xin thuốc uống may ra có thể khỏi, nhưng uống một thời gian bệnh càng nặng thêm. Đi khám chụp phim bác sĩ kết luận 2 quả thận của anh Cường đã bị teo hoàn toàn.
Cách đây 1 tháng chị Thắm gửi lại đứa con gái 7 tuổi cho bà ngoại nuôi giúp để đưa anh Cường về quê vì: "Ảnh nói đưa ảnh về quê chứ ở trong đó lỡ chết thì lấy gì mà lo", chị Thắm thổn thức. Nghe nhắc đến con gái nước mắt anh Cường chảy dài trên má. Hai vợ chồng ôm nhau khóc.
Bây giờ chị phải ở nhà túc trực lo cho anh, nếu chị có đi đâu cũng nhờ hàng xóm qua trông dùm. "Tội hắn lắm chú ơi, mỗi khi lên cơn đau, hắn ngất lên ngất xuống mấy lần. Ăn cũng không được, ngủ cũng không được, ăn chi vô cũng ói ra chỉ có uống nước với sữa thôi, còn tối nằm xuống là thở dốc, vợ hắn phải ngồi cho hắn dựa lưng cả đêm", bà Mùi hàng xóm anh Cường cho biết. "Sao không đi bệnh viện?". Tôi thắc mắc. "Chú xem trong nhà hắn có cái gì bán được 10 ngàn không thì lấy tiền đâu mà đi bệnh viện", bà Mùi ngậm ngùi.
Nhìn căn nhà của anh Cường không ai nghĩ đó là căn nhà, đúng hơn là túp lều. Bên trong trống lốc, xung quanh là những tấm bạt vá chằng chụp. Vật dụng trong nhà ngoài nồi cơm điện và bếp ga cá nhân thì không còn gì có giá trị cả. Cũng theo bà Mùi từ khi 2 vợ chồng về quê đến nay chuyện ăn uống đều trông chờ vào sự giúp đỡ của anh em làng xóm, người cho lon gạo, kẻ cho vài ngàn đắp đổi qua ngày nhưng ở quê ai cũng nghèo thương biết vậy thôi.
Căn nhà rách nát của vợ chồng anh Cường
Ông Việt nhà cạnh bên cho biết thêm, vừa rồi thôn có làm cho anh Cường thẻ bảo hiểm người nghèo đi bệnh viện chữa bệnh, nhưng hẹn đến tháng 2 mới có, nhưng: "Biết nó có sống được đến tháng 2 không", ông Việt chua chát. Để cầm cự đến lúc đó, cứ 3 ngày chị Thắm lại chạy vào Hội đông y từ thiện Nhân Hòa ở thị trấn Nam Phước (huyện Duy Xuyên) để xin thuốc uống như cầu may, nhưng bệnh vẫn không hết.
Khi chúng tôi ra về, ông Việt và bà Mùi chạy theo dặn đi dặn lại: "Chú cố giúp dùm nó, viết đăng lên báo biết đâu có ai thương tình giúp cho được ngàn nào đỡ ngàn nấy để hắn có tiền đi chữa bệnh, nó còn trẻ quá, mới 29 tuổi mà".
Theo Dân trí
Hai chị em xương thủy tinh từng ngày kết chuỗi ước mơ Căn bệnh loãng xương quái ác đã tước đi niềm vui đến trường của Thanh Nga và Thanh Ngân và khiến hai thân thể trở nên dị dạng. Xương của hai chị em mong manh đến nỗi, chỉ cầm ly uống nước cũng có thể bị gãy tay. Sinh ra trong hoàn cảnh thiếu trước hụt sau, đã vậy, Trương Thanh Nga và...