Bé 1 tháng tuổi viêm phổi nặng vì bị ho gà
Sau hơn 10 ngày có biểu hiện ho, bé 1 tháng tuổi được chẩn đoán viêm phổi nặng do mắc ho gà.
Tiêm vaccine là biện pháp phòng bệnh ho gà hữu hiệu. Ảnh: TTXVN
Thấy con có biểu hiện ho, gia đình bé A.B (1 tháng tuổi, ở Hà Nội) lập tức đưa trẻ đi khám tại cơ sở y tế. Kết quả xét nghiệm cho thấy, cháu bé bị mắc ho gà và đã đươc nhập viện điều trị. Tuy nhiên, sau 10 ngày trẻ ho nhiều không đỡ, bệnh nhi được đưa đến khoa Nhi, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới trung ương để tiếp tục điều trị.
Khi vào khoa Nhi, bệnh nhi đã ở giai đoạn khoảng ngày thứ 15-20 của bệnh. Bệnh nhi đã có những biểu hiện đặc trưng của ho gà như: Ho kéo dài từ 6-7 tiếng mỗi cơn, có đờm, mặt đỏ, môi tím tái và ăn kém. Sau cơn ho, trẻ bị ra đờm dãi, dính như bã kẹo cao su. Bệnh nhi được chẩn đoán: Viêm phổi nặng kết hợp với ho gà và điều trị theo phác đồ.
Hiện bệnh nhi đã hết sốt, cơn ho đã giảm.
Bác sĩ Nguyễn Thành Lê, Phó Trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cho biết: Từ đầu năm đến nay, khoa Nhi vẫn ghi nhận rải rác các bệnh nhân ho gà.
Video đang HOT
Bệnh ho gà thường khởi phát âm thầm với các triệu chứng viêm mũi như nghẹt mũi, chảy nước mũi, đau họng nhẹ, ho khan nhẹ và sốt nhẹ hoặc không sốt, kéo dài khoảng 1-2 tuần. Giai đoạn này rất dễ nhầm lẫn với các triệu chứng nhiễm trùng đường hô hấp nhẹ khác, đặc biệt ở trẻ nhỏ, do ho rất ít nên dễ bị hiểu lầm là viêm tiểu phế quản.
Sau giai đoạn khởi phát, cơn ho bắt đầu trở nên kịch phát, kéo dài từ 10-20 tiếng hoặc từ 30 giây đến 1 phút ho liên tục mà không có hơi thở, khiến trẻ không hít được oxy vào gây suy hô hấp.
Cơn ho kịch phát kết thúc với tiếng “rít” khi hít vào và có thể kèm theo nôn. Mặc dù trẻ thường kiệt sức sau cơn ho kịch phát, nhưng giữa các cơn ho, trẻ lại biểu hiện tương đối khỏe mạnh.
Bác sĩ Nguyễn Thành Lê cũng nhấn mạnh: Các cơn ho kịch phát thường tăng về tần suất và mức độ nghiêm trọng khi bệnh tiến triển và kéo dài từ 2-6 tuần. Các cơn ho này thường xảy ra nhiều hơn vào ban đêm. Bệnh có thể nhẹ hơn và không có tiếng ho đặc trưng ở trẻ em, thanh thiếu niên và người lớn đã được tiêm vaccine trước đó.
Thông thường, từ giai đoạn đầu đến khi khỏi hoàn toàn, bệnh ho gà kéo dài khoảng 3 tháng. Bệnh có thể tự khỏi và thường gặp ở trẻ dưới 2 tháng tuổi.
Để bảo vệ bản thân và gia đình, đặc biệt là trẻ nhỏ, người dân cần tiêm phòng vaccine đầy đủ và khi có triệu chứng nghi ngờ, cần đến cơ sở y tế để được khám và điều trị kịp thời.
“Bệnh ho gà nếu được phát hiện và điều trị sớm thì tiên lượng sẽ tốt hơn. Nhưng nếu bệnh phát hiện chậm trễ, bệnh có thể gây biến chứng nghiêm trọng. Các biến chứng thường gặp, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe gồm: Viêm phổi – viêm phế quản; suy hô hấp; bệnh não do thiếu oxy trong quá trình suy hô hấp và một số biến chứng khác như xuất huyết kết mạc, tràn khí màng phổi, thắt thoát vị, sa trực tràng, viêm tai giữa, động kinh, chậm phát triển trí tuệ, tê liệt, thoát vị rốn và trực tràng… Do đó, việc phát hiện và điều trị bệnh ho gà sớm và đúng cách có ý nghĩa vô cùng quan trọng”, BS. Nguyễn Thành Lê khuyến cáo.
Xông lá trị dứt được bệnh viêm xoang không?
Dùng lá cây giã nát nhỏ mũi, đốt lá cây hít tro chữa bệnh viêm xoang... nếu không cẩn thận có thể gây nhiễm khuẩn, thậm chí nấm xoang.
Tôi điều trị bệnh viêm xoang bằng thuốc tây nhiều năm không hết, nhiều người bày cách xông bằng các loại lá sẽ hiệu quả nhanh hơn. Bác sĩ cho tôi hỏi xông lá có trị dứt hẳn được bệnh viêm xoang không?
Trả lời
Bệnh viêm xoang là tình trạng viêm và sưng các xoang ở mặt. Các xoang là những khoang chứa không khí nằm sau trán, má và mắt.
Viêm xoang có thể do virus, vi khuẩn hoặc nấm gây ra. Các triệu chứng của bệnh viêm xoang bao gồm nghẹt mũi, chảy nước mũi có màu xanh lá cây hoặc vàng, đau nhức quanh mắt và mũi, sốt và mệt mỏi.
(Ảnh minh họa)
Xông lá cây 1 loại cây nào đó, hoặc giã nhuyễn lấy nước cốt nhỏ mũi hoặc uống nước lá... tất cả các phương án trị bệnh viêm xoang này đều chưa được kiểm chứng, vì vậy người bệnh nên thận trọng khi sử dụng vì có thể gây nên hậu quả nghiêm trọng. Cách làm này có thể làm tăng nặng tình trạng viêm tắc, nhiễm khuẩn, thậm chí nấm xoang...
Hiện tại khoa học chỉ ghi nhận các biện pháp tương tự nhưng đơn giản hơn và có hiệu quả thực tế là:
- Xông hơi với trà gừng, hoặc chanh để làm loãng chất nhầy ở mũi và tống chúng ra ngoài. Pha dung dịch nói trên ở nước nóng, sau đó hít hơi nước từ tách trà có thể giúp giảm viêm tại chỗ.
- Chuẩn bị một nồi nước sạch đun sôi, hé nắp vung trùm khăn/mền cho hơi nóng bốc lên trực tiếp. Điều này sẽ làm dịu các mô ở vùng niêm mạc mũi xoang, giảm nhức đầu, nghẹt mũi.
- Người bị viêm xoang có thể dùng tinh dầu bạc hà hoặc khuynh diệp để giảm đau nhức xoang và thông mũi vì nồng độ khá phù hợp. Có thể nhỏ tinh dầu và máy xông trong phòng ngủ, hoặc hít nhẹ trực tiếp vào mũi khi đang trong đợt viêm cấp.
Tất cả các phương án trị viêm xoang trên nhằm bổ trợ điều trị triệu chứng cho một đợt viêm cấp tính, nếu các triệu chứng khỏi hoàn toàn sau 1-2 ngày thì rất tốt, nhưng nếu không hiệu quả cần sớm đến thăm khám bác sĩ để có lời khuyên và hướng điều trị tốt nhất.
Cảnh giác với dịch bệnh ho gà Thời gian gần đây, nhiều tỉnh, thành phố đã xuất hiện các ca mắc, ổ dịch ho gà sau thời gian dài không ghi nhận ca bệnh. Đây là bệnh dễ lây lan qua đường hô hấp, gây biến chứng nguy hiểm cho trẻ nhỏ. Nhiều trẻ mắc ho gà do chưa đến tuổi tiêm chủng hoặc tiêm chưa đủ mũi. Ảnh: TTXVN...