BĐS vùng đô thị TP.HCM mở rộng: Bà Rịa – Vũng Tàu trở thành “cơn sốt” mới của giới địa ốc
Từ cuối năm 2018 đến nay, chính quyền tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu liên tiếp ban hành các quy định nhằm “siết” chặt việc phân lô, bán nền và chuyển nhượng nhà đất bất hợp pháp.
Từ đầu năm 2018 đến nay, hàng loạt thông tin về dự án “khủng” cũng như việc các nhà đầu tư hàng đầu trong nước và thế giới đến tìm hiểu, tìm kiếm cơ hội đầu tư tại Bà Rịa- Vũng Tàu đã tạo cho nơi này một không khí sôi động về thị trường bất động sản.
Không phải ngẫu nhiên gần đây giới đầu tư địa ốc tỏ ra quan tâm đặc biệt đến Bà Rịa – Vũng Tàu. Theo phân tích của các chuyên gia, Bà Rịa – Vũng Tàu là địa phương hội đủ các các yếu tố “thiên thời, địa lợi, nhân hòa” để trở thành một tỉnh phát triển công nghiệp, du lịch tiềm năng của miền Đông Nam nhờ có bờ biển đẹp trải dài.
Đặc biêt, quy hoạch xây dựng vùng TP. HCM đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt điều chỉnh xác định tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu thuộc tiểu vùng phía Đông nằm trên trục hành lang phía Đông Nam dọc Quốc lộ 51, gồm chuỗi các đô thị Phú Mỹ, Bà Rịa, Vũng Tàu.
Trong đó, thành phố Vũng Tàu được quy hoạch là đô thị loại I, là trung tâm cấp vùng về dịch vụ thương mại, trung tâm dịch vụ du lịch nghỉ dưỡng, cảng biển và dầu khí… TP Bà Rịa là đô thị loại II, là trung tâm dịch vụ – thương mại, đào tạo, nghiên cứu khoa học cấp vùng. Do vậy mà hai địa phương này đang hợp tác nhau nhằm xây dựng hệ thống hạ tầng giao thông kết nối quy mô lớn, sớm đưa quy hoạch trên thành hiện thực.
Về hạ tầng, tuyến cao tốc Bến Lức – Long Thành đang chuẩn bị đưa vào sử dụng sẽ kết nối toàn khu vực miền Tây với Đồng Nai và Bà Rịa – Vũng Tàu một cách dễ dàng. Hay như tuyến cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu, đường sắt Biên Hòa – Vũng Tàu, đường cao tốc Xuyên Á, sân bay Quốc tế Long Thành, sân bay lưỡng dụng Hồ Tràm, đường hầm xuyên biển nối Cần Giờ – Vũng Tàu… được quy hoạch và từng bước đi vào hoạt động đã thúc đẩy xu hướng đầu tư đón đầu tiềm năng bất động sản trung tâm Bà Rịa – Vũng Tàu.
Ông Dương Minh Tiến, Tổng giám đốc Công ty CP Asia New Time cho biết, Bà Rịa – Vũng Tàu từ lâu được đánh giá như “trái tim của du lịch biển” của khu vực Đông Nam bộ với bờ biển có chiều dài 305km, có nhiều bãi tắm đẹp.
Thêm vào đó, sự bứt phá mạnh mẽ trong phát triển hạ tầng kết nối liên vùng đã khiến Bà Rịa – Vũng Tàu có nhiều tiềm năng phát triển hơn bao giờ hết. Đặc biệt, chỉ trong một thời gian rất ngắn, nhiều đại gia BĐS đã mạnh tay và toàn tính rót hàng chục nghìn tỷ đầu tư vào đây, đang mở ra nhiều tiềm năng cho thị trường BĐS của tỉnh.
Thời gian qua, nhiều doanh nghiệp địa ốc đã đến Bà Rịa – Vũng Tàu để tìm hiểu đầu tư. Đơn cử như Novaland đề xuất Dự án Khu đô thị phức hợp trục đường 3/2, diện tích khoảng 99,5ha, thuộc phường 10 và 11, TP. Vũng Tàu. Trước đó, Tập đoàn Tuần Châu đề xuất siêu dự án nghỉ dưỡng rộng gần 400ha. Tập đoàn SunGroup cũng đã khảo sát, tìm hiểu dự án nghỉ dưỡng khu vực núi Dinh; một tập đoàn địa ốc lớn khác trong nước cũng đang đề xuất rót vốn đầu tư khu vườn thú hoang dã Safari và tổ hợp nghỉ dưỡng cao cấp rộng hơn 500ha…
Ngoài ra, Tập đoàn Đức Long Gia Lai (DLGL) đã đề xuất đầu tư vào tỉnh này 5 dự án nghỉ dưỡng và khu công nghiệp cảng biển quy mô khá lớn. Theo đó, 5 dự án gồm: dự án khu du lịch nghỉ dưỡng cao cấp Bình An – Phước Bửu, dự án quần thể du lịch sinh thái nghỉ dưỡng cao cấp Lộc An, huyện Xuyên Mộc; dự án Khu du lịch nghỉ dưỡng cao cấp Suối Ớt, huyện Côn Đảo. Hưng Thịnh, DIC Corp cũng đang phát triển hàng nghìn căn hộ condotel trên các quỹ đất sẵn có tại TP Vũng Tàu.
Một công ty của Hàn Quốc là Korea Infrastructure Company Limited vừa cho biết sẽ sẵn sàng đầu tư 3,2 tỷ USD dự án Khu du lịch nghỉ dưỡng sân golf Paradise và Khu đô thị mới Bàu Trũng nếu được tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu chấp thuận.
Công ty này đặc biệt tâm huyết nghiên cứu đầu tư vào dự án này và bày tỏ mong muốn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu giới thiệu địa điểm, hướng dẫn thủ tục đầu tư và các thủ tục có liên quan để nghiên cứu, chuẩn bị thủ tục đầu tư, đồng thời chấp thuận, cho phép khảo sát thực tế để nghiên cứu tiền khả thi và khả thi dự án.
Video đang HOT
Mới đây nhất, tại cuộc họp với lãnh đạo Bà Rịa – Vũng Tàu, sáng 5/10, đại diện Tập đoàn BRG cho biết, tập đoàn đang đề xuất và xúc tiến đầu tư dự án khu Lam Sơn, Bãi Trước, thành phố Vũng Tàu.
Diện tích thực hiện dự án khoảng 10,88ha, với tổng vốn đầu tư trên 12.000 tỷ đồng. Dự án được quy hoạch thành các phân khu chức năng khác nhau gồm: 6 tòa tháp cao tầng và các biệt thự mang phong cách sống hiện đại cho khoảng 11,000 cư dân; Quảng trường 5000 m2, lớn nhất khu vực phía Nam; 4 khách sạn Hilton, Rex, Royal và Condotel với hơn 1000 phòng để phát triển du lịch…
Dự kiến dự án sẽ thực hiện từ năm 2019 và hoàn thành vào năm 2025. Giai đoạn 1 sẽ hoàn thành và đưa vào hoạt động tổ hợp khách sạn Hilton và một số hạng mục khác vào năm 2020.
Nói về thị trường BĐS đang ngày một “sốt” do chạy theo nhiều dự án lớn trên, một nhà đầu tư cho rằng so với các thị trường bất động sản vùng ven của TP.HCM như Long An, Bình Dương, Đồng Nai thì Bà Rịa – Vũng Tàu được xem là thị trường mới nổi. Tuy nhiên, Bà Rịa – Vùng Tàu mới là địa bàn “ nóng” nhất trong các thị trường bất động sản vệ tinh.
Việc hàng loạt dự án lớn đổ xô về Bà Rịa-Vũng Tàu đã đẩy giá đất ở đây lên cao. Hiện tại, đất nền ở khu vực trung tâm Bà Rịa, Tân Thành, Châu Đức… tăng mạnh. Với phân khúc đất nền, nhà phố tại một số dự án gần khu vực trung tâm TP. Bà Rịa đang được giao dịch ở mức từ 35-40 triệu đồng/m2, tương đương khoảng từ 3,5-4 tỷ đồng/căn.
Huyện Tân Thành, Long Điền, Xuyên Mộc… cách đây hơn một năm còn khá yên ắng thì hiện nay đâu đâu cũng xuất hiện tình trạng rao bán đất đai. Đặc biệt, đất quanh khu vực Hồ Tràm, huyện Đất Đỏ hiện nay đang lên cơn sốt, giá tăng cao so với hồi đầu năm nay, khi tỉnh này đang có chủ trương giao Công ty TNHH Hồ Tràm làm chủ đầu tư xây dựng sân bay lưỡng dụng trên diện tích 244,33ha với vốn đầu tư lên đến 4.250 tỷ đồng.
Riêng tại TP. Vũng Tàu đã tăng từ 20-40%, thậm chí có nơi lên 50%. Tăng “nóng nhất” vẫn là khu dân cư Á Châu, dọc các tuyến đường như Lạc Long Quân, Phó Đức Chính, Trần Quý Cáp, Thùy Vân, Phan Chu Trinh, Hoàng Hoa Thám, khu vực xã Long Sơn…
Giá chào bán đất nền ve biển hiện nay ngang ngữa với khu Thạnh Mỹ Lợi, quận 2 của TP.HCM, khoảng 60-70 triệu đồng/m2, cách biển từ 4-6km có giá 25-40 triệu đồng/m2.
Ông Trần Quang Hiền, Giám đốc chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai TP. Vũng Tàu cho biết, gần đây lượng hồ sơ mua bán, giao dịch bất động sản tại các địa phương trên địa bàn tăng từ 20-50%. Xu hướng tăng giá bất động sản tại Bà Rịa-Vũng Tàu còn chịu tác động mạnh từ làn sóng săn bất động sản vùng ven TP.HCM của giới đầu tư địa ốc.
(Kỳ 3: BĐS vùng đô thị TP.HCM mở rộng: Đồng Nai quay cuồng trong cơn sốt đất vì sân bay và cầu Cát Lái)
Nam Phong
Theo Nhịp sống kinh tế
BĐS vùng đô thị TP.HCM mở rộng: Long An trên đà bứt phá nhờ "sóng" hạ tầng giao thông
Quy hoạch xây dựng vùng TP.HCM định hướng sẽ phát triển các đô thị vệ tinh quanh trung tâm thành phố như Đồng Nai, Long An, Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu.
Từ đó, chuyển dịch hướng phát triển ra vùng ven, giảm tải áp lực dân số tại trung tâm và thúc đẩy sự phát triển kinh tế nơi đây.
Đồ án điều chỉnh quy hoạch xây dựng TP.HCM bao gồm toàn bộ 8 tỉnh, thành phố của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam gồm Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh, Long An, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Tiền Giang với TP.HCM là hạt nhân.
Hiện tại, TP.HCM đang phối hợp với nhiều tỉnh thành thuộc Vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam hoặc định một chiến lược phát triển dài hơi cho vùng đô thị trung tâm, bao gồm TP.HCM và vùng phụ cận như huyện Đức Hòa, Cần Giuộc (Long An), Thủ Dầu Một, Dĩ An, Thuận An, Bến Cát, Tân Uyên (Bình Dương), thành phố Biên Hòa, Nhơn Trạch, Trảng Bom, Long Thành và một phần huyện Vĩnh Cửu (Đồng Nai).
Với quy hoạch đó, trước hết để kết nối TP.HCM với Long An, những hạng mục hạ tầng giao thông quan trọng như hệ thống giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy, đường hàng không trong vùng song song với hệ thống đường vành đai và các tuyến cao tốc kết nối từ trung tâm thành phố tới các tuyến quốc lộ và các tỉnh, thành đang dần được hình thành.
Được biết, từ năm 2016 tỉnh Long An đã và đang thực hiện Chương trình huy động mọi nguồn lực xây dựng hệ thống hạ tầng giao thông phục vụ phát triển công nghiệp vùng kinh tế trọng điểm.
Bên cạnh những công trình giao thông được thực hiện bằng nguồn ngân sách, nhiều dự án hạ tầng giao thông đang trong quá trình triển khai, có không ít nhà đầu tư, DN quan tâm.
Điển hình như dự án ĐT833B (đoạn từ QL1 đến sông Vàm Cỏ Đông), ở dự án thành phần 2, ĐT830B đoạn từ ĐT833B đến Hương lộ 17 dự kiến thay thế dự án ĐT833B (đoạn từ ĐT830B đến sông Vàm Cỏ Đông, chưa thi công). Theo dự kiến, tổng mức đầu tư giai đoạn 1 và chi phí giải phóng mặt bằng cho cả 2 giai đoạn dự kiến 116,5 tỉ đồng.
Nằm trong quy hoạch thành vùng đô thị trung tâm TP.HCM, nhiều tuyến dự án đường cao tốc lớn kết nối Long An với nhiều tỉnh, thành khác đã được phê duyệt hoặc hoàn tất mang đến những cơ hội lớn về phát triển kinh tế cho địa phương và khiến giá bất động sản tăng mạnh trong thời gian qua.
Các tuyến đường cao tốc kết nối trung tâm TP.HCM với khu vực Long An
Cuối năm 2014, tuyến đường cao tốc Bến Lức - Long Thành - dự án trọng điểm Quốc gia đi qua địa bàn các huyện Bến Lức, Cần Giuộc của tỉnh Long An, huyện Bình Chánh, Cần Giờ của TP.HCM và huyện Nhơn Trạch, Long Thành của Đồng Nai.TP HCM, Long An và Đồng Nai đã chính thức được khởi công.
Dự kiến sau khi hoàn thành vào cuối năm 2018, tuyến cao tốc này sẽ giúp giao thông liên vùng miền Tây và vùng Đông Nam Bộ không cần quá cảnh qua TP.HCM, kết nối trực tiếp với mạng lưới cao tốc - quốc lộ, hệ thống cảng biển Cái Mép - Thị Vải, Sao Mai Bến Đình và với sân bay quốc tế Long Thành, rút ngắn thời gian đi từ tỉnh Long An đến TP.HCM, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu.
Song song đó, Long An cũng thừa hưởng giá trị của các dự án hạ tầng lớn kết nối với lõi đô thị TP.HCM. Có thể kể đến như dự án mở rộng đường Nguyễn Hữu Thọ - Nguyễn Văn Tạo thành đường 6 làn xe thông với Khu Công nghiệp Long Hậu, tuyến Metro số 4 nối quận 12, Tân Bình, Phú Nhuận, quận 1, quận 4, quận 7 và Khu Đô thị cảng Hiệp Phước.
Thêm vào đó, tuyến đường Lê Văn Lương sẽ được mở rộng 30m trong thời gian sắp tới để nối quận 7 và Cần Giuộc - Long An, nâng cấp và mở rộng Quốc lộ 22, nâng cấp và mở rộng Tỉnh lộ 824, Tỉnh lộ 9... đi qua các huyện Đức Hòa, Cần Giuộc.
Tuyến đường Vành đai 4 đoạn Bến Lức- Hiệp Phước đang chuẩn bị khởi công xây dựng. Chiều dài toàn tuyến khoảng 35,8km, đi qua các địa phương gồm tỉnh Long An dài 32km (huyện Bến Lức, Cần Đước, Cần Giuộc), TP.HCM dài 3,8km đi qua huyện Nhà Bè.
Mới đây nhất, UBND TP.HCM vừa kiến nghị Thủ tướng Chính phủ cho phép đưa việc xây dựng một làm đường song hành với quốc lộ 50 bổ sung vào quy hoạch giao thông vận tải TP.HCM đến năm 2020 và tầm nhìn sau năm 2020.
Theo quy hoạch, điểm đầu của tuyến đường mới sẽ kết nối với dự án nối đường Phạm Hùng hiện hữu với cầu Kênh Cây Khô (đoạn tuyến dài khoảng 800m), tại xã Phước Lộc - huyện Nhà Bè (TP.HCM), điểm cuối sẽ kết nối với Quốc lộ 50 tại lý trình Km12 600 (ngã tư Tân Kim, xã Tân Kim - huyện Cần Giuộc (tỉnh Long An).
Tuyến đường sẽ có tổng chiều dài tuyến khoảng 8,6km, khi hoàn thành khơi dậy tiềm năng của vùng hạ Long An gồm các huyện: Cần Giuộc, Cần Đước, Tân Trụ, Châu Thành.
Quan trọng hơn hết, mới đây, TP.HCM vừa làm việc với các tỉnh, thành trong vùng về việc điều chỉnh lại hướng tuyến xây dựng tuyến đường sắt TP.HCM - Cần Thơ, có tổng vốn đầu tư đến 5 tỷ USD. Tuyến đường sắt này đi qua địa bàn TPHCM và các tỉnh Long An, Tiền Giang, Vĩnh Long, Cần Thơ với điểm đầu là ga Tân Kiên (huyện Bình Chánh, TPHCM) và điểm cuối là ga Cái Răng (phường Phú Thứ, quận Cái Răng, TP Cần Thơ).
Theo đó, đối với địa phận TPHCM, UBND TP.HCM đề nghị giữ nguyên hướng tuyến từ ga lập tàu An Bình, tỉnh Bình Dương đến ga Tân Kiên, huyện Bình Chánh, TPHCM; từ ga Tân Kiên, tuyến đi song song đường Tân Tạo - Chợ Đệm, tuyến vượt qua Rạch Tam, sông Chợ Đệm và nút giao Chợ Đệm của dự án đường bộ cao tốc TPHCM - Trung Lương, tuyến rẽ phải và đi song song với tuyến đường bộ cao tốc TPHCM - Trung Lương.
Đối với địa phận tỉnh Long An, tuyến tiếp tục đi trên cao song song tuyến đường bộ cao tốc TPHCM - Trung Lương, vào ga Thanh Phú (là ga kết nối với nhánh đường sắt ra cảng Hiệp Phước), tuyến đi trên cao vượt qua nút giao Bến Lức và sông Vàm cỏ Đông. Tuyến tiếp tục đi vượt qua khu vui chơi giải trí Happy Land và đi song song với tuyến đường bộ cao tốc vào ga Tân An. Ra khỏi ga Tân An, tuyến vượt qua sông Vàm cỏ Tây, Quốc lộ 62 và đi hết địa phận tỉnh Long An.
Theo nhận định của các chuyên gia kinh tế, nhìn vào một mạng lưới hạ tầng giao thông đã và đang được đầu tư một cách mạnh mẽ như trên, sẽ là động lực để thị trường bất động sản của tỉnh này tăng trưởng trong tương lai gần. Vì vậy, so với khu vực TP.HCM, thị trường đất nền, nhà phố tỉnh Long An không xảy ra tình trạng "sốt" hay tăng giá đột biến nhưng vẫn đang thu hút nhiều nhà đầu tư.
Hiện tại, Long An đã có rất nhiều dự án lớn, từ 300 ha đến trên 1.000 ha, được chủ đầu tư thực hiện, như dự án khu đô thị sinh thái Nam Long tại Bến Lức với trên 380 ha, dự án Khu đô thị Sinh thái Năm Sao của Tập đoàn Quốc tế Năm Sao tại Cần Giuộc có diện tích quy hoạch trên 419 ha, dự án Happy Land của Khang Thông với diện tích trên 1.200 ha...
Đặc biệt, trong thời gian tới cùng với sứ góp mặt của những tên tuổi lớn như Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, Vingroup, Trường Hải, Nguyễn Kim, T&T với nhiều dự án khu đô thị rộng hàng trăm hecta... được dự báo sẽ khiến thị trường BĐS Long An ngày càng sôi động.
Ông Lê Hoàng Châu - Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA) cho biết, quy mô thị trường bất động sản TP.HCM hiện nay đã vượt ra khỏi ranh giới hành chính của thành phố và đã có tính lan tỏa rộng ra, đặc biệt là tại các huyện thuộc các tỉnh giáp ranh TP và tại Cần Giuộc, Long An là một điển hình.
"Một trong những lợi thế lớn của Long An là vị trí cửa ngõ TP.HCM, nối liền với vùng ĐBSCL. Đây cũng là 1 trong 7 địa phương nằm trong quy hoạch vùng TP.HCM, có hệ thống giao thông thuận tiện với các tuyến đường Vành đai 3, cao tốc Trung Lương - TP.HCM; chưa kể cao tốc Bến Lức - Long Thành nối với sân bay quốc tế Long Thành sắp hoàn thành, và cao tốc nối với sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất sẽ xây dựng trong tương lai...sẽ giúp thu hút lượng lớn vốn đầu tư vào lĩnh vực BĐS trong tương lai rất gần", ông Phan Công Chánh, Chuyên gia BĐS cá nhân, cho biết thêm.
(Kỳ 2: BĐS vùng đô thị TP.HCM mở rộng: Bà Rịa - Vũng Tàu trở thành "cơn sốt" mới của giới địa ốc)
Nam Phong
Theo Trí thức trẻ
Lộ diện thêm doanh nghiệp BĐS mới nổi sau hàng loạt thương vụ M&A dự án Vài năm trở lại đây, xu hướng M&A các dự án trên thị trường địa ốc ngày càng nhộn nhịp hơn với hàng loạt thương vụ lớn. Làn sóng M&A dự án cũng xuất hiện thêm hàng loạt doanh nghiệp bất động sản mới nổi trên thị trường. Chỉ trong vòng hơn một năm, sau hàng loạt thương vụ "thâu tóm" các dự...