BĐS Công nghiệp hưởng lợi từ làn sóng dịch chuyển nhà máy Trung Quốc
Hạ tầng công nghiệp Việt Nam đang thay đổi mạnh mẽ nhằm đón cơ hội lớn từ sự dịch chuyển dòng vốn FDI và cơ sở sản xuất từ Trung Quốc.
Dòng dịch chuyển mạnh từ Trung Quốc
Những ngày đầu tháng 4.2019, đại diện của một công ty sản xuất lớn từ Trung Quốc rốt ráo đi tìm một nhà máy để phục vụ cho kế hoạch mở rộng sản xuất tại Việt Nam. “Chúng tôi tìm kiếm một nhà máy đủ lớn và hạ tầng thuận tiện để sản xuất động cơ tàu thủy, ô tô phục vụ thị trường Việt Nam và xuất khẩu”, đại diện công ty cho biết.
Hiện hai nhà cung cấp của TTI – tập đoàn chuyên về dụng cụ và thiết bị năng lượng ngoài trời, chăm sóc sàn nhà và thiết bị gia dụng từ Mỹ, đã thuê nhà xưởng tại khu công nghiệp Mỹ Phước 3 từ Công ty cổ phần phát triển công nghiệp BW. TTI đang lên kế hoạch xây dựng một nhà máy sản xuất pin mặt trời và trung tâm nghiên cứu và phát triển ở miền Nam. Điều này kéo theo làn sóng chuyển dịch nhà máy đến Việt Nam từ các nhà cung cấp của họ.
“Các nhà đầu tư quốc tế như TTI đang tạo ra động lực phát triển cho thị trường bất động sản công nghiệp tại Việt Nam”, ông Michael Chan, Giám đốc Tiếp thị truyền thông & Dịch vụ khách hàng Công ty BW – Liên doanh của quỹ đầu tư toàn cầu Warburg Pincus và Tổng Công ty Becamex IDC nhận xét.
Được thành lập từ tháng 5/2018, công ty BW đã và đang đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng đối với các kho vận hậu cần hiện đại, cũng như các nhà máy xây sẵn và xây theo yêu cầu.
Thêm vào đó, cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung chưa có dấu hiệu dừng lại khiến làn sóng dịch chuyển sản xuất khỏi Trung Quốc tiếp tục tăng lên.
Theo ông Michael Chan, “Xu hướng chuyển dịch sản xuất từ Trung Quốc sang Việt Nam đang mang lại nhiều cơ hội cho các nhà phát triển bất động sản công nghiệp như chúng tôi. Chúng tôi hiện đang sở hữu 230 ha đất dự án trong năm 2018 và sẽ mở rộng thêm 170 ha quỹ đất vào năm 2019 để đáp ứng nhu cầu ngày một tăng từ khách hàng”.
Nhà xưởng xây sẵn lên ngôi
Số lượng doanh nghiệp FDI ở Việt Nam ngày càng tăng kéo theo đó là nhu cầu về những nhà xưởng đặc thù riêng biệt để đáp ứng yêu cầu kỹ thuật, công nghệ và tối đa hóa công năng sử dụng. Vì vậy, xu hướng cho thuê nhà xưởng xây sẵn (ready-built), xây theo yêu cầu của khách hàng (built-to-suit) đã được phát triển rộng rãi ở các cụm khu công nghiệp chính. Trong khi nhà xưởng xây sẵn có diện tích linh hoạt và đáp ứng nhu cầu đi vào sản xuất nhanh chóng cho các doanh nghiệp, thì nhà xưởng xây theo yêu cầu được “may đo” theo mô hình kinh doanh, tiến độ cũng như chi phí mà khách hàng đề ra, đồng thời đảm bảo sự hài hòa về thẩm mỹ và công năng.
Video đang HOT
Theo ông Alexander Christopher Falter, giám đốc điều hành Ecco Vietnam: “Kế hoạch của chúng tôi khi bước chân vào thị trường Việt Nam là xây dựng nhà máy sản xuất giầy có quy mô lớn tại Việt Nam. Tuy nhiên Ecco là một tập đoàn thận trọng, chúng tôi muốn thuê nhà xưởng xây sẵn trong 5 năm đầu tiên trước khi mua đất.
Ecco đã đi thăm quan rất nhiều khu công nghiệp ở miền Nam Việt Nam trước khi đến với khu Công Nghiệp Bầu Bàng của BW nơi có nhà máy xây sẵn mới, với thiết kế đẹp & hiện đại, phù hợp với nhu cầu của Ecco. Đặc biệt, với sự hỗ trợ từ chủ đầu tư, chúng tôi chỉ mất 4 tháng kể từ khi bắt đầu có giấy phép kinh doanh cho đến khi thực tế đi vào sản xuất”.
Thuê nhà xưởng từ các chủ đầu tư uy tín đang được xem là giải pháp tối ưu nhất giúp giải quyết những yêu cầu đặc thù cho các doanh nghiệp cả trong lẫn ngoài nước.
“BW phát triển những nhà xưởng xây sẵn và nhà xưởng xây theo yêu cầu với diện tích linh hoạt từ 500m2 trở lên nhằm đáp ứng nhu cầu của các nhà đầu tư đang muốn tìm kiếm những sản phẩm thuê chất lượng. Với 9 dự án ở 5 thành phố trọng điểm, chúng tôi mong muốn sẽ hỗ trợ các nhà đầu tư tìm ra địa điểm thích hợp nhất cho việc phát triển hoạt động kinh doanh tại Việt Nam”, ông Michael Chan nhấn mạnh.
Hiện BW đã thu hút được nhiều nhà đầu tư lớn trong và ngoài nước như: Kaidi, Ecco, Condor, Watanabe Rubber… Kế hoạch của chủ đầu tư này là sẽ xây dựng nền tảng bất động sản công nghiệp và kho vận hậu cần đáp ứng nhu cầu tăng cao từ các tập đoàn đa quốc gia, các bên cung cấp dịch vụ logistic, và các công ty thương mại điện tử.
Ánh Dương
Theo Nhịp sống kinh tế
Chứng khoán toàn cầu tăng mạnh nhờ Mỹ nới lỏng các hạn chế thương mại với Huawei
Chứng khoán thế giới đồng loạt đi lên trong phiên 21/5 sau khi Washington tạm thời nới lỏng các hạn chế thương mại áp đặt đối với tập đoàn thiết bị viễn thông Huawei của Trung Quốc.
Chứng khoán Á - Âu phủ sắc xanh
Thị trường chứng khoán châu Âu phục hồi mạnh trong phiên giao dịch này, đặc biệt các cổ phiếu của các nhà sản xuất con chip tại châu Á ghi nhận đà tăng điểm mạnh nhất.
Cụ thể, tại thị trường châu Âu, chỉ số chứng khoán Euro Stoxx 600 tăng 0,3%, chỉ số DAX 30 của Đức nhích 0,6%, trong khi đó chỉ số CAC 40 cộng 0,2%.
Các cổ phiếu tại châu Á - Âu đồng loạt đi lên nhờ Washington tạm thời cấp phép cho Huawei tiếp tục mua linh kiện và công nghệ Mỹ cho tới ngày 19/8.
Chính phủ Mỹ đã bổ sung tập đoàn thiết bị viễn thông Huawei vào danh sách đen thương mại trong tuần trước, làm gia tăng căng thẳng thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới.
Tuy nhiên, ngày 20/5, chính quyền Washington đã cấp cho Huawei một giấy phép tạm thời để tiếp tục mua linh kiện và công nghệ Mỹ cho tới ngày 19/8.
Phụ trách chiến lược toàn cầu Andrew Milligan của Aberdeen Standard nhận xét: "Việc Mỹ nới lỏng lệnh cấm với Huawei khiến nhà đầu tư trút bỏ nỗi lo ngại về cuộc chiến thương mại mở rộng giữa Mỹ và Trung Quốc, đẩy mạnh mua vào các tài sản rủi ro".
Thông tin tích cực này đã khiến các cổ phiếu công nghệ phục hồi mạnh, trong đó các nhà sản xuất chip Infineon và STMicro tăng lần lượt 1,4% đến 3,5% và lĩnh vực công nghệ đã tăng hơn 1% sau khi lao dốc gần 3% trong phiên trước đó.
Các cổ phiếu của Prudential và Standard Chartered cũng đi lên nhờ mối lo về căng thẳng thương mại hạ nhiệt .
Tại châu Á, mức tăng của Samsung Electronics đã giúp chỉ số chứng khoán Kospi trên thị trường Hàn Quốc chốt phiên leo dốc 0,3%. Trên thị trường Trung Quốc, chỉ số Shanghai Composite tăng 1,23%, trong khi chỉ số Thâm Quyến CSI 300 nhích 1,35%.
Chỉ số chứng khoán toàn cầu MSCI, theo dõi cổ phiếu ở 47 quốc gia, tăng nhẹ ở mức 0,01%.
Rupert Thompson, phụ trách nghiên cứu thị trường tại Kingswood cho biết: "Thị trường cổ phiếu vẫn chịu ảnh hưởng từ cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung kéo dài gần 1 năm qua. Song, chúng tôi vẫn tin rằng hai nước sẽ sớm đạt được một thỏa thuận thương mại, rất có thể là tại cuộc gặp thượng đỉnh giữa Tổng thống Donald Trump và Chủ tịch Tập Cận Bình tại Hội nghị thượng đỉnh G20 vào cuối tháng 6 tới".
Cổ phiếu công nghệ tạo lực đẩy cho Phố Wall phục hồi
Cổ phiếu công nghệ đã giúp Phố Wall tăng điểm trong phiên giao dịch ngày 21/5, sau khi chính quyền Tổng thống Trump tạm nới trừng phạt tập đoàn Huawei. Động thái của Washington giúp giải tỏa bớt nỗi lo của giới đầu tư về sức ép đối với lợi nhuận tương lai của các công ty công nghệ.
Chứng khoán Mỹ phục hồi trong phiên 21/5.
Trong phiên này, cổ phiếu các hãng sản xuất con chip, trong đó có nhiều hãng là nhà cung cấp của Huawei, bị bán tháo do ảnh hưởng của lệnh cấm mà Mỹ đưa ra đối với Huawei vào tuần trước.
Tuy nhiên, nhờ việc chính phủ Mỹ nới lỏng lệnh cấp cho Huawei đến ngày 19/8, áp lực bán đối với cổ phiếu con chip cũng dịu đi trong phiên 21/5.
Chỉ số Philadelphia Semiconductor Index, một thước đo giá cổ phiếu con chip tăng 2,1%, kết thúc chuỗi 3 phiên giảm trước đó. Cổ phiếu của các nhà cung cấp Mỹ lớn của Huawei, gồm Intel, Qualcomm, Xilin và Broadcom đồng loạt tăng từ 1 - 4,6%.
Toàn nhóm công nghệ tăng 1,2%, trở thành lực đẩy quan trọng cho phiên tăng điểm mạnh nhất của chỉ số S&P 500.
"Nhóm cổ phiếu công nghệ đã rung lắc trong các ngày gần đây, nhưng phiên này áp lực đã giải tỏa", chiến lược gia Keith Lerner thuộc SunTrust Advisory Services nhận định. "Vụ Huawei đã phủ một đám mây lớn lên ngành công nghệ. Có rất nhiều công ty có mối quan hệ với Huawei".
Chốt phiên, chỉ số Dow Jones tăng 197 điểm, khoảng 0,8%, đạt 25.877 điểm. S&P 500 tăng 0,9%, đạt 2.864 điểm. Chỉ số Nasdaq tăng 1,1%, đạt 7.786 điểm.
Mặc dù phục hồi phiên này, S&P 500 vẫn đang trên đà hoàn tất tháng giảm đầu tiên trong năm nay. Chỉ số hiện giảm khoảng 3% so với mức kỷ lục mọi thời đại thiết lập vào hôm 1/5, do nỗi lo gia tăng về chiến tranh thương mại Mỹ-Trung kéo dài.
Trong số 11 nhóm cổ phiếu ngành chính của S&P 500, duy nhất chỉ có nhóm hàng tiêu dùng thiết yếu đi xuống trong phiên này với mức giảm 0,3%.
Theo kinhtedothi.vn
Nỗi lo về Huawei giảm bớt, chứng khoán Mỹ tăng điểm Cổ phiếu công nghệ giúp thị trường chứng khoán Mỹ tăng điểm trong phiên giao dịch ngày thứ Ba, sau khi chính quyền Tổng thống Donald Trump tạm nới trừng phạt công ty Trung Quốc Huawei. Động thái của Washington giúp giải tỏa bớt nỗi lo của giới đầu tư về sức ép đối với lợi nhuận tương lai của các công ty...