Bức họa chân dung đầu tiên do AI vẽ được bán đấu giá 1 tỷ đồng
“Edmond de Belamy, from La Famille de Belamy” không phải là một tác phẩm nghệ thuật bình thường, mà nó là bức chân dung đầu tiên được tạo ra bởi một thuật toán và được bán ở nhà đấu giá lớn.
Bức chân dung “Edmond de Belamy” ban đầu được nhà đấu giá Christie kỳ vọng mang về 7.000 đến 10.000 USD (khoảng 163 đến 232 triệu đồng), nhưng hôm 25/10 vừa qua nó đã được một người bí ẩn mua với giá đến 432.000 USD (khoảng 1 tỷ đồng).
Bức chân dung được vẽ bằng mực in, vải đóng khuôn và thuật toán trí thông minh nhân tạo (AI). Trong khi đó, chữ ký dưới bức tranh là một phương trình toán học.
Cận cảnh chữ ký dưới bức họa Edmond de Belamy được Obivous chia sẻ trên Instagram
“Chúng tôi đưa cho thuật toán 15.000 chân dung và thuật toán hiểu quy tắc của một bức chân dung là gì, để từ đó sáng tạo ra bức chân dung mới”, Pierre Fautrel, đồng sáng lập hãng sưu tập nghệ thuật Obivous, chia sẻ.
“Mục tiêu của bức tranh và của hãng Obvious là chứng minh AI có thể làm nhiều hơn là chuyện vận hành ô tô tự lái hay thay đổi ngành sản xuất. Trí tuệ nhân tạo cũng có khả năng sáng tạo,” hai nhà đồng sáng lập khác của Obvious, Hugo Caselles-Dupré và Gauthier Vernier nói thêm.
Video cho thấy quá trình AI sáng tạo ra Edmond de Belamy
Chân dung là thể loại nghệ thuật khó để AI tiếp thu và xử lý. “Con người rất hòa hợp với nhiều đường cong và đường nét phức tạp của khuôn mặt theo cách mà máy móc không thể làm được,” Christie cho biết. Khó khăn này cũng là một phần khiến Ovious trăn trở khi nghĩ về việc tạo ra bức chân dung.
“Chúng tôi đã làm việc một chút với tranh khỏa thân và tranh phong cảnh, chúng tôi cũng cố gắng đưa cho thuật toán bộ tác phẩm của nhiều họa sĩ nổi tiếng. Dù vậy, chúng tôi phát hiện ra rằng chân dung cung cấp cách tốt nhất để minh họa quan điểm của chúng tôi, rằng thuật toán có thể mô phỏng sự sáng tạo”, Hugo Caselles-Dupré chia sẻ.
“Edmond de Belamy” là một trong 11 bức họa AI do Obvious thực hiện.
Nguồn: CNBC
Góc nhìn độc đáo khi người cận thị không có kính
Dưới đôi mắt của những người bị cận, cuộc sống vốn đơn giản vẫn có thể hóa nghệ thuật đến bất ngờ.
Khác với thế giới của những người cận thị khi đeo kính, thế giới của người cận thị khi không đeo kính mang đến những điều ảo diệu đến bất ngờ. Việc tầm nhìn hạn chế khiến mọi thứ đều trở nên mờ ảo trong mắt người cận.
Vừa qua, họa sĩ Philip Barlow đã mang đến một thế giới khác biệt khi những người cận thị tháo kính ra. Qua đó cho thấy, mọi thứ đều hoàn hảo cho đến khi bạn nhìn rõ bản chất của chúng, nhưng nghệ thuật sẽ xuất hiện nếu bạn cảm nhận chúng bằng trái tim.
Barlow đã khắc họa chân thực thế giới qua con mắt những người bị cận khi họ tháo kính, từ đó giúp những người không bị tật khúc xạ có thể hiểu hơn về thế giới của họ. Mọi thứ cứ như những bức tranh sơn dầu bị mất nét, ấn tượng và đầy nghệ thuật.
Một khi có kính, cuộc sống của người cận thị cũng có thêm nhiều lựa chọn. Thế nhưng khi không có cặp mắt kính bên cạnh mình, người cận thị sẽ có cách cảm nhận cuộc sống rất riêng, theo đúng những gì con tim họ nhắn gửi.
Theo thegioitre.vn
Doanh nghiệp Việt làm ốp lưng sơn mài cho iPhone, giá từ 1,49 triệu đồng Ốp lưng sơn mài được làm theo kiểu truyền thống, trải qua các công đoạn phức tạp để có được chất liệu lẫn hoạ tiết Phương Đông cho sản phẩm. La Sonmai, một doanh nghiệp ở Hà Nội, quyết định mang văn hoá Phương Đông vào những chiếc iPhone bằng cách chế tác sơn mài vào ốp lưng của thiết bị. Ốp lưng...