BBC: “Trung Quốc diễn kịch chỉ để xoa dịu Tổng bí thư Việt Nam”
“Sớm nắng, chiều mưa và tráo trở là đặc điểm của ngoại giao Trung Quốc” – Giáo sư Tương Lai nhận xét và cho rằng vụ lãnh đạo Trung Quốc tiếp đón Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng tuần này chỉ là một màn diễn đầy toan tính.
“Sớm nắng, chiều mưa và tráo trở là đặc điểm của ngoại giao Trung Quốc,” Giáo sư Tương Lai
Theo nguyên thành viên tổ tư vấn chính phủ Việt Nam thời cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt và nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải, thì Trung Quốc đã thay đổi thái độ với Việt Nam khi thấy phía Mỹ đã ngỏ lời mời ông Nguyễn Phú Trọng sang thăm nước này.
Ông Tập Cận Bình đã từ bỏ thái độ &’trịch thượng’ mà trước đây được cho là đã từ chối không tiếp Tổng Bí thư Việt Nam khi xảy ra vụ tranh chấp do Giàn khoan HD-981 gây ra khi được hạ đặt trong phần lãnh hải mà Việt Nam tuyên bố chủ quyền trên Biển Đông.
“Sớm nắng, chiều mưa và tráo trở là đặc điểm của ngoại giao Trung Quốc,” Giáo sư Tương Lai nói.
Tập Cận Bình muốn nhân dịp này để đề cao xu hướng thân Trung Quốc thì vẫn có lợi, có lợi hơn là ngả sang phía Mỹ, khi mà Hoa Kỳ đang xoay trục sang châu Á trước Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Giáo sư Tương Lai
Video đang HOT
“Kỳ này Tập Cận Bình đón Nguyễn Phú Trọng trọng thị như thế nhằm ý đồ gì? Nhằm ý đồ xoa dịu Việt Nam, bởi vì nếu như Việt Nam không tìm thấy được chỗ dựa ở Trung Quốc, thì ngay những kẻ hèn yếu nhất, muốn bám chân Trung Quốc nhất, cũng không thể trung thành với Trung Quốc được.”
“Vì Trung Quốc sợ sẽ bị cô lập trước thế giới, mà trước hết là cô lập trong nhân dân và cô lập trong đảng, cô lập ngay trong Ban chấp hành Trung ương. Cho nên Tập Cận Bình muốn nhân dịp này để đề cao Nguyễn Phú Trọng, để đề cao xu hướng thân Trung Quốc thì vẫn có lợi, có lợi hơn là ngả sang phía Mỹ, khi mà Hoa Kỳ đang xoay trục sang châu Á,” nguyên Viện trưởng Viện Xã hội học, nay thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam nói với BBC hôm 11/4/2015.
Theo NTD/BBC
Trung Quốc hung hăng hơn vì tham vọng cường quốc biển
Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường thêm một lần nhấn mạnh, Trung Quốc cần phải hướng đến mục tiêu trở thành một cường quốc biển.
Theo hãng tin CNA của Đài Loan, cụm từ này được nhắc tới hai lần trong báo cáo công tác của chính phủ mà ông Lý Khắc Cường trình bày trước Quốc hội hôm 5/3 và từng được ông này đề cập vào bản báo cáo năm ngoái.
Tuy nhiên, điểm khác so với năm ngoái là Thủ tướng Trung Quốc vừa nhấn mạnh Trung Quốc "là cường quốc về biển", vừa nhắc đến việc phải "thỏa hiệp xử lý tranh chấp trên biển, tích cực triển khai hợp tác song phương và đa phương về biển".
Trung Quốc ráo riết xây dựng trái phép các công trình trên đảo Gạc Ma
Trung Quốc lần đầu tiên đưa "việc xây dựng cường quốc biển" vào văn kiện của đảng tại Đại hội 18 của Đảng Cộng sản, cho thấy sự coi trọng cao độ của tập thể lãnh đạo Trung Quốc đối với vấn đề biển. Mục tiêu này bao gồm: Nâng cao năng lực khai thác tài nguyên biển, phát triển kinh tế biển, bảo vệ môi trường sinh thái biển, kiên quyết bảo vệ (cái gọi là) chủ quyền và lợi ích quốc gia về biển.
Để thực hiện mục tiêu trở thành "cường quốc biển", Trung Quốc ngày càng trở nên hung hăng hơn. Thời gian qua, trên Biển Đông, Trung Quốc đang ráo riết đẩy nhanh tiến độ xây đảo nhân tạo tại nhiều điểm thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
Các hình ảnh vệ tinh mới đây cho thấy việc xây dựng của Trung Quốc trên quần đảo tranh chấp ở Biển Đông đã mở rộng đáng kể, làm tăng thêm mối lo ngại với các nước láng giềng.
Các chuyên gia nhận định, những hình ảnh đã cung cấp các bằng chứng rõ ràng cho thấy Trung Quốc đã xây dựng một hòn đảo nhân tạo trên diện tích gần 75.000m2, bao gồm 2 cầu tàu, nhà máy ximăng và một sân bay trực thăng tại bãi ngầm Đá Tư Nghĩa (Hughes Reef).
Các hình ảnh vệ tinh cũng cho thấy Trung Quốc đã đạt được tiến bộ đáng kể trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng tương tự ở hai đảo khác là Đá Gạc Ma (Johnson South Reef) và Đá Gaven.
Theo nhận định của giới chuyên gia, các cơ sở của Trung Quốc ở Trường Sa rõ ràng dùng cho mục đích quân sự, trong khi một số hành động gần đây của nước này trong việc tranh giành chủ quyền lãnh thổ được thực hiện bằng lực lượng hải cảnh và kiểm ngư.
Ông James Hardy, biên tập viên phụ trách khu vực châu Á-Thái Bình Dương của IHS Janes's Defence Weekly, tạp chí chuyên về quân sự, nhận xét từ chỗ chỉ có một số cơ sở nhỏ bằng bê tông, giờ đây Trung Quốc đã có các đảo đầy đủ với sân bay trực thăng, đường băng, cảng và các phương tiện để hỗ trợ lực lượng lớn binh lính.
Theo ông, các cơ sở hạ tầng như vậy cho phép Trung Quốc thực hiện yêu sách "đường lưỡi bò" một cách mạnh mẽ hơn. Hành động của Trung Quốc thời gian qua là một chiến dịch được lên kế hoạch chi tiết để tạo ra một chuỗi pháo đài có khả năng kiểm soát đường không, đường biển dọc trung tâm của quần đảo Trường Sa.
Ông Ian Storey, chuyên gia nghiên cứu về Biển Đông tại Viện Nghiên cứu Đông Nam Á ở Singapore, lại cho rằng các cơ sở này có khả năng được sử dụng để thực thi tuyên bố chủ quyền và quyền tài phán của Trung Quốc và gia tăng áp lực đối với các tàu chiến và tàu bảo vệ bờ biển của các nước tranh chấp khác.
Theo ông Ian Storey, điều này cho thấy mặc dù gần đây Bắc Kinh nói đang tìm cách hạ nhiệt căng thẳng ở Biển Đông, nhưng chính sách của nước này về cái gọi là "đường lưỡi bò" cơ bản vẫn không thay đổi.
Trên biển Hoa Đông, Trung Quốc tiếp tục gây căng thẳng với Nhật Bản xung quanh việc đòi chủ quyền đối với quần đảo Senkaku/Điều Ngư. Cuối năm 2013, Trung Quốc đơn phương lập Vùng nhận dạng phòng không trên biển Hoa Đông, bao trùm khu vực Senkaku/Điếu Ngư. Năm 2014, máy bay Nhật Bản 2 lần bay ngăn cản máy bay Trung Quốc tiếp cận quần đảo này. Đó là chưa kể rất nhiều lần Nhật Bản tố Trung Quốc đưa tàu vào vùng biển tranh chấp.
Như vậy, có thể thấy, dù đến nay lãnh đạo Trung Quốc vẫn luôn miệng tuyên bố sẽ kiên trì nguyên tắc "tạm gác tranh chấp, cùng khai thác" hay "thỏa hiệp xử lý tranh chấp trên biển, tích cực triển khai hợp tác song phương và đa phương về biển", thế nhưng trên thực tế, những hành động của Trung Quốc ở trên biển cho thấy quốc gia này không từ thủ đoạn nào để thực hiện mục tiêu cường quốc biển của mình.
Theo Minh Thái (Tổng hợp)
Đất Việt
Trung Quốc lại bác đề nghị ngừng xây đảo ở biển Đông Bắc Kinh tiếp tục bác bỏ lời kêu gọi của Washington là ngừng xây dựng đảo nhân tạo gây bất ổn ở biển Đông, trang tin Mỹ Washington Free Beacon ngày 26/2 dẫn lời quan chức nước này. Đá Gaven chụp vào thời điểm tháng 3/2014, tháng 8/2014 và 0/1/2015. (Ảnh: IHS Jane's) Trong chuyến thăm Bắc Kinh hôm 10/2, Trợ lý Ngoại...