BBC sát nhập phát thanh và truyền hình, cắt giảm 1000 vị trí việc làm
BBC sẽ sáp nhập mảng phát thanh và truyền hình và cắt giảm khoảng 1.000 vị trí việc làm để tiết kiệm khoảng 700 triệu USD.
Theo tờ Telegraph, thông tin trên sẽ được Tổng Giám đốc BBC Tony Hall đưa ra trong bài phát biểu trước lễ Phục sinh, trong đó đề cập đến kế hoạch “mổ xẻ cấu trúc các kênh phát thanh hiện nay của Tập đoàn và tái cấu trúc cơ bản Tập đoàn thành các bộ phận tập trung vào việc phát triển nội dung phục vụ thính giả”.
Hình ảnh bên ngoài trụ sở chính của BBC. Ảnh AP
Theo tờ Guardian, rất nhiều vị trí quản lý trong Tập đoàn sẽ bị cắt giảm trong tổng số 1.000 vị trí việc làm của BBC trên toàn cầu. Trong đó, mảng marketing và truyền thông cũng như đội ngũ kỹ thuật và các nhóm kỹ sư cũng sẽ bị cắt giảm hoặc gộp lại với nhau.
Ông Rick Edmonds, nhà phân tích về truyền thông của Hãng Poynter, nhận định, việc cắt giảm việc làm của BBC là nhằm giảm nhẹ bộ máy quản lý hành chính cồng kềnh được hình thành từ nhiều năm qua khi Tập đoàn còn thu được nhiều tiền từ bản quyền truyền hình.
Video đang HOT
“Động thái này của BBC chủ yếu nhằm cắt giảm các vị trí quản lý không còn phù hợp với hiện tại. Hiện vẫn chưa rõ việc này có tác động gì đến hoạt động của các kênh phát thanh, truyền hình và kỹ thuật số của Tập đoàn”, ông Edmonds nói.
Ngoài ra, việc BBC phải cắt giảm việc làm được cho là do Chính phủ Anh tuyên bố sẽ cắt giảm khoản ngân sách dành cho BBC.
Theo tờ Telegraph dù cấu trúc quản lý bộ phận phát thanh và truyền hình của BBC sẽ bị thay đổi đáng kể, BBC vẫn “cam kết duy trì các kênh truyền hình và các đài phát thanh của mình”.
Việc tái cấu trúc BBC cũng hoàn toàn phù hợp với bức tranh chung của ngành truyền thông nói chung và tại Mỹ nói riêng. Trong bối cảnh nguồn thu truyền thống đang sụt giảm mạnh, các hãng tin đang phải tìm cách kiếm tiền từ các nguồn thu mới và tìm cách cắt giảm các vị trí việc làm không còn phù hợp nữa.
Dù vậy, theo ông Edmonds, chiến lược “thắt lưng buộc bụng” của BBC vẫn có điểm khác biệt so với chiến lược của các hãng tin tại Mỹ bởi BBC vẫn nhận được sự tài trợ của Chính phủ Anh chứ không hoạt động độc lập như các hãng tin của Mỹ./.
Theovov.vn
Theo_Giáo dục thời đại
Kế hoạch bom hạt nhân của Nga bị lộ?
BBC đưa tin, kế hoạch bí mật của Nga về tên lửa hạt nhân tầm xa có tên gọi là Status-6 bị lộ trong một bản tin của truyền hình Nga về cuộc gặp giữa Tổng thống Putin và các tướng lĩnh quân đội ở Sochi.
Theo những hình ảnh trong bản tin, đó là loại bom hạt nhân có sức huỷ diệt. Được phóng từ tầu ngầm, quả bom này có thể gây ra sự nhiễm xạ trên diện rộng.
Status-6 được thiết kế nhằm "phá huỷ những cơ sở kinh tế quan trọng ở vùng biển và gây ra những tổn thất không nhỏ cho vùng biên giới của kẻ thù, khiến chúng không thể thực hiện các hoạt động kinh tế, quân sự cùng nhiều hoạt động khác trong thời gian dài".
Người phát ngôn của Tổng thống Nga, Dmitry Peskov, nói "Đúng là những thông tin mật này đã bị tiết lộ trong bản tin nhưng đã được xoá bỏ ngay sau đó. Nga sẽ cẩn trọng hơn để vụ việc này không tái diễn nữa".
Theo BBC, Nhật báo Rosiiskaya - một tờ báo thuộc Chính phủ Nga - đã đăng tải thông tin chi tiết về Status-6 ngay sau tuyên bố của ông Peskov nhưng không kèm theo bản vẽ cùng dự đoán về một loại bom "siêu phóng xạ". Vì vậy, rất có thể không phải thông tin này vô tình bị lộ. Theo bản vẽ về Status-6 trên kênh 1, phạm vi ảnh hưởng của Status-6 lên đến 10.000km và độ sâu đường đạn lên đến 1.000m. Được phát triển bởi Rubin - cục Thiết kế tàu ngầm ở St.Petersburg, Status-6 có thể được phóng đi bởi tàu ngầm có trang bị hạt nhân Belgorod 09852 và Khabarovsk 09851. Nhật báo Rosiiskaya đã gọi Status-6 là "tàu ngầm cỡ nhỏ di chuyển với vận tốc 185km/h và có thể tránh được mọi thiết bị định vị và các loại bẫy".
Theo hãng tin AP, loại bom hạt nhân như Status-6 đã được nhà vật lý hạt nhân Andrei Sakharov lên kế hoạch từ những năm 1950 và trong suốt thời Chiến Tranh Lạnh. 100 triệu tấn đầu đạn hạt nhân này được ví như cơn sóng thần cực mạnh có thể huỷ diệt toàn bộ vùng bờ biển của Mỹ và gây ta tình trạng nhiễm xạ mạnh.
Kế hoạch về bom hạt nhân của Nga bị lộ trên kênh truyền hình quốc gia
BBC đưa tin, trước khi kế hoạch Status-6 bị lộ trên sóng truyền hình quốc gia, Tổng thống Putin đã nói với các tướng lĩnh quân đội Nga rằng Mỹ và NATO đang nắm thế thượng phong nhờ hệ thống phòng vệ chống tên lửa toàn cầu và hoàn toàn phớt lờ đề nghị hợp tác từ Nga.
BBC dẫn lời Tổng thống Putin rằng "hệ thống phòng vệ của Mỹ và NATO là nỗ lực nhằm phá vỡ thế cân bằng về vũ khí hạt nhân chiến lược và về cơ bản làm suy yếu sự ổn định khu vực và toàn cầu". Tổng thống Putin đã tuyên bố hồi tháng Sáu rằng năm nay Nga sẽ đưa vào phục vụ thêm hơn 40 tên lửa đạn đạo xuyên lục địa. Theo BBC, Mỹ đang phát triển hệ thống phòng vệ tên lửa đạn đạo đặt dưới biển (BMD) nhằm chống lại nguy cơ đe doạ từ các tên lửa đạn đạo tầm ngắn và tầm trung từ Iran và từ một quốc gia mà Mỹ ví là "kẻ lừa đảo". Ngoài ra, các tên lửa phòng không của Mỹ sẽ được đặt ở Romania và Ba Lan. Tuy nhiên, Tổng thống Nga lại nói với các tướng lĩnh quân đội ở Sochi rằng "Nguy cơ từ tên lửa hạt nhân của Iran hoặc Triều Tiên mà Mỹ đề cập chỉ nhằm che đậy kế hoạch thật sự của họ nhằm trung hoà tiềm năng hạt nhân chiến lược của các cường quốc hạt nhân khác, trong đó có Nga. Nga sẽ tiếp tục phát triển hệ thống phòng vệ chiến lược có khả năng xuyên thủng bất kỳ hệ thống chống tên lửa nào". Theo nhật báo Rosiiskaya, Status-6 là một loại đầu đạn nhiệt hạch được phủ cobalt-59 mà khi phát nổ có thể biến thành đồng vị phóng xạ cobalt-60, có khả năng "cướp đi sinh mạng của tất cả sinh vật, kể cả người trốn dưới hầm trú ẩn. Dù chưa từng được thử nghiệm do hàm lượng phóng xạ có sức tàn phá khủng khiếp mà loại bom này gây ra nhưng chúng chính là công cụ làm suy yếu quyết tâm chiến đấu của đối thủ của Nga".
Hiếu Hồ (Theo BBC)
Theo_PLO
BBC cắt giảm hơn 1000 nhân viên vì khó khăn tài chính? Tập đoàn truyền thông BBC của Anh ngày 2/7 thông báo sẽ cắt giảm thêm hơn 1.000 nhân viên. Đây là một phần kế hoạch lâu dài tiết kiệm ngân sách và đối phó với sự thay đổi thói quen của khán giả xem truyền hình đang khiến thu nhập của hãng này bị giảm sút. BBC cho biết phần lớn số việc...