BBC: Lính Ukraine vượt biên giới vào Nga
Hơn 300 binh lính Ukraine đã băng qua biên giới vào lãnh thổ Nga trong lúc giao tranh ác liệt với phiến quân ly khai thân Nga ở miền đông.
Ông Andriy Lysenko, người phát ngôn an ninh Ukraine, cho biết 311 binh sỹ và lính biên phòng của họ đã &’đi vào lãnh thổ Nga’ tại trạm kiểm soát Gukovo ở phía đông Ukraine.
Quân đội Ukraine đang đẩy mạnh chiến dịch của họ ở miền đông
Ukraine đang tìm cách đưa họ trở lại thông qua các kênh ngoại giao, ông nói.
Trước đó, một quan chức an ninh Nga cho biết 438 binh lính Ukraine &’đào ngũ’ đã &’được cho tỵ nạn ở Nga’.
Khu vực biên giới giữa hai nước Nga và Ukraine đang rất căng thẳng trong khi Kiev cáo buộc quân Nga đang hỗ trợ phiến quân bằng việc bắn hàng loạt hỏa tiễn.
Nga đã loan báo họ sẽ tiến hành tập trận trên không ở khu vực biên giới trong tuần này. Phát ngôn nhân Bộ Quốc phòng Ukraine nói 100 máy bay sẽ tham gia vào cuộc tập trận này.
Trong khi đó, Bộ Ngoại giao Nga cáo buộc các lực lượng Ukraine sử dụng các tên lửa chiến thuật ở gần thành phố Donetsk.
Do hết đạn?
Trong thông cáo về quân đội Ukraine ở biên giới, ông Lysenko, phát ngôn nhân của Hội đồng Quốc phòng và An ninh Quốc gia Ukraine, đã bác bỏ thông tin do phía Nga đưa ra rằng binh lính Ukraine đã đào ngũ.
Video đang HOT
Binh sỹ Ukraine đang chuẩn bị bao vây các thành phố miền đông
Ông cũng bác bỏ tin tức rằng phe ly khai đã bắt được một số binh sỹ thuộc lực lượng Vệ binh Quốc gia Ukraine trong giao tranh.
Một phát ngôn nhân khác của quân đội Ukraine cho biết nhóm binh sỹ này đã đi vào lãnh thổ Nga sau khi hết đạn dược và đồ thiết yếu.
Trong lúc này, người dân ở một số thành phố miền đông Ukraine đang chuẩn bị cho khả năng bị bao vây khi quân chính phủ đang áp sát các thành phố Donetsk và Luhansk đang do phiến quân kiểm soát.
Người dân đang tích lũy lương thực và nhu yếu phẩm và qua đêm dưới tầng hầm trong khi có tin Luhansk trên thực tế đang bị bao vây và không có điện.
Nhiều trẻ em là nạn nhân của chiến sự ở Ukraine
Trong thông báo tập trận không quân, Bộ Quốc phòng Nga cho biết họ sẽ triển khai các máy bay chiến đấu Su-27, MiG-31, máy bay trực thăng Mi-24 và Mi-28 cùng với máy bay ném bom mới nhất của Nga Su-34.
Mỗi lần Nga thông báo một đợt tập trận mới thì đây đều được xem là màn thể hiện sức mạnh với Ukraine, phóng viên BBC nhận định.
Người phát ngôn Bộ Quốc phòng Nga nói với hãng tin Interfax rằng đây là cuộc tập trận đầu tiên trong một loạt các cuộc tập trận nhằm để nâng cao sự thống nhất của không quân.
Trước đây, Nga đã bị cáo buộc tăng cường quân lực và vũ khí dọc theo biên giới với Ukraine.
Theo NTD/BBC
G7 "tung" thêm đòn trừng phạt Nga, Ukraine cảnh báo "chiến tranh thế giới"
Nhóm 7 nước công nghiệp phát triển (G7) đã nhất trí áp dụng lệnh trừng phạt mới đối với Nga do liên quan đến cuộc khủng hoảng Ukraine, trong khi đó Ukraine tố Nga muốn khởi động một cuộc "chiến tranh thế giới" thứ 3.
Lính Ukraine đã dựng các chốt chặn ở thành phố Sloviansk, miền đông nước này, nơi những người biểu tình đã chiếm các tòa nhà chính quyền.
Động thái trên cho thấy G7 (Mỹ, Anh, Pháp, Đức, Ý, Canada, Nhật) đang ngày một gia tăng áp lực lên Kremlin, thành viên đã bị nhóm G7 loại khỏi G8 sau khi Nga cho sáp nhập Crimea, bán đảo nằm bên bờ Biển Đen từng thuộc Ukraine, vào tháng 3 vừa qua.
"Chúng tôi vừa nhất trí sẽ nhanh chóng áp dụng trừng phạt thêm với Nga", một tuyên bố chung của G7 cho hay.
"Do sự khẩn thiết trong việc bảo toàn cơ hội cho cuộc bầu cử tổng thống Ukraine vào tháng tới thành công và hòa bình, chúng tôi đã cam kết hành động khẩn nhằm gia tăng các trừng phạt đã có và các biện pháp gia tăng cái giá mà Nga phải trả cho hành động của mình".
Những tuyên bố cứng rắn trên được đưa ra sau khi Tổng thống Mỹ Obama, hiện đang công du Seoul, nói chuyện qua điện thoại với các lãnh đạo cấp cao của châu Âu, mà theo Bộ Ngoại giao Mỹ là minh chứng cho thấy các đồng minh đang sát cánh bên nhau.
Tuy nhiên, một quan chức cấp cao của Mỹ nhấn mạnh các biện pháp trừng phạt của mỗi nước không giống nhau. Nhiều nền kinh tế châu Âu hiện đang gắn kết chặt chẽ với Nga, nhà cung cấp năng lượng chính của họ.
"Mỗi nước sẽ quyết định dùng biện pháp trừng phạt nào", ông cho hay. "Những biện pháp trừng phạt này sẽ được phối hợp và bổ trợ cho nhau, nhưng không nhất thiết phải giống nhau. Trừng phạt của Mỹ có thể được đưa ra ngay vào thứ hai tới".
Ngoài ra, nhóm G7 còn ca ngợi "sự kiềm chế" của chính quyền mới ở Kiev, khi đối phó với những người biểu tình có vũ trang ở đông Ukraine, những người đã chiếm các tòa nhà chính quyền ở đó.
"Ngược lại, Nga lại không có biện pháp cụ thể nào để hỗ trợ thỏa thuận Geneva (thỏa thuận đạt được giữa Mỹ, Nga, EU và Ukraine vào tuần trước nhằm làm giảm căng thẳng)".
"Nga không công khai ủng hộ hiệp ước, cũng không lên án hành động của những người biểu tình đòi ly khai nhằm gây bất ổn Ukraine, cũng không kêu gọi các chiến binh vũ trang rời các tòa nhà chính phủ họ đã chiếm một cách hòa bình và buông vũ khí" - G7 cáo buộc.
Trong khi đó, các nguồn tin cho biết các biện pháp trừng phạt sẽ nhắm tới các cá nhân nhưng sẽ không chống lại các ngành trong nền kinh tế Nga. Chính phủ Mỹ được cho là đang giữ "quyền lực" trừng phạt này cho trường hợp lượng Nga tiến vào nước láng giềng phía tây của họ.
Ukraine cảnh báo "Thế chiến III"
Trong khi đó Thủ tướng lâm thời Ukraine Arseniy Yatsenyuk cho hay thế giới chưa quên Thế chiến II và cáo buộc Nga muốn khởi động "thế chiến III".
"Việc Nga ủng hộ cho những kẻ khủng bố ở Ukraine đã cấu thành nên tội ác quốc tế và chúng tôi kêu gọi cộng đồng quốc tế hợp nhất chống lại sự hiếu chiến của Nga", ông Yatsenyuk tuyên bố.
"Chúng tôi không còn loại trừ khả năng Nga can thiệp quân sự vào Ukraine trong những ngày tới", hãng tin AFP dẫn một nguồn tin ngoại giao cho biết. Người này cũng nhắc đến động thái đại sứ Nga tại Liên hợp quốc Vitaly Churkin "đã bị triệu về Mátxcơ va khẩn cấp".
Căng thẳng ở đông Ukraine càng bị đẩy tăng cao kể từ khi quân đội Ukraine tiến hành cuộc tấn công mới nhằm vào thành phố Slavyansk đang bị người biểu tình chiếm đóng và lực lượng phản đối được cho là đã bắn hạ một trực thăng quân sự của Ukraine.
Kiev công bố lực lượng của họ đang tìm cách "phong tỏa" những người biểu tình chiếm giữ thành phố Slavyansk. Theo AFP, lính Ukraine được trang bị tận răng đã lập một chốt kiểm soát cách thành phố khoảng 15km.
Vào ngày thứ năm, xe tăng Ukraine và lính đặc công đã tiến hành một cuộc tấn công chớp nhoáng vào Slavyansk, khiến ít nhất 2 người thiệt mạng. Lực lượng biểu tình ở Slavyansk hôm qua tuyên bố sẽ không đầu hàng.
Nga đã phản ứng với cuộc tấn công quân sự của Ukraine bằng lệnh tập trận mới ở giáp biên giới Ukraine. Ngoại trưởng Nga Lavrov cáo buộc cuộc tấn công là một phần âm mưu của Mỹ nhằm "chiếm Ukraine" để thực hiện cho "những tham vọng địa chính trị của mình và không phải cho lợi ích của người dân Ukraine".
Vũ Quý
Tổng hợp
Lithuania tố Nga tăng cường máy bay áp sát không phận các nước Baltic Lithuania cho biết số lần NATO phải điều máy bay cất cánh theo dõi máy bay Nga áp sát không phận các nước vùng Baltic đã tăng nhanh, lên mức 1 lần/tuần, một dấu hiệu gây lo ngại cho các quốc gia trong vùng về hành động ngày càng "mạnh tay" của Nga. Ảnh minh họa "Số vụ máy bay NATO (Tổ chức...