Bayer đồng hành cùng Ngày An toàn cho Bệnh nhân lần đầu tiên năm 2019
Vừa qua Bayer vinh dự là một trong những đơn vị đồng hành cùng Hội nghị khoa học toàn quốc lần thứ 8 do Tổng hội Y học Việt Nam phối hợp với Bộ Y tế tổ chức tại Hà Nội vào ngày 25/10/2019.
PGS.TS. Nguyễn Thị Xuyên, Chủ tịch Tổng hội Y học Việt Nam và PGS. TS. Nguyễn Trường Sơn, Thứ trưởng Bộ Y tế tặng hoa và chứng nhận cho các nhà tài trợ
Với chủ đề “Quản lý các bệnh không lây nhiễm tại y tế cơ sở ở các nước Đông Nam Á”, hội nghị thu hút gần 500 đại biểu là Lãnh đạo các Bộ, Ban, Ngành Trung ương, các nhà khoa học, thầy thuốc từ các Hội thành viên của Tổng hội y học Việt Nam, trường Đại học, Sở Y tế, Bệnh viện trên toàn quốc, đại diện Tổ chức y tế Thế giới tại Việt Nam và đại diện của Hội Y học các nước Thái Lan, Indonesia, Singapore, Myanmar. Hiện nay, bệnh không lây nhiễm như bệnh tim mạch, đái tháo đường, ung thư, bệnh đường hô hấp mạn tính, rối loạn tâm thần của người cao tuổi… đang là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu tại Việt Nam. Các báo cáo viên tại hội nghị đã cập nhật thực trạng điều trị và chia sẻ kinh nghiệm cũng như đề xuất các giải pháp để quản lý hiệu quả các bệnh không lây nhiễm tại y tế cơ sở.
Để đảm bảo chất lượng điều trị và chất lượng cuộc sống cho người bệnh, việc sử dụng thuốc an toàn là vấn đề đang được xã hội, cộng đồng quan tâm. Bên cạnh đó, chúng ta đang đối mặt với sự già hóa dân số ngày càng gia tăng. Đại diện Trung tâm Quốc gia về Thông tin thuốc và Theo dõi phản ứng có hại của thuốc, PGS.TS. Nguyễn Hoàng Anh – Giám đốc đã trình bày trước toàn thể hội nghị về vấn đề đảm bảo an toàn trong sử dụng thuốc cho người cao tuổi. Theo PGS.TS. Nguyễn Hoàng Anh, cùng với xu hướng già hóa dân số toàn cầu, Việt Nam hiện nay có khoảng 5,2 triệu người cao tuổi> 65 tuổi. Tình trạng đa bệnh lý, đa thuốc cùng với việc sử dụng một số nhóm thuốc có khả năng không phù hợp có thể làm tăng nguy cơ biến cố bất lợi khi sử dụng thuốc cho người cao tuổi. Trong bối cảnh này, cần đảm bảo sử dụng thuốc an toàn ở người cao tuổi thông qua việc hạn chế tối đa sử dụng các thuốc không phù hợp, góp phần nâng chất lượng điều trị cũng như giảm chi phí điều trị trong lĩnh vực lão khoa.
PGS. TS. Nguyễn Hoàng Anh, Giám đốc Trung tâm Quốc gia về Thông tin thuốc và Theo dõi phản ứng có hại của thuốc trình bày bài “Đảm bảo an toàn trong sử dụng thuốc cho người cao tuổi” trong hội nghị
Kể từ năm 2019, ngày 17 tháng 9 hàng năm được Tổ chức Y tế Thế giới khởi xướng và trở thành ngày An toàn cho Bệnh nhân. Đây là một chiến dịch toàn cầu nhằm nâng cao nhận thức của các bên liên quan trong toàn bộ hệ thống chăm sóc y tế, cùng nhau phối hợp để đảm bảo an toàn cho bệnh nhân. “Tại Bayer, sự an toàn của bệnh nhân luôn được đặt lên hàng đầu. Chúng tôi cam kết đồng hành cùng các đối tác trong các nỗ lực và hành động chung nhằm góp phần nâng cao việc sử dụng thuốc an toàn và đúng cách cho bệnh nhân. Bayer cũng rất quan tâm đến việc nghiên cứu phát triển thuốc mới cho đối tượng bệnh nhân cao tuổi có bệnh mạn tính” bác sĩ Lynette Moey, Tổng Giám đốc Bayer Việt Nam cho biết.
P.V
Theo Tiền phong
Video đang HOT
40% ca tử vong trước 70 tuổi vì bệnh không lây nhiễm
Ngày 25/10, hội nghị khoa học toàn quốc về quản lý các bệnh không lây nhiễm tại y tế cơ sở ở các nước Đông Nam Á, do Tổng hội y học Việt Nam tổ chức, đã diễn ra tại Hà Nội.
Hội nghị khoa học toàn quốc lần thứ VII năm 2019 về quản lý các bệnh không lây nhiễm tại y tế cơ sở ở các nước Đông Nam Á. Ảnh: Minh Thúy
Phát biểu khai mạc hội nghị, PGS.TS. Nguyễn Thị Xuyên - Chủ tịch Tổng hội Y học Việt Nam, Chủ tịch Hội y học các nước Đông Nam Á - cho biết: "Bệnh không lây nhiễm đang trở thành nhóm bệnh có số lượng tử vong cao nhất trên thế giới với khoảng 40 triệu người tử vong hàng năm (chiếm 70-75% số ca tử vong trên toàn cầu). Tại Việt Nam, cứ 10 người tử vong thì có 7 người mắc bệnh không lây nhiễm, chủ yếu là các bệnh như: tim mạch, đái tháo đường, ung thư, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính.
PGS.TS. Nguyễn Thị Xuyên - Chủ tịch Tổng hội Y học Việt Nam, Chủ tịch Hội y học các nước Đông Nam Á
Ước tính trung bình mỗi năm nước ta có khoảng 12,5 triệu người bị tăng huyết áp, 3,5 triệu người mắc đái tháo đường, 2 triệu người mắc bệnh tim, phổi mạn tính và 126.000 ca mắc mới ung thư, rối loạn tâm thần - thường gặp ở người cao tuổi, trầm cảm, sa sút trí tuệ. Hằng năm, các bệnh không lây nhiễm là nguyên nhân của 73% trường hợp tử vong, trong đó 40% ca tử vong trước 70 tuổi.
Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng trên là do người dân chưa có ý thức phòng bệnh, 45% nam giới hút thuốc lá, 77% dân số uống rượu, chế độ dinh dưỡng không phù hợp, số người thừa cân, béo phì tăng.
Bên cạnh đó, người dân vẫn còn sử dụng muối cao gấp đôi so với khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) là 9,4 gram/ngày).
Ngoài ra, tỷ lệ người mắc bệnh tăng huyết áp, đái tháo đường, tim mạch, ung thư, tâm thần được phát hiện sớm và quản lý điều trị còn thấp, chỉ dưới 50%.
Trước thực trạng đó, để khống chế, đẩy lùi bệnh không lây nhiễm, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Chiến lược quốc gia phòng, chống bệnh ung thư, đái tháo đường, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, hen phế quản và các bệnh không lây nhiễm khác giai đoạn 2015-2025" - PGS.TS. Nguyễn Thị Xuyên nói.
Theo PGS. TS. Nguyễn Trường Sơn - Thứ trưởng Bộ Y tế: Toàn cầu hóa, đô thị hóa, sự thay đổi môi trường là những tác nhân làm gia tăng lối sống không lành mạnh: hút thuốc lá, uống rượu bia, ít vận động thể lực, ăn uống không hợp lý.
Theo WHO, 80% bệnh tim mạch giai đoạn đầu, đột quỵ và đái tháo đường type 2 , trên 40% ung thư có thể phòng ngừa được nếu có chế độ ăn uống hợp lý, hoạt động thể lực đều đặn, không hút thuốc lá.
PGS. TS. Nguyễn Trường Sơn - Thứ trưởng Bộ Y tế
Ước tính trong năm 2016, tại Việt Nam có 548.000 ca tử vong, trong đó tử vong do bệnh không lây nhiễm chiếm 77%. Bộ Y tế và các bộ, ngành liên quan Việt Nam đang trong tiến trình thực hiện tốt kế hoạch toàn cầu về bệnh không lây nhiễm, đạt được 9 trong 19 chỉ số đánh giá tiến độ và năng lực đáp ứng quốc gia về phòng, chống bệnh không lây nhiễm." - PGS. TS. Nguyễn Trường Sơn nói.
Chia sẻ về vấn đề quản lý các bệnh không lây nhiễm tại các trạm y tế xã, ThS. Nguyễn Trọng Khoa - Phó Cục trưởng Cục Quản lý khám, chữa bệnh, Bộ Y tế - cho biết: Ung thư, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD) và hen phế quản vẫn chưa được quản lý có hiệu quả ở các trạm y tế xã. Thực tế cho thấy, các loại thuốc biệt dược, có hiệu quả cao trong điều trị các bệnh không lây nhiễm tại các trạm y tế vẫn còn thiếu. Không chỉ vậy, vấn đề can thiệp yếu tố nguy cơ, tư vấn, theo dõi, giám sát bệnh không lây nhiễm vẫn còn gặp nhiều khó khăn. Phần lớn các bệnh nhân đến khám và phát hiện mắc các bệnh không lây nhiễm khi bệnh đã ở giai đoạn muộn gây khó khăn trong quá trình điều trị.
ThS. BS. Nguyễn Trọng Khoa - Phó cục trưởng Cục Quản lý khám, chữa bệnh, Bộ Y tế
Thời gian tới, ngành y tế sẽ tiếp tục triển khai các hoạt động trọng tâm nâng cao năng lực chuyên môn, giảm yếu tố nguy cơ, thực hiện hướng dẫn chuyên môn, khám và phát hiện sớm bệnh không lây nhiễm, đồng thời, tiếp tục cập nhật, ban hành các hướng dẫn chuyên môn.
"Đặc biệt, cần đảo ngược tháp cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe đối với các bệnh không lây nhiễm. Y tế cơ sở phải là đơn vị chính trong quản lý các bệnh không lây nhiễm.
Cần có chính sách khuyến khích cơ sở tuyến trên tập trung chuyển giao kỹ thuật cho tuyến dưới. Từ đó, định hướng về chính sách, tài chính và tính giá dịch vụ y tế dự phòng." - ThS. BS. Nguyễn Trọng Khoa nói.
Toàn cảnh hội nghị
Theo báo cáo của Hội Y học Indonesia, hầu hết người dân có xu hướng ăn thực phẩm không lành mạnh, thiếu hoạt động thể lực,... dẫn đến tình trạng gia tăng mắc các bệnh không lây nhiễm. Có tới 24,5% dân số sử dụng thức ăn có lụong muối cao, hơn 80% người bị ảnh hưởng bởi khói thuốc lá.
Do đó, để phòng, chống các bệnh không lây nhiễm cần tập trung phát triển y tế cộng đồng để nâng cao nhận thức cho người dân, tăng cường sàng lọc sớm các bệnh không lây nhiễm.
Đại biểu tham dự chụp ảnh lưu niệm tại hội nghị
Với chủ đề "Quản lý các bệnh không lây nhiễm tại y tế cơ sở ở các nước Đông Nam Á", hội nghị năm nay có 18 báo cáo khoa học vủa 6 chuyên ngành gồm các chuyên ngành về tim mạch, nội tiết đái tháo đường, hô hấp, ung thư, tâm thần, nhi khoa. Trong đó, có 4 báo cáo của 4 hội y học các nước Đông Nam Á gồm: Thái Lan, Singapore, Myanmar, Indonesia chia sẻ kinh nghiệm quản lý các bệnh không lây nhiễm.
Theo viettimes
200 bác sĩ sẽ được đào tạo tầm soát phát hiện tăng huyết áp 200 bác sĩ sẽ được đào tạo hướng dẫn tầm soát phát hiện tăng huyết áp và các yếu tố nguy cơ tim mạch ở cấp huyện thuộc 63 tỉnh, thành phố. Ngày 9-11, tại Hội nghị Tim mạch toàn quốc đã diễn ra chương trình Bệnh lý tim mạch và sức khỏe tâm thần trong bối cảnh bệnh lý không lây nhiễm...