Bảy trường hợp không nên động đến rượu bia dù chỉ một giọt? Có bạn trong đó không?
Ngày nay, rượu là một thứ không thể thiếu trong các bàn tiệc, tuy nhiên có những trường hợp không nên sử dụng rượu bia để tránh gây ra những ảnh hưởng rất xấu tới sức khỏe.
Từ thời xa xưa đến nay, rượu là một thứ không thể thiếu trong những bữa tiệc tiếp khách hay những buổi party thân mật. Không thể phủ nhận rằng rượu bia là cầu nối giao lưu, là chất xúc tác giúp các mối quan hệ giữa người với người trở nên mật thiết hơn.
Tuy nhiên có những người tuyệt đối không nên sử dụng rượu bia, nếu không sẽ gây ra ảnh hưởng rất xấu tới sức khỏe của bản thân.
Rượu bia là cầu nối giữa các mối quan hệ trong xã hội, tuy nhiên có những trường hợp không nên sử dụng rượu bia để tránh những ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe.
1, Người mắc bệnh gan
Những người mắc bệnh về gan không nên sử dụng rượu bia. Vì rượu bia sau khi được dung nạp vào cơ thể sẽ do gan tiến hành chức năng phân giải. Quá trình này sẽ mang đến những tác dụng độc hại cho các tế bào trong cơ thể và bộ phận chịu ảnh hưởng nặng nề nhất chính là gan.
Thêm vào đó, gan của những người này vốn đã bị tổn thương, khả năng phân giải độc tố đã bị suy giảm, lúc này tiếp tục uống rượu bia sẽ khiến bệnh tình chuyển biến xấu, dễ dẫn đến sơ gan và viêm gan.
2, Người mặc bệnh về dạ dày
Nồng độ cồn trong rượu hay cả lượng khí CO2 trong bia sẽ kích thích dạ dạy tiết ra axit gây tổn thương niêm mạc dạ dày, dẫn đến các triệu chứng khó tiêu, đau bụng, hay nghiêm trọng hơn là xuất huyết dạ dày, thủng dạ dày, có thể gây nguy hiểm đến tính mạng. Vì vậy những người bị viêm loét dạ dày tuyệt đối không nên sử dụng rượu bia.
Video đang HOT
Rượu bia có tác hại rất lớn đối với tim, gan và dạ dày
3, Người mắc bênh tim
Những người mắc bệnh tim không thể uống rượu bia, bởi vì rượu bia tạo cho cơ thể cảm giác hứng phấn và kích động, thúc đẩy tốc độ nhịp đập của tim, điều này rất dễ dẫn đến hậu quả khó lường với những người mắc các căn bệnh về tim.
4, Người mắc bệnh huyết áp, mỡ máu, tiểu đường
Những người bị cao huyết áp, máu nhiễm mỡ hay tiểu đường nếu sử dụng rượu bia sẽ rất dễ khiến bệnh tình trở nên trầm trọng hơn. Trong đó, người cao huyết áp sử dụng rượu bia sẽ bị giãn mạch máu, tăng huyết áp và vỡ động mạch. Đối với những người bị tiểu đường, sử dụng rượu bia sẽ dẫn đến tình trạng hạ đường huyết, đau đầu chóng mặt, buồn nôn, thậm chí là hoảng loạn hoặc hôn mê.
Người mắc bệnh huyết áp, mỡ máu, tiểu đường cũng tuyệt đối không nên sử dụng rượu bia
5, Người mắc bệnh sỏi niệu
Lúa mạch là thành phần chính để tạo nên bia, có chứa axit oxalic, can-xi và guanine nucleotit, dễ dàng kết đá khi chúng đi vào cơ thể. Do đó, bệnh nhân bị sỏi niệu không nên dùng rượu bia nếu không muốn khiến tình trạng trở nên xấu hơn.
6, Người mắc những bệnh liên quan đến mắt
Chất Metan trong rượu có thể làm tổn thương võng mạc và làm giảm khả năng tạo ra sắc tố của võng mạc, làm cho mắt khó thích nghi với sự thay đổi ánh sáng. Do đó, người bị tăng nhãn áp, đục thủy tinh thể và các bệnh về mắt khác không thể uống rượu.
7, Phụ nữ có thai
Phụ nữ có thai tuyệt đối nên tránh uống rượu, vì khi rượu thâm nhập vào bào thai sẽ gây ảnh hưởng đến sự phát triển thần kinh và tứ chi của bé, dễ dẫn đến những hậu quả khó lướng cho trẻ, thậm chí là bị dị dạng.
Hoa Anh Thịnh
Theo Toutiao/ĐSPL
Ai có nguy cơ mắc dị vật đường tiêu hóa?
Nguy cơ mắc dị vật có thể gặp bất kỳ đối tượng nào, không phân biệt tuổi tác và giới. Tuy nhiên, những đối tượng dễ mắc là trẻ em và người già.
Những người nào có nguy cơ mắc dị vật trong đường tiêu hóa.
Mới đây bệnh nhân N.D.L 43 tuổi (Hà Nội) xuất hiện chứng ợ hơi, ợ chua sau bữa cơm tối thấy đau và triệu chứng trên tăng hơn nên vào Bệnh viện đa khoa MEDLATEC khám.
Tại đây, các bác sĩ đã phát hiện một dị vật dài không nhỏ, nhọn nằm trong hang vị và được xử lý lấy ra an toàn kịp thời.
Cảnh báo dị vật đường tiêu hóa
Theo cảnh báo của bác sĩ, nguy cơ mắc dị vật có thể gặp bất kỳ đối tượng nào, không phân biệt tuổi tác và giới. Trẻ em hay có thói quen ngậm, mút các đồ vật trong khi chơi. Người có răng yếu, hoặc có răng giả. Người cao tuổi, người mắc bệnh tâm thần. Người có thói quen ăn uống không cẩn thận (ăn nhanh, nuốt vội...). Người có tiền sử phẫu thuật dạ dày - tá tràng (cắt dạ dày - tá tràng, nối vị tràng...).
Bên cạnh đó, người có bệnh lý ở dạ dày - tá tràng: hẹp môn vị, làm ứ đọng thức ăn hoặc người có bệnh viêm tụy mạn và trẻ em ăn nhiều quả chát: ổi xanh, quả sim, xoài xanh,... cũng có nguy cơ dễ hình thành dị vật trong dạ dày - tá tràng,...
Các bác sỹ lấy dị vật cho bệnh nhân (Ảnh BVCC).
Triệu chứng bị mắc dị vật
BS Bùi Văn Long - Chuyên khoa Tiêu hóa, Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC cho biết: Bệnh nhân khi mắc dị vật đường tiêu hóa thường có biểu hiện nuốt đau, đau cổ, đau ngực tăng dần, thì nên đi khám ngay, tránh để gây biến chứng nguy hiểm.
Bệnh nhân L. kể: Trước vào viện 1 ngày, sau ăn có ngậm tăm và nằm ngủ quên không rõ đã bỏ tăm đi chưa.
Qua trường hợp này, BS Long khuyến cáo: Người dân nên hạn chế ngậm tăm sau ăn bởi có nhiều nguy hiểm dình dập qua thói quen này.
Biến chứng nguy hiểm từ dị vật
Nếu mắc phải dị vật sắc nhọn trong thời gian dài có thể gây tổn thương niêm mạc đường tiêu hóa, gây ra xuất huyết tiêu hóa. Dị vật có thể đâm thủng ống tiêu hóa gây áp-xe trong thành ống tiêu hóa hoặc viêm phúc mạc,... Nguy hiểm nhất là dị vật ở thực quản có thể đâm vào động mạch chủ gây tử vong tức thì.
Một số trường hợp, bệnh nhân có thể bị ngộ độc do các thành phần là các chất độc có trong dị vật...
Minh Châu
Theo GDTĐ
4 sai lầm khi ăn mít khiến bạn rước bệnh, nhất là điều cuối cùng hầu như ai cũng mắc Những sai lầm khi ăn mít dưới đây khiến cho bạn bị nóng trong, mắc bệnh dạ dày, ảnh hưởng hệ tiêu hóa. Ăn mít lúc đói Khi bạn ăn mít vào lúc đói được thưởng thức vài miếng mít là điều rất tuyệt, nhưng thực tế ăn mít khi đói sẽ khiến hàm lượng đường trong máu đột ngột tăng cao, gây...