“Bay trên tổ chim cúc cu”: Bài ca vĩnh hằng về cuộc sống
“Bay trên tổ chim cúc cu” là một bộ phim vừa sảng khoái vừa bi thương, chạm tới những câu hỏi sâu xa, phức tạp nhất về tự do và khuôn khổ, cá nhân và hệ thống, bình thường và bất thường, tỉnh táo và điên loạn…
Sức sống của hai siêu phẩm kinh điển
Phim “One Flew Over the Cuckoo’s Nest” (Bay trên tổ chim cúc cu – 1975) là một trong những bộ phim đáng xem nhất của điện ảnh Mỹ, được chuyển thể từ cuốn tiểu thuyết nổi tiếng cùng tên, xuất bản năm 1962, của nhà văn Ken Kesey.
Trong lịch sử các lễ trao giải Oscar, đây là bộ phim thứ hai giành được bộ giải “ngũ tuyệt” gồm Phim, Nam diễn viên chính (Jack Nicholson vào vai McMurphy), Nữ diễn viên chính (Louise Fletcher vào vai y tá trưởng Ratched), Đạo diễn và Kịch bản xuất sắc nhất. Phim đứng thứ 33 trong danh sách 100 bộ phim đáng xem nhất của Viện phim Mỹ.
Jack Nicholson vào vai McMurphy
“Bay trên tổ chim cúc cu” lấy bối cảnh ở một trại tâm thần với đầy những quy tắc kỷ luật cứng nhắc, thậm chí điên rồ. Mọi quy tắc đó đảo lộn khi nhân vật nam chính McMurphy xuất hiện. Bất trị như một chú ngựa hoang, hắn vào viện để trốn án phạt lao động và không hề có ý định “cứu rỗi” đám bệnh nhân tâm thần Cấp tính.
Nhưng chính trong những ngày sống ở trại, tình yêu tự do, sở thích tung hoành của hắn đã làm nên một cuộc cách mạng, tạo nên mối liên kết giữa những bệnh nhân tâm thần, nhắc họ nhớ về cuộc sống, về cá tính của mình trước khi vào trại, về những điều đẹp đẽ của một kẻ đã-từng-là-mình trước khi trở thành bệnh nhân tâm thần.
Sự nổi loạn của đám bệnh nhân đã thách thức trật tự đạo đức giả mà y tá trưởng Ratched cùng đám hộ lý áp đặt lên các bệnh nhân. Một cuộc chiến bất cân sức bắt đầu. Đúng như cuộc đời, kẻ yếu không thể thắng, McMurphy đã chết dữ dội như cách hắn từng sống.
Louise Fletcher vào vai y tá trưởng Ratched
Trật tự độc ác và quỷ quyệt trong bệnh viện tâm thần đã không giết hẳn McMurphy, nhưng nó cũng không thể bắt hắn sống theo cách nó muốn…
“Bay trên tổ chim cúc cu” là một bộ phim vừa sảng khoái vừa bi thương, chạm tới những câu hỏi sâu xa, phức tạp nhất về tự do và khuôn khổ, cá nhân và hệ thống, bình thường và bất thường, tỉnh táo và điên loạn…
“Bay trên tổ chim cúc cu” trong văn học là một kiệt tác văn chương, nằm trong danh sách những cuốn tiểu thuyết vĩ đại nhất thế kỷ 20. “Bay trên tổ chim cúc cu” trong điện ảnh là một siêu phẩm kinh điển, chiến thắng ở tất cả các đề cử quan trọng nhất của giải Oscar.
Cả hai tác phẩm này đều có sức mạnh của tinh thần nhân văn, của “nghệ thuật vị nhân sinh”, khiến người ta không bao giờ có thể lãng quên một khi đã xem phim hoặc đã đọc truyện.
Bộ phim “Bay trên tổ chim cúc cu” khi ra mắt đã nhận được nhiều lời khen ngợi từ giới phê bình, đặc biệt là diễn xuất hoàn hảo của các nhân vật đã đem hơi thở cuộc sống rất đời, rất người vào trong tác phẩm, đem lại những hào hứng, phấn khích, buồn bã, xót thương rất chân thật cho người xem.
McMurphy – Một biểu tượng mãnh liệt về tình yêu tự do
Bộ phim xoay quanh nhân vật McMurphy, khoảng 4/5 bộ phim, người xem được cười sảng khoái với những trò quỷ quyệt mà hắn thực hiện rất thành công để dắt mũi mụ y tá trưởng và các hộ lý. 1/5 thời lượng phim còn lại khắc họa bi kịch của McMurphy – một bi kịch mà người ta có thể hiểu theo nhiều cách…
Người ta có thể hiểu McMurphy đã thực hiện hoàn hảo cuộc cách mạng khi hắn truyền tình yêu tự do và khát khao sống cho các bệnh nhân Cấp tính, ngay cả con người vốn đã giả câm giả điếc suốt bao năm như “thủ lĩnh da đỏ” Bromden cũng sực tỉnh khi “chưa bao giờ, trước khi hắn (McMurphy) xuất hiện, ở đây lại có mùi mồ hôi của một người đàn ông, mùi bụi bặm, rơm cỏ từ những cánh đồng bao la và công việc nặng nhọc”.
Người ta cũng có thể hiểu McMurphy đã mất tất cả trong cuộc chiến “tử vì đạo”. Hy sinh vì tình yêu tự do và cuộc sống, hắn đã nhận lấy cái kết bi đát nhất mà ngày đầu khi ngông nghênh bước vào trại tâm thần có lẽ dù trong lúc chán nản, thất vọng nhất, hắn cũng không thể hình dung ra.
Việc McMurphy nghĩ gì cũng luôn là bí ẩn đối với người xem. Đó là lý do mà người xem sẽ vừa ngạc nhiên thú vị vừa lo lắng thất vọng khi thấy McMurphy nằm ngủ ngon lành bên cửa sổ mở toang của phòng bệnh, bị mụ y tá trưởng và tụi hộ lý “bắt tại trận” sau cuộc vui tới bến mà hắn đã mở ra để chia tay các bệnh nhân trước khi “vượt ngục”.
Thoạt tiên, người ta nghĩ có lẽ McMurphy say sưa chè chén nên ngủ quên và chẳng kịp tẩu thoát, nhưng nhanh chóng người ta cũng hiểu rằng, với một kẻ tinh ranh như McMurphy, không có chuyện hắn gặp sai lầm trong một kế hoạch đã vạch ra hoàn hảo.
Quyết định ở lại bên các con bệnh tâm thần, hắn đã thực sự trở thành biểu tượng cao cả của tình yêu tự do. Hắn không chỉ quan tâm tới sự tự do của riêng mình mà còn muốn khơi dậy tình yêu tự do ở những người xung quanh, sẵn sàng mạo hiểm bản thân để sát cánh bên bạn bè.
Video đang HOT
Sau khi dám đứng lên thách thức cái trật tự độc ác và quỷ quyệt trong bệnh viện, sau khi dẫn dắt các con bệnh Cấp tính nổi loạn, sau khi “vượt ngục” đưa họ đi câu cá ngoài biển, cùng họ nhậu nhoẹt túy lúy say sưa, sau khi làm thay đổi hoàn toàn những con bệnh Cấp tính, sau khi trở về ngạo nghễ từ phòng điều trị sốc điện kinh hoàng… Liệu có thể coi McMurphy đã thất bại đau thương?
McMurphy quyết định không bỏ trốn mà sẽ đi tới cùng của niềm hy vọng, cuối cùng, chỉ để chuốc lấy thất vọng, nhưng dù bỏ qua cơ hội giải thoát chính mình, McMurphy đã làm bừng tỉnh tất cả các con bệnh Cấp tính.
Nhà phê bình phim Pauline Kael cho rằng phim “chứa đựng những ẩn dụ phản ánh phần nào những chấn động trong xã hội Mỹ trước cuộc chiến tranh Việt Nam”. Khi đó, bệnh viện tâm thần là ẩn dụ cho xã hội Mỹ thập niên 1970 đề cao sự tuân thủ.
Các bệnh nhân đều ngoan ngoãn, dễ bảo, tuy vậy, tận sâu trong tâm hồn, họ có những bất ổn, rối loạn, họ không ý thức được thật sự mình là ai, mình đang ở đâu, cần làm gì và tại sao phải làm vậy cho tới khi xuất hiện “nhà cách mạng” McMurphy.
Lúc đó, người ta mới phát hiện ra rằng Bromden không điếc, Billy không nói lắp, các bệnh nhân khác cũng có thể trở nên mạnh dạn. Họ không cần phải uống thuốc, nghe nhạc, thảo luận nhóm…
Họ cần một thủ lĩnh tinh thần như McMurphy, để dạy họ cách sống tự do, phóng khoáng, để xem bóng chày, để đi câu cá, để chơi bóng rổ, để say sưa, để tình tự… Ở đây, bắt đầu xuất hiện mâu thuẫn giữa tinh thần tự do phóng khoáng và hệ thống khuôn khổ cứng nhắc.
McMurphy – một kẻ đi tù vì hay gây gổ và quan hệ với trẻ vị thành niên, bị gửi tới trại tâm thần, từng lớn lên nơi “đầu đường xó chợ”, sống tự do, phóng túng, nhưng McMurphy lại là người duy nhất hiểu rằng các bệnh nhân ở đây chẳng điên hơn một gã “ngáo ngơ” vất vưởng ngoài đường. Hắn đối xử với họ bình đẳng và vì vậy cũng đối xử với họ rất nhân đạo.
McMurphy là một thủ lĩnh tinh thần, một người thầy giáo tận tụy, dạy những con người vốn bị cuộc sống làm cho tổn thương, biết cách trở lại với cuộc đời. Đôi khi tồn tại hay không không quan trọng bằng việc ta đã tồn tại như thế nào…
Theo Dantri
Dinh dưỡng cho người viêm mũi xoang cấp tính
Nên dùng các thực phẩm có tác dụng trừ phong, thanh nhiệt, thông mũi, như rau húng dũi, húng quế, bạc hà, sắn dây, hoa cúc, lá dâu tằm...
Viêm mũi xoang cấp tính có đặc điểm là thời gian mắc bệnh ngắn, nước mũi chảy nhiều, đau đầu, phát sốt, khứu giác bị suy giảm, thường thuộc nhiệt chứng, thực chứng. Nguyên nhân thường là cảm nhiễm phong nhiệt, cảm nhiễm thấp nhiệt gây nên. Ngoài ra, do môi trường sống ngày càng bị ô nhiễm, cũng là yếu tố gây ra viêm xoang mũi, số người mắc bệnh viêm xoang mũi ngày càng tăng.
Viêm xoang mũi cấp tính được chia thành 3 thể bệnh phong nhiệt, nhiệt thịnh và thấp nhiệt.
Thể phong nhiệt
Các triệu chứng thường gặp là mũi nghẹt, chảy nhiều nước mũi có màu trắng nhầy hoặc vàng, đau đầu, sốt, sợ lạnh, chất lưỡi hơi đỏ, rêu lưỡi trắng mỏng hoặc vàng mỏng. Nên dùng các thực phẩm có tác dụng trừ phong, thanh nhiệt, thông mũi, như rau húng dũi, húng quế, bạc hà, sắn dây, hoa cúc, lá dâu tằm...
Trà hoa cúc
Hoa cúc khô 10-12 g, bỏ cuống, rửa sạch. Bỏ hoa cúc vào bình ngâm với 100 ml nước sôi, chừng 10 phút là được. Uống thay nước trà. Thức uống này có tác dụng trừ phong, thanh nhiệt, tiêu viêm, thông mũi.
Trà hoa cúc có tác dụng trừ phong, thanh nhiệt, tiêu viêm, thông mũi. Ảnh: langviet
Trà hoa cúc, lá dâu
Hoa cúc 8-10 g, lá dâu tằm 8 g. Cả hai bỏ cuống, rửa sạch. Bỏ hoa cúc, lá dâu vào bình, ngâm với 150 ml nước sôi, chừng 10 phút là được. Uống thay nước trà.
Thức uống này có tác dụng trừ phong, thanh nhiệt, giải độc, thông mũi, sáng mắt, hạ huyết áp.
Trà sắn dây, kim ngân hoa
Sắn dây khô 12-16 g, kim ngân hoa khô 10 g, đường phèn 5 g.
Kim ngân hoa rửa sạch, sắn dây rửa sạch, cắt nhỏ. Cho tất cả vào nồi với 200 ml nước, nấu sôi bằng lửa nhỏ chừng 10 phút là được. Uống mỗi ngày thay trà. Thức uống này có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, tiêu viêm, thông mũi.
Một số món ăn có ích cho người bị viêm xoang thể phong nhiệt
Cháo gạo lứt, hoa cúc
Hoa cúc 15 g rửa sạch, gạo lứt 100 g vo sạch. Bỏ gạo, hoa cúc, vào nồi nấu chung thành cháo. Trước tiên dùng lửa lớn nấu sôi, sau đó vặn lửa nhỏ nấu thêm 45 phút là được, nêm gia vị vừa ăn. Mỗi ngày ăn 1 lần, vào lúc đói bụng.
Món cháo này có tác dụng tán phong nhiệt, thông mũi, tiêu viêm.
Canh thịt gà hoa cúc
Thịt gà 200 g rửa sạch, xắt miếng vừa ăn. Hoa cúc 50 g rửa sạch. Hành lá rửa sạch cắt khúc. Cho thịt gà và hoa cúc vào nồi cùng với 500 ml nước, dùng lửa lớn nấu sôi, sau đó vặn lửa nhỏ lại nấu thêm khoảng 1 giờ là được, nêm gia vị vừa ăn. Dùng ăn trong bữa cơm.
Món ăn này có tác dụng thanh nhiệt, khử phong, tiêu viêm, thông mũi.
Mực xào hoa cúc, nấm hương
Mực tươi 100 g, hoa cúc tươi 50 g, nấm hương 30 g, gừng tươi 5 g, hành tím 10 g, dầu ăn, muối, lượng thích hợp.
Mực cắt miếng, rửa sạch. Hoa cúc rửa sạch. Nấm hương rửa sơ, bỏ cuống, cắt làm 2. Gừng xắt sợi. Hành tím băm nhỏ.
Đun chảo nóng, cho dầu vào, chờ dầu nóng rồi cho gừng, hành, vào khử cho thơm. Cho mực, hoa cúc, nấm hương, và ít muối vào, dùng lửa nhỏ xào chừng 10 phút là được, nêm gia vị vừa ăn. Mỗi ngày ăn 1 lần, trong bữa cơm.
Món ăn này có tác dụng tăng sức đề kháng, thông khí, trừ phong thanh nhiệt.
Củ cải trắng xào giấm
Củ cải trắng 100 g, giấm ăn 5 ml, hành tím 10 g, muối, đường phèn, dầu ăn, lượng vừa đủ.
Củ cải trắng rửa sạch, xắt miếng; hành tím băm nhỏ. Đun chảo nóng, cho dầu vào, chờ dầu nóng rồi cho hành vào khử cho thơm. Tiếp theo, cho củ cải cùng giấm, muối, đường phèn vào trộn đều, xào chín là được, nêm gia vị vừa ăn. Mỗi ngày ăn 1 lần, trong bữa cơm.
Món ăn này có tác dụng thanh nhiệt giải độc, thông khí, tiêu viêm.
Thể nhiệt thịnh
Các triệu chứng thường gặp là mũi nghẹt, nước mũi đặc, có màu vàng, mùi hôi, niêm mạc mũi sưng đỏ, giảm khứu giác, đau đầu nhiều, sốt, miệng khô đắng, người nóng bứt rứt, chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng khô.
Nên dùng những thực phẩm có tác dụng trừ nhiệt, lợi thủy, thông mũi như atisô, mướp đắng, bí đao, cà chua, cải ngọt, mã đề, rau má, rau đắng, rau diếp quăn, cải xoong, đậu xanh, hoa cúc, bông súng, rau nhút, sương sâm, sương sáo, rau câu.
Nước cà chua rau cần tây
Cà chua một trái lớn rửa sạch, cắt miếng nhỏ. Rau cần tây 100 g rửa sạch, cắt từng đoạn ngắn. Cho cà chua, rau cần tây vào máy xay sinh tố cùng với 100 ml nước để xay nhuyễn. Sau khi xay, thêm 1 muỗng nước chanh vắt để uống.
Công dụng bổ dưỡng, an thần, dịu thần kinh, có ích cho người bị viêm xoang mũi, thần kinh bị căng thẳng, ho lâu ngày, ăn uống không tiêu, suy nhược cơ thể, cao huyết áp, người nóng bứt rứt, đi cầu táo, tiểu vàng, đau nhức các khớp do phong thấp (những trường hợp không bị tiểu đường có thể thêm ít đường hoặc mật ong cho dễ uống).
Cháo gạo lứt, đậu xanh
Đậu xanh 50 g rửa sạch, dùng nước ấm ngâm chừng 4 giờ. Sau đó nấu chung với 80 g gạo lứt thành cháo như là được. Chia 2 lần ăn vào bữa sáng và chiều.
Món cháo này có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, có ích cho người bị viêm xoang mũi thể nhiệt thịnh.
Canh bí đao nấu tôm
Bí đao 300 g gọt vỏ, bỏ ruột, cắt thành miếng vừa ăn. Hành lá rửa sạch, cắt nhỏ.
Ngâm 100 g tôm nõn vào một nồi nước cho nở mềm, đặt lên bếp đun đến khi nước sôi thì hạ bớt lửa. Cho bí đao vào, đun đến khi nước sôi trở lại, nêm gia vị vừa ăn rồi tắt bếp, để nồi canh trên bếp cho bí tiếp tục chín. Rắc thêm hành lá vào nồi canh. Dùng ăn trong bữa cơm.
Món canh này có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, tiêu viêm. Rất có ích cho người bị viêm xoang mũi thể nhiệt thịnh. Có thể thay bí đao bằng một loại rau quả khác như mướp đắng, cà chua, rau má, rau đắng, cải xoong.
Canh bí đao nấu tôm có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, tiêu viêm, rất có ích cho người bị viêm xoang mũi thể nhiệt thịnh. Ảnh: ttgdtx.
Thể thấp nhiệt
Các triệu chứng thường gặp là mũi chảy nhiều nước mũi vàng đục, nghẹt mũi kéo dài, niêm mạc mũi sưng đỏ, giảm khứu giác, nặng đầu, ngực tức, bụng đầy, chán ăn, nước tiểu vàng, cơ thể mệt mỏi, chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng nhầy.
Nên dùng những thực phẩm có tác dụng trừ nhiệt, trừ thấp, lợi thủy, thông mũi như rau diếp cá, đậu ván, sắn dây, râu bắp, bắp, rễ tranh, mã đề, bông súng, củ sen, cải bẹ xanh, cải bông, rau mồng tơi, rau bù ngót, rau sam, rau cần tây, trái su su, trái thơm.
Nước ép rau hỗn hợp
Rau cần tây 50 g, rau diếp xoăn 100 g, bắp cải 100 g, ba thứ rửa sạch, xắt nhỏ. Ớt tây một trái xắt nhỏ. Chuối chín một trái (chuối xiêm hay chuối già đều được) xắt nhỏ.
Cho tất cả vào máy xay, ép lấy nước, chia 2-3 lần uống trong ngày, vào lúc đói bụng.
Món ăn này có tác dụng làm êm dịu thần kinh, giải độc, tiêu viêm. Có ích cho người bị viêm xoang mũi, ho đàm, mất ngủ do tình trạng thần kinh dễ bị kích động.
Cháo đậu đỏ, bắp
Gạo lứt 80 g, đậu đỏ 50 g, bắp 50 g. Nấu tất cả thành cháo nhừ. Mỗi ngày ăn 1 lần vào lúc đói bụng.
Món cháo này có tác dụng thanh nhiệt, lợi thủy trừ thấp, thích hợp với người bị viêm xoang mũi, cao huyết áp, tiểu tiện khó.
Canh giá, rong biển, thịt heo
Giá đậu xanh 200 g, rong biển 100 g, thịt nạc heo 50 g, hành 10 g, gia vị các loại.
Giá bỏ rễ, rửa sạch; rong biển rửa sạch, xắt sợi; thịt heo rửa sạch, xắt miếng vuông khoảng 4 cm; hành rửa sạch, cắt nhỏ.
Cho thịt heo vào nồi cùng với 1.000 ml nước, dùng lửa lớn nấu sôi. Cho giá, rong biển vào, vặn lửa nhỏ nấu thêm 20 phút, nêm gia vị vừa ăn, cho hành vào là được. Mỗi ngày 1 lần, trong bữa cơm.
Món ăn này có tác dụng thanh nhiệt, khử phong, trừ thấp, tiêu viêm. Thích hợp với người bị viêm xoang mũi thể thấp nhiệt.
Canh rau bù ngót nấu tôm nõn
Tôm nõn khô 20 g ngâm nước cho nở mềm rồi thả vào nồi cùng với 1.000 ml nước, nấu lửa nhỏ cho tôm tiết ra chất ngọt.
Rau bù ngót 200 g chọn loại có nhiều ngọn non, tuốt lấy lá, bỏ cọng, rửa lá sạch, để ráo, vò sơ.
Canh sôi thì thả rau vào, đảo đều, ấn cho rau chìm trong nước rồi đậy nắp lại cho canh chín.
Mở vung, nêm gia vị vừa ăn rối tắt bếp, múc canh ra tô. Dùng ăn trong bữa cơm.
Canh rau bù ngót, tôm đất
Rau bù ngót (bù ngót) 150 g, tôm đất 150 g, thịt heo xay 150 g, bắp vàng 1 trái, hành tím băm, muối, tiêu, dầu ăn, nước mắm, bột ngọt hoặc bột nêm.
Tôm bóc vỏ, giã nát nhuyễn, trộn chung với thịt xay, ướp với ít muối, bột ngọt tiêu và hành tím băm. Bắp bào mỏng. Rau ngót tước lấy lá, rửa sạch, để ráo nước, vò sơ.
Đun nồi nóng, cho dầu vào, phi hành cho thơm rồi cho hỗn hợp tôm thịt vào xào săn, thêm 1.000 ml nước, đun sôi. Cho bắp vào nấu khoảng 2 phút, cho rau ngót vào, nêm gia vị vừa ăn. Canh sôi lại thì tắt bếp. Múc canh ra tô, rắc thêm tiêu, dùng ăn trong bữa cơm.
Có thể thay thế rau ngót bằng các loại rau khác để nấu canh, như rau mồng tơi, rau sam, cải bẹ xanh, cải bông, rau cần tây, bông súng.
Lương y Đinh Công Bảy_Tổng Thư ký Hội Dược liệu TP HCM
Theo VNE
Bài thuốc, món ăn trị viêm phế quản cấp tính Hoa đu đủ đực hấp đường phèn, hoa khế tươi nấu gừng... là những bài thuốc đơn giản trị viêm phế quản cấp tính. Viêm phế quản cấp tính thường do một số nguyên nhân như nhiễm khuẩn gây viêm mũi, họng, khí quản, viêm hạch hạnh nhân, các xoang hàm mặt, dẫn đến viêm phế quản cấp, hoặc do bụi, khí độc...