Bẫy rùa tai đỏ – có thể bạn chưa biết
Chữa bệnh cho cụ rùa và tiêu diệt rùa tai đỏ là 2 việc TP Hà Nội đang gấp rút thực hiện để bảo vệ cụ rùa Hồ Gươm. Hiện phương án cứu chữa cho cụ rùa vẫn đang… tranh luận, còn phương pháp bắt rùa tai đỏ đã được Sở KH&CN thử nghiệm…
Ba chiếc bẫy đầu tiên đã xuất hiện trên mặt hồ Văn Quán (khu đô thị Văn Quán – Hà Đông) để kiểm tra thực tế. Hãy cùng Dân trí tìm hiểu ba chiếc bẫy này, những chiếc bẫy rùa, có lẽ lần đầu tiên chính thức được “điểm mặt, chỉ tên”
Bẫy số 1: nằm trên một tấm phên bằng tre, với các đường lên bằng cót ép…
… với một chiếc lồng úp lên trên và được để kênh miệng
… bên trong để thức ăn, miếng mồi được mắc vào một sợi dây thép gắn vào một cái lẫy, khi rùa ăn động vào sợi dây, cái lẫy tuột ra, cái lồng ụp xuống…
… con rùa hết đường thoát, người đặt bẫy ra bắt rùa và cài lại lẫy.
Chiếc bẫy thứ hai: có dấu ấn của khoa hoc kỹ thuật nhiều nhất
Video đang HOT
Bẫy là một chiếc lồng thả nổi bằng ống nhựa có đường vào cho rùa được mở bằng một tấm phên sắt, khi kéo tấm phên này lên, rùa chui vào trong lồng để kiếm thức ăn.
Người đặt bẫy dùng điều khiển từ xa kéo lẫy để tấm phên sập xuống (điều khiển từ xa là loại dành cho đóng/mở cửa ôtô) nên rùa không thể ra được.
Lúc đó người đặt bẫy chỉ cần ra tay bắt rùa. Tuy nhiên muốn bẫy hoạt động trở lại, không thể dùng điều khiển từ xa kéo tấm phên lên mà vẫn phải dùng tay.
Chiếc bẫy thứ ba: hoàn toàn làm bằng tre và nứa với hình chiếc nón lộn ngược.
Mồi sẽ được để phía trong lồng, dẫn dụ những con rùa tai đỏ vượt qua rào, những hàng rào này cao hơn mặt nước khoảng 10 – 20cm,
Khi lao qua hàng rào đó, rùa không thể quay lại môi trường tự do. Người đặt bẫy chỉ cần kéo bẫy vào bắt rùa. Hiện tại chiếc bẫy được tác giả thử treo đèn để bẫy rùa trong tối qua.
Những chiếc bẫy thử nghiệm bắt rùa tai đỏ (loài vốn tinh khôn và nhanh) được thử tại hồ Văn quán, nơi có nhiều người qua lại quá gần, cũng như chơi… đạp vịt, do đó, hiệu quả của những chiếc bẫy này sẽ khó chính xác.
Theo Dân Trí
Rùa tai đỏ đe dọa cụ Rùa Hồ Gươm
Ngoài những mối đe dọa trực tiếp từ con người như vụ dính lưỡi câu chùm gây xôn xao dư luận gần đây, cụ Rùa Hồ Gươm còn đang bị đe dọa bởi rùa tai đỏ, loài vật xâm hại nguy hiểm nhất thế giới.
Dù kích thước của rùa tai đỏ nhỏ hơn nhiều so với kích thước của cụ Rùa Hồ Gươm, tuy nhiên loài động vật xâm hại nguy hiểm này lại đang thực sự trở thành mối nguy cơ đáng báo động đối với cụ Rùa.
Rùa tai đỏ tranh ăn với cụ Rùa
PGS.TS sinh học Hà Đình Đức khẳng định: "Rùa tai đỏ chính là mối nguy cơ lớn đối với môi trường sinh thái của Hồ Gươm nói chung và nguồn thức ăn của cụ Rùa nói riêng".
Rùa tai đỏ có phổ thức ăn rất rộng. Chúng có thể ăn bất kể thứ gì có ở nơi chúng sinh sống, từ các loài thực vật như: tảo, bèo tấm... cho đến động vật như: nòng nọc, cá nhỏ, côn trùng, giáp xác hai chân, và các loại thân mềm...
Rùa tai đỏ tại Hồ Gươm
Do đó, ông Đức cảnh báo, chỉ dăm bảy chục năm nữa, loài rùa này có thể ăn hết tảo và làm mất màu xanh của Hồ Gươm, cũng như cạnh tranh khốc liệt thức ăn với cụ Rùa trong bối cảnh mực nước hồ tiếp tục cạn và nguồn thức ăn của các loài động vật sinh sống tại đây bị thu hẹp.
Theo thống kê của "nhà rùa học", trong số các loài rùa có mặt tại Hồ Gươm hiện nay như ba ba, rùa cổ sọc, rùa ba gờ, rùa sa nhân, rùa vàng, rùa núi viền, rùa đất Tam Đảo... đông đảo nhất vẫn là loài rùa tai đỏ.
Phân tích về mức độ nguy hiểm của loài rùa này, PGS.TS Hà Đình Đức cho biết, rùa tai đỏ có tên trong danh sách 100 loài sinh vật xâm hại nguy hiểm nhất trên thế giới của Hiệp hội Quốc tế Bảo tồn Thiên nhiên và nguồn tài nguyên Thiên nhiên (IUCN). Theo đó, "rùa tai đỏ là một loài vật nuôi thông dụng rất phổ biến ở nhiều vùng trên thế giới và đã trở thành đối thủ cạnh tranh với các loài rùa bản địa".
Ông Đức lấy ví dụ, từ thập niên 70 của thế kỷ trước, rùa tai đỏ đã được nhập vào châu Âu. Hơn ba triệu con đã được bán tại Pháp với giá 5 đôla/con. Tuy nhiên, nhiều người về sau không thích nuôi đã thả chúng ra các sông hồ, cống rãnh.
Rùa tai đỏ nhanh chóng sinh sôi nay nở và cạnh tranh quyết liệt với loài rùa đầm bản địa và gây tổn hại đến hệ sinh vật thuỷ sinh trong vùng. Đến mức tháng 2-1990, châu Âu đã phải ra lệnh cấm nhập loài rùa này.
Trong khi đó tại Việt Nam, mức độ nguy hiểm của loài rùa tai đỏ vẫn chưa được đánh giá đúng mức.
Rùa "độc" tiếp tục xâm lấn Hồ Gươm
Mặc dù có nguồn gốc từ Bắc Mỹ nhưng lần đầu tiên, loài rùa lạ này được phát hiện ở Hồ Gươm vào năm 1997. Theo nhận định ban đầu, rùa tai đỏ đã được người dân nhập về Việt Nam để nuôi làm cảnh, và khi không nuôi nữa thì họ thả xuống Hồ Gươm. Từ đó đến nay, tại Hồ Gươm vẫn tiếp tục xuất hiện ngày càng nhiều rùa tai đỏ, do người dân thả phóng sinh.
Có thể dễ dàng tìm thấy rùa tai đỏ được bán tràn lan tại các cửa hàng cá cảnh. Không chỉ mua về để nuôi, rùa tai đỏ với màu sắc đẹp, kích cỡ nhỏ gọn, còn thường được người dân thả xuống Hồ Gươm cầu may vào các dịp lễ rằm, Tết mà không biết rằng hành động đó đã vô tình gieo mầm nguy hại cho cụ Rùa Hồ Gươm cũng như hệ sinh thái của hồ.
Mặc dù không xác định được chính xác số lượng rùa tai đỏ hiện đang xâm lấn Hồ Gươm, tuy nhiên, theo PGS.TS Hà Đình Đức, do loài rùa này ăn khỏe, sinh sôi nhanh bên cạnh đó là việc người dân vẫn không ngừng thả rùa tai đỏ xuống hồ, nên hiện số lượng rùa tai đỏ tại Hồ Gươm đã tăng lên rất nhiều.
Nhận thức được mối nguy hại của loài rùa tai đỏ, từ năm 2004, PGS.TS Hà Đình Đức đã có đề xuất về việc phải diệt loài xâm hại nguy hiểm này trước khi chúng gây ra những tác hại lâu dài. Tuy nhiên có vẻ như những cảnh báo của ông vẫn chưa nhận được sự quan tâm đúng mức, khi mà thực tế là rùa tai đỏ vẫn cứ được nhập về Việt Nam cũng như được bày bán tràn lan trên thị trường trong suốt nhiều năm qua.
Và những mối nguy hại đối với cụ Rùa vẫn cứ tăng thêm mỗi ngày, tỉ lệ thuận với sự gia tăng không - ai - ngăn - cản của loài rùa tai đỏ đang nhởn nhơ xâm lấn Hồ Gươm.
Theo NTNN
Ban chỉ đạo khẩn cấp bảo vệ cụ Rùa bàn phương án "cấp cứu" Chiều 21/2, tại UBND TP Hà Nội, Ban chỉ đạo khẩn cấp bảo vệ cụ Rùa đã tổ chức họp bàn gấp nhằm triển khai đồng loạt các phương án bảo vệ cụ Rùa Hồ Gươm. Trước những thông tin, tư liệu về hàng loạt dấu hiệu bất thường liên quan đến mức độ bệnh và sức khoẻ của cụ Rùa Hồ Gươm,...