‘Báu vật’ ở ngôi chùa không khói nhang, từng lọt top đẹp nhất thế giới
Sở hữu tuyệt tác kiến trúc, ngôi chùa không bao giờ thắp nhang trở thành địa điểm thu hút nhiều người dân, du khách đến tham quan.
Một góc chùa Bửu Long. Ảnh: Hà Nguyễn
Tuyệt tác kiến trúc
Nằm trên ngọn đồi được bao quanh bởi rừng cây xanh, chùa Bửu Long hay còn gọi là Thiền viện Tổ đình Bửu Long (TP Thủ Đức, TPHCM) nổi bật với vẻ đẹp kiến trúc độc đáo.
Theo thông tin tại chùa, năm 1942 sau khi quy y, thọ pháp với Thiền sư Hộ Tông, cư sĩ Võ Hà Thuật, người từng giữ chức Hội đồng địa hạt tỉnh Biên Hòa xưa mua khu đất rừng để xây tịnh viện.
Chùa chỉ có tượng Phật Thích Ca và không thắp hương, đèn. Ảnh: Hà Nguyễn
Năm 1958, khi Giáo hội Tăng già Nguyên thủy Việt Nam được thành lập, ông dâng cúng tịnh viện trên lên Thiền sư Hộ Tông để thành lập Thiền viện Tổ đình Bửu Long. Sau đó, nơi đây trải qua nhiều đợt trùng tu, xây dựng thêm các hạng mục.
Suốt quá trình xây dựng, phát triển, ngôi chùa có sự kết hợp độc đáo bởi lối kiến trúc của 4 quốc gia gồm: Ấn Độ, Myanmar, Thái Lan và Việt Nam. Đây cũng là nơi được xây dựng theo nền văn hóa Phật giáo cổ đại cùng nét kiến trúc triều đại nhà Nguyễn.
Bảo tháp Gotama Cetiya với vẻ đẹp choáng ngợp được ví như tuyệt tác kiến trúc của chùa Bửu Long. Ảnh: Hà Nguyễn
Do đó, ngôi chùa sở hữu vẻ đẹp kiến trúc ấn tượng, độc đáo bậc nhất TPHCM. Đặc biệt, năm 2007, chùa xây dựng thêm đại bảo tháp Gotama Cetiya theo nét văn hóa Phù Nam để tôn thờ xá lợi Phật và chư đại Thánh Tăng.
Sở hữu diện tích 2.000m2, cao khoảng 70m so với mặt biển, bảo tháp Gotama Cetiya có sức chứa khoảng 2.000 người. Bảo tháp Gotama Cetiya được xem như tuyệt tác kiến trúc của chùa Bửu Long và là ngọn bảo tháp lớn nhất Việt Nam.
Video đang HOT
Tòa tháp ở trung tâm cao và lớn nhất với 7 tầng. Ảnh: Hà Nguyễn
Toàn bộ bảo tháp Gotama Cetiya được phủ màu trắng tinh khiết với 5 tháp lớn, nhỏ khác nhau. Tòa tháp ở trung tâm cao và lớn nhất với 7 tầng. Đỉnh tháp phủ đồng màu vàng óng, bên trên có gắn chuông gió.
Không nhang khói
Ngoài bảo tháp, các hạng mục khác như: Chính điện, tăng xá, trai đường, khách đường, thiền thất của chư tăng, ni viện, ni xá, tổ đường, am thất của tu nữ và tịnh nhân… đều mang nét kiến trúc thường gặp của những ngôi chùa ở Thái Lan.
Các họa tiết trang trí tại đường dẫn bảo tháp và bên ngoài bảo tháp. Ảnh: Hà Nguyễn
Do đó, chùa Bửu Long còn được biết đến với tên gọi chùa Thái Lan của TPHCM. Vì theo hệ Phật giáo Nguyên thủy Nam tông, nên trong chùa Bửu Long chỉ có tượng Phật Thích Ca.
Chùa cũng không bao giờ thắp nhang, đèn như các chùa hệ phái khác. Vì vậy, du khách đến viếng chùa không cần mang theo hương, đèn mà chỉ cần có lòng thành kính chiêm bái Phật, ngoạn cảnh.
Phía trước bảo tháp là hồ bán nguyệt với màu nước xanh như ngọc. Ảnh: Hà Nguyễn
Khuôn viên chùa rộng đến 11ha, được bao phủ bởi rất nhiều cây xanh, cổ thụ, tiểu cảnh xanh mướt mắt. Điểm đặc biệt này khiến cho không gian của chùa thêm phần yên ả, thanh tịnh.
Sở hữu nét đẹp kiến trúc độc đáo, năm 2019, chùa Bửu Long được trang du lịch nổi tiếng thế giới National Geographic bình chọn là 1 trong 10 ngôi chùa đẹp nhất thế giới.
Các công trình khác tại chùa cũng mang nét kiến trúc thường gặp của những ngôi chùa ở Thái Lan. Ảnh: Hà Nguyễn
Những năm trở lại đây, chùa trở thành địa điểm hành hương, lễ Phật của các tín đồ Phật giáo, khách du lịch trong, ngoài nước.
Hiện nay, chùa đón khách từ sáng đến 11h trưa. Chiều, khoảng 14h, chùa mở cửa bảo tháp trở lại để du khách vào tham quan, chiêm bái xá lợi Đức Phật và xá lợi chư Thánh Arahán.
Khuôn viên chùa rộng đến 11ha, được bao phủ bởi rất nhiều cây xanh, cổ thụ, tiểu cảnh xanh mướt mắt. Ảnh: Hà Nguyễn
Từ tầng cao nhất của bảo tháp, Phật tử và du khách có thể thỏa sức ngắm nhìn toàn cảnh khuôn viên chùa và các khu vực lân cận.
Nằm tách biệt với thành phố, giữa đồi cây xanh mát, chùa Bửu Long mang nét yên bình, mộc mạc. Do đó, chùa thường xuyên đông khách tham quan, chụp ảnh đặc biệt là vào dịp cuối tuần.
Chùa Bửu Long được trang du lịch nổi tiếng thế giới National Geographic bình chọn là 1 trong 10 ngôi chùa đẹp nhất thế giới vào năm 2019. Ảnh: Hà Nguyễn
Khám phá ngôi chùa nổi tiếng nhất thế giới nơi Đức Phật giác ngộ
Chùa Mahabodhi (Đại Giác Ngộ) là một bảo tháp Phật giáo ở Bodh Gaya, Ấn Độ, được biết đến là một trong những Phật tích quan trọng nhất của lịch sử Phật giáo thế giới.
Theo UNESCO, ngôi đền hiện tại có công trình kiến trúc sớm nhất và hoành tráng nhất được xây dựng hoàn toàn bằng gạch vào khoảng thế kỷ thứ 7.
Nằm ở quần thể di tích Bodh Gaya (Bồ Đề Đạo Tràng) ở bang Bihar, Ấn Độ, chùa Mahabodhi (Đại Giác Ngộ Tự) được biết đến là một trong bốn Phật tích quan trọng nhất của lịch sử Phật giáo thế giới. Theo sử liệu và kinh Phật chính tại nơi đây, đức Phật đã giác ngộ sau 49 ngày tọa thiền dưới cội bồ đề.
Ngôi chùa này có lịch sử từ khoảng năm 250 TCN, khi hoàng đế Asoka của triều đại Maurya dựng một công trình kỷ niệm việc Phật đạt giác ngộ ở Bodh Gaya.
Sau khi bị phá hủy bởi chiến tranh, một ngôi chùa khác đã được dựng lại trên ngay chính địa điểm cũ vào thế kỷ thứ 2 TCN và được trùng tu nhiều lần qua các thế kỷ để có diện mạo như ngày nay.
Về tổng thể, chùa Mahabodhi là một công trình kiến trúc bằng đá với một ngọn tháp lớn ở trung tâm và 4 ngọn tháp nhỏ ở 4 cạnh. Bề mặt các ngọn tháp và tường của ngôi chùa được phủ các hốc đặt các tượng Phật.
Ngôi đền Mahabodhi được xây theo hình tứ giác cao 52m. Ngôi chánh điện với pho tượng Phật mạ vàng uy nghiêm cao khoảng 2m, được cho là khoảng 1.550 năm tuổ.i càng trở nên linh thiêng hơn trong niềm tin của hàng triệu tín đồ Phật tử đến lễ bái, dâng hoa, cầu nguyện...
Trong điêu khắc và kiến trúc, ngôi chùa thể hiện rõ nét phong cách Miến Điện, do đã được trùng tu bởi các tín đồ Phật giáo Miến Điện.
Bên cạnh ngôi chùa, về phía Tây là cây bồ đề linh thiêng, hậu duệ của cây bồ đề gắn liền với sự giác ngộ của Đức Phật.
Đền Đại Bồ Đề được xây dựng bằng gạch và là một trong những công trình bằng gạch lâu đời nhất còn tồn tại ở miền Đông Ấn Độ. Nó được coi là một ví dụ điển hình của một công trình gạch Ấn Độ và có ảnh hưởng lớn trong sự phát triển của các truyền thống kiến trúc sau này.
Tương truyền, sau khi Phật nhập Niết bàn, những cành chiết từ cây bồ đề đã được gửi đến những địa điểm khác trên cả nước và nhiều quốc gia trên thế giới.
Ngày nay, chùa Mahabodhi và quần thể di tích Bồ Đề Đạo Tràng đã trở thành nơi hành hương quan trọng hàng đầu của các nhà tu hành Phật giáo và Phật tử trên toàn thế giới.
Vào năm 2002, chùa Mahabodhi (Đại Giác Ngộ Tự) đã được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới.
Việt Nam có một ngôi chùa rất độc đáo, được xây dựng hoàn toàn từ san hô và vỏ sò, vỏ ốc Chùa Từ Vân hay thường được gọi là chùa Ốc, tọa lạc trên đường 3 tháng 4 (phường Cam Linh, TP Cam Ranh, Khánh Hòa). Được xây dựng năm 1968, chùa Từ Vân (còn được gọi là chùa Ốc hay chùa San Hô) nằm trên con đường 3-4 thuộc phường Cam Linh ở trung tâm TP Cam Ranh. Chùa tọa lạc trong một...