“Báu vật” của HLV Park Hang Seo cần tránh những bài học “đau đớn”
Tiền vệ Quang Hải đang bị đau cơ háng và phải tập riêng cùng bác sĩ ở đội tuyển Việt Nam.
Thông tin về tình hình chấn thương của Quang Hải tại đội tuyển Việt Nam nhận được nhiều sự quan tâm của dư luận. Điều này không khó hiểu bởi anh là ngôi sao số 1 bóng đá Việt Nam thời điểm hiện tại.
Quang Hải tập riêng cùng bác sĩ ở tuyển Việt Nam
Được biết, Quang Hải bị đau cơ háng và cần tập riêng vài ngày để hồi phục. Đây là chấn thương Quang Hải từng gặp phải hồi đầu mùa giải 2019, khiến anh phải nghỉ thi đấu một thời gian trước khi trở lại.
Trong bối cảnh mùa giải đã kết thúc, việc tập luyện tại đội tuyển Việt Nam cũng không quá căng thẳng nên Quang Hải tái phát chấn thương là vấn đề cần hết sức lưu tâm.
Video đang HOT
Có thể chấn thương này không quá nặng, không phức tạp nhưng khi nó lặp đi lặp lại thì cần phải xem xét thấu đáo. Bởi lẽ, nếu việc chữa trị thiết dứt điểm, hời hợt có thể khiến tình hình trở nên tồi tệ hơn.
Đoàn Văn Hậu mới đây phải phẫu thuật xử lý chấn thương rách sụn chêm đầu gối và phải nghỉ khoảng 3 tháng đề hồi phục. Trước đó, anh từng được chẩn đoán tổn thương sụn chêm nhưng không phẫu thuật, điều trị theo hướng bảo tồn nên mới dẫn tới tình trạng tăng nặng.
Việc chậm phát hiện tổn thương nhẹ cũng là một phần nguyên nhân khiến Duy Mạnh, Đình Trọng đối mặt với chấn thương nghiêm trọng, phải nghỉ dài hạn.
Lấy ra những dẫn chứng như vậy để thấy rằng, với Quang Hải, việc điều trị chấn thương nên được xem xét, lựa chọn và quyết định hợp lý. Nếu để mọi việc đi quá tầm kiểm soát, người chịu thiệt đương nhiên là cầu thủ Hà Nội FC.
Trong số các học trò từng chinh chiến cùng HLV Park Hang-seo từ những ngày đầu, Quang Hải là cầu thủ được lòng HLV Park nhất. Anh cũng là cái tên hiếm hoi đủ sức tạo ra các khoảnh khắc xuất thần định đoạt trận đấu.
Năm 2021, đội tuyển Việt Nam sẽ chinh chiến ở hai đấu trường quan trọng gồm: AFF Cup 2021 và Vòng loại World Cup 2022. Phong độ của Quang Hải đương nhiên tác động lớn tới mục tiêu mà đoàn quân áo đỏ hướng tới.
Bởi vậy, đôi chân của cầu thủ này cần được chăm sóc tốt nhất, hoàn hảo nhất, nhằm tránh cảnh “có đạn không thể bắn”.
Ghi bàn sau hơn 1 năm "tịt ngòi", tiền đạo Việt kiều Alex Đặng có kịp chinh phục thầy Park?
Chân sút Việt kiều Alexander Đặng đã trải qua một năm vô cùng khó khăn.
Tỏa sáng trong màu áo Nest-Sotra, CLB thi đấu ở hạng Nhất Na Uy (giải đấu hạng thứ 2 trong hệ thống của Na Uy, xếp sau giải Ngoại hạng), Alex Đặng khiến cho HLV Park Hang-seo phải sang tận châu Âu để "xem giò".
Tuy nhiên, quãng thời gian sau đó chân sút này liên tục sa sút. Anh mất vị trí ở Nest-Sotra và phải chuyển đến Jerv. Tại CLB mới, Alex Đặng ghi được 3 bàn trong nửa sau mùa giải 2019.
Sang đến mùa giải 2020, phong độ của chân sút mang 2 dòng máu Việt Nam-Na Uy tiếp tục đi xuống. Anh "tịt ngòi" trong cả 7 lần ra sân trước khi giải đấu bị hoãn vì dịch Covid-19. Đầu tháng 9, trong nỗ lực cứu vãn sự nghiệp, Alex Đặng đến Egersund - đang chơi ở hạng Nhì Na Uy - theo dạng cho mượn.
Alex Đặng chuyển xuống chơi ở hạng Nhì Na Uy để cứu vãn sự nghiệp
Ngay trong trận ra mắt, chân sút 30 tuổi đã lập công giúp Egersund giành 1 điểm trên sân khách. Đây là bàn thắng đầu tiên Alex Đặng ghi được tại các trận đấu chính thức tính từ tháng 8/2019.
Cho đến khi hợp đồng cho mượn kết thúc, tiền đạo Việt kiều còn khoảng trên dưới 20 trận đấu nữa để tìm lại hình ảnh một "cỗ máy săn bàn", lấy đó làm cơ sở cạnh tranh vị trí khi quay về Jerv.
Nếu thể hiện phong độ tốt, Alex Đặng có cơ hội trở lại kế hoạch của ĐT Việt Nam. HLV Park Hang-seo vẫn đang ráo riết săn tìm tiền đạo cắm, song nhà cầm quân người Hàn Quốc chưa thể kiếm ra phương án nào hoàn toàn hài lòng.
Các trận đấu của ĐT Việt Nam chỉ trở lại vào đầu năm 2021 do ảnh hưởng từ dịch Covid-19, thời gian vẫn còn để Alex Đặng chinh phục thầy Park.
Vì sao bóng đá Việt Nam thường bị "đứt đoạn" nhân tài? Sau lứa U23 Việt Nam gây tiếng vang ở Thường Châu, bóng đá Việt Nam đang khan hiếm những cầu thủ tài năng nổi bật. Bóng đá Việt Nam đang thiếu những cầu thủ kế cận đội tuyển có trình độ tốt. Ảnh: VFF Đâu là nguyên nhân dẫn tới thực trạng này, dù công tác đào tạo trẻ vẫn đang được nhiều...