Bầu lại Hạ viện quyết định mạo hiểm của Thủ tướng Shinzo Abe
Nhiều người cho rằng ông Shinzo Abe đang mạo hiểm khi quyết định bầu lại Hạ viện trong bối cảnh những chính sách cải cách của ông đang gặp nhiều chỉ trích từ xã hội.
Nhiều người cho rằng chính những cải cách của ông Abe đã đẩy nền kinh tế nước Nhật tới vào vòng xoáy suy thoái
Ngày hôm nay (14/12) tại Nhật Bản đã diễn ra một sự kiện quan trọng mang ý nghĩa như một phép thử đối với các chính sách của Chính phủ đương nhiệm, đặc biệt là chính sách kinh tế mang tên “ Abenomics”: Các cử tri Nhật Bản đã bắt đầu đi bỏ phiếu trong cuộc bầu cử Hạ viện trước thời hạn. Cuộc bầu cử này được tổ chức sớm hơn so với kế hoạch 2 năm khi Thủ tướng Shinzo Abe quyết định giải tán Hạ viện hồi tháng trước nhằm tạo thêm động lực cho công cuộc cải cách mà Chính phủ của ông đang tiến hành trên nhiều lĩnh vực.
Đứng trước những khó khăn trong quá trình thực hiện chính sách kinh tế “Abenomics”, những tác động tiêu cực từ chính sách này đang khiến nền kinh tế Nhật Bản rơi vào suy thoái, khiến cho chính sách này gặp phải những chỉ trích từ dư luận. Phe đối lập ở Nhật cũng đang tận dụng điểm yếu này để công kích Chính phủ của Thủ tướng Abe. Chính vì thế, vậy giành thắng lợi trong cuộc bầu cử lần này, Chính phủ của Thủ tướng Abe sẽ có thêm một động lực mới, một cơ sở chắc chắn để có thể thực hiện các chính sách còn dang dở.
Theo các cuộc thăm do dư luận trước cuộc bầu cử, Đảng LDP của Thủ tướng Shinzo Abe có thể giành được từ 303 tới 320 ghế trong tổng số 475 ghế tại Hạ viện và tiếp tục nắm thế đa số cần thiết để có thể thông qua các dự luật một cách dễ dàng. Tuy nhiên, họ cũng sẽ phải đối mặt với một rủi ro là để lọt một số ghế hiện có vào tay các Đảng đối lập như Đảng Dân chủ của Nhật Bản (DPG) và các Đảng khác nhỏ hơn.
Video đang HOT
Chiến thắng từ cuộc bầu cử này được cho là sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho Thủ tướng Shinzo Abe thúc đẩy các chương trình cải cách của mình trong bối cảnh người dân Nhật Bản cho rằng họ chưa cảm nhận được tính hiệu quả của các chính sách này và nền kinh tế đang chìm sâu vào suy thoái.
Chương trình Toàn cảnh thế giới với sự tham gia của khách mời – Ông Trần Việt Thái – Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu chiến lược, Bộ Ngoại giao sẽ đem tới những phân tích chuyên sâu về những những biến động của chính trường Nhật Bản sau cuộc bầu cử.
Nói đến những yếu tố chi phối kết quả của cuộc bỏ phiếu đang diễn ra tại Nhật Bản, ông Trần Việt Thái khẳng định có 3 nhân tố tác động nhiều nhất đó là: tỷ lệ cử tri đi bỏ phiếu thấp, sự yếu kém của Đảng đối lập DPG, tình trạng suy thoái kinh tế.
Bên cạnh đó, ông Trần Việt Thái cũng cho rằng những chính sách do ông Shinzo Abe đưa ra đã ảnh hưởng rất lớn tới vị thế của Đảng LDP do ông cầm quyền tại Quốc hội Nhật Bản: “Trong hai năm cầm quyền vừa qua, ông Shinzo Abe và Đảng LDP đã đưa ra rất nhiều vấn đề trong đó có không ít vấn đề gây chia rẽ xã hội”.
Theo ông, yếu tố đầu tiên chính là việc tăng thuế tiêu thụ từ 5% lên 7%. Đây là nhân tố trực tiếp và là nhân tố lớn nhất đưa Nhật Bản trở lại trạng thái suy thoái bởi nó tác động tới lòng tin của người tiêu dùng, làm suy giảm nguồn cầu của xã hội.
Thứ hai là quyết định khởi động lại 2 nhà máy điện hạt nhân vào đầu năm tới. Trong bối cảnh Nhật Bản phụ thuộc rất nhiều vào những nguồn năng lượng nhập khẩu từ bên ngoài và nhà máy Fukushima vẫn chưa được khắc phục hoàn toàn đã thực sự gây chia rẽ xã hội, tác động lên những cử tri ủng hộ ông.
Tiếp đến là việc ông Shinzo Abe thông qua đạo luật bí mật quốc gia. Dự luật này ảnh hưởng nghiêm trọng tới xã hội Nhật Bản và ngay lập tức, Thủ tướng đã hứng chịu nhiều chỉ trích gay gắt.
Yếu tố cuối cùng được ông Trần Văn Thái đề cập đến là sự gia tăng của chủ nghĩa dân tộc và việc viết lại hiến pháp theo hướng nâng cao vai trò của lực lượng cảnh vệ.
Theo VTV
Loạn nhịp "trái tim châu Âu"
Giao thông tại nước Bỉ nằm ở trung tâm châu Âu và là nơi Ủy ban châu Âu (EC), Nghị viện châu Âu (EP) đặt trụ sở trong những ngày này đang bị rối loạn nghiêm trọng bởi làn sóng bãi công phản đối chính sách kinh tế khắc khổ "thắt lưng buộc bụng".
Công nhân biểu tình chặn đường cửa ngõ vào thành phố Antwerp của Bỉ
Đáng chú ý, sau khi diễn ra ở một tỉnh và thành phố, ngày 8-12, làn sóng biểu tình đã lan tới tới Thủ đô Brussels và vùng Brabant, gây ngưng trệ nhiều tuyến giao thông đường sắt và đường không. Hệ thống đường sắt liên tỉnh và quốc tế đã phải ngừng hoạt động từ 22h ngày 7-12 (theo giờ Bỉ) đến hết ngày 8-12. Hệ thống tàu cao tốc Thalys nối Thủ đô Brussels với Thủ đô Paris (Pháp), Amsterdam (Hà Lan) và thành phố Cologne (Đức) cũng đã ngừng hoạt động trong ngày 8-12 và sẽ chỉ hoạt động một phần trong ngày 9-12. Trong khi đó, hệ thống tàu cao tốc Eurostar tuyến Brussels-London (Anh) chỉ chạy từ ga Lille (Pháp) tới London trong hai ngày 8-12 và 15-12 (ngày mà công đoàn đường sắt tuyên bố tiến hành biểu tình trên toàn quốc).
Biểu tình cũng làm tê liệt hoạt động hàng không tại Bỉ. Sân bay Zaventem ở Thủ đô Brussels đã phải hủy 175 chuyến bay trong ngày 8-12, làm ảnh hưởng đến việc đi lại của khoảng 55.000-60.000 hành khách. Đình đốn và rối loạn giao thông của nước Bỉ, được ví như "trái tim" nằm giữa châu Âu, sẽ còn tiếp tục diễn ra trong 2 ngày 11 và 12-12 tới khi mà công đoàn lái tàu và cảnh sát liên bang đã tuyên bố sẽ tổ chức các cuộc đình công.
Làn sóng biểu tình hiện nay tại Bỉ bùng phát từ đầu tháng 10 vừa qua ngay sau khi Chính phủ nước này thông qua chính sách kinh tế khắc khổ "thắt lưng buộc bụng" nhằm giải quyết cuộc khủng hoảng nợ công trầm trọng tại nước này. Theo đó, kể từ khi đi vào hoạt động từ ngày 11-10, Chính phủ của tân Thủ tướng Charles Michel đã phải đối mặt với một nền kinh tế trì trệ với mức tăng trưởng dự kiến hơn 1% trong năm 2014 và nợ công cao nhất Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) với khoảng 100% GDP.
Để giải quyết nợ công cũng như thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, Chính phủ của Thủ tướng Charles Michel tuyên bố thực thi một loạt biện pháp kinh tế khắc khổ như không tăng lương song lại tăng tuổi nghỉ hưu lên 66 vào năm 2025 và 67 vào năm 2030, cắt giảm chi tiêu khoảng 8 tỷ euro để cân đối ngân sách quốc gia vào năm 2018 và giảm nợ công...
Tuy nhiên, các biện pháp này không được tầng lớp lao động cũng như các tổ chức công đoàn tại Bỉ ủng hộ. Các tổ chức công đoàn ở Bỉ từ ngày 15-10 đã tuyên bố tổ chức hàng loạt cuộc biểu tình trên toàn quốc để phản đối chính sách của tân Thủ tướng Charles Michel.
Phong trào biểu tình phản đối chính sách kinh tế khắc khổ thậm chí còn biến thành cuộc đụng độ giữa 120.000 người biểu tình với cảnh sát ở Thủ đô Brussels ngày 6-11 vừa qua khiến 30 người biểu tình và hơn 100 cảnh sát bị thương. Vì thế, lo ngại về cả an ninh và giao thông tê liệt càng gia tăng khi "đỉnh điểm" là cuộc bãi công trên cả nước Bỉ sẽ diễn ra ngày 15-12 tới.
Theo_An ninh thủ đô
Thủ tướng Nhật đau đầu vì hàng loạt cố vấn "lỡ miệng" Những bình luận gần đây từ các cố vấn của Thủ tướng Nhật Shinzo Abe về quan hệ Nhật-Mỹ và quá khứ thời chiến đang khiến nhà lãnh đạo Nhật đau đầu, trong bối cảnh ông muốn giảm bớt các căng thẳng với đồng minh Washington giữa lúc căng thẳng khu vực gia tăng. Thủ tướng Nhật Shinzo Abe. Các nhà đầu tư...