Bầu Kiên gửi thư cảm ơn Bộ Công an
Theo Phó cục trưởng Cục Cảnh sát kinh tế (Bộ Công an), khi xét xử phúc thẩm thì Nguyễn Đức Kiên đã viết thư gửi cho lãnh đạo Bộ Công an cảm ơn Bộ Công an và điều tra viên.
Bên lề tọa đàm thực thi quyền sở hữu trí tuệ và vai trò của báo chí do Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ KH&CN) tổ chức ngày 28.10 tại TP.Đà Nẵng, đại tá Hoàng Văn Trực (Phó cục trưởng Cục Cảnh sát kinh tế, Bộ Công an) cho biết, Nguyễn Đức Kiên ( bầu Kiên – PV) trong vụ án đã được xét xử sơ thẩm và phúc thẩm đã từng năm lần yêu cầu đề nghị thay đổi điều tra viên.
“Lý do là điều tra viên biết nhiều quá về Nguyễn Đức Kiên và hiểu được những cái mà ông Kiên cũng không ngờ rằng cơ quan bảo vệ pháp luật lại hiểu được sâu như thế. Nhưng chúng tôi vẫn kiên quyết không thay đổi. Vì theo quy định của pháp luật, khi bị can có kiến nghị thay đổi điều tra viên thì phải xem xét nếu đúng điều tra viên vi phạm thì mới phải thay, còn nếu không vi phạm thì không thay” – đại tá Trực cho biết.
Theo đại tá Trực, khi xét xử phúc thẩm thì Nguyễn Đức Kiên đã viết thư gửi cho lãnh đạo Bộ Công an cảm ơn Bộ Công an và điều tra viên vì trong quá trình xử lý, không hiểu cơ quan điều tra tìm được ở đâu những chứng cứ, những tài liệu khiến ông ta phải “tâm phục khẩu phục”.
Video đang HOT
“Trong thời gian ở trại thì sức khỏe của ông Kiên hồi phục, rượu không được uống và không phải uống. Thứ hai nữa là huyết áp tốt” – đại tá Trực nói.
Theo Lê Phi (Pháp luật TP.HCM)
"Bầu" Kiên tiết lộ thông tin không có trong tài liệu
Hôm nay (10/12), HĐXX Tòa án Nhân dân Tối cao tiếp tục xử phúc thẩm vụ án Nguyễn Đức Kiên và đồng phạm. Trong phần tranh tụng, Nguyễn Đức Kiên yêu cầu được đối chất với các thành viên HĐQT Ngân hàng ACB.
Trong ngày làm việc thứ 9, HĐXX dành nhiều thời gian cho bị cáo Nguyễn Đức Kiên tự bào chữa. Được sự chấp thuận, Nguyễn Đức Kiên cầm giấy đọc đơn kháng cáo.
Về hành vi "Cố ý làm trái quy định Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng", bị cáo Nguyễn Đức Kiên cho hay, hoạt động của Ngân hàng ACB rất minh bạch, công khai. Không ai có quyền điều hành Ngân hàng ACB theo ý kiến chủ quan của cá nhân, hay một ý kiến có thể phủ quyết tất cả các ý kiến khác. Ngân hàng ACB không ai có quyền định hướng cho người khác khi đưa ra các quyết định.
Mặc dù bị cáo có vị trí rất cao ở Ngân hàng ACB, nhưng ở mỗi thời điểm khác nhau thì có vị trí khác nhau. "Với 5 năm làm Phó Chủ tịch Hội đồng sáng lập, tôi chỉ là chỗ dựa cho anh em, chứ không tham gia vào quá trình ra các quyết định của Ngân hàng ACB".
Bị cáo Nguyễn Đức Kiên.
Bị cáo Nguyễn Đức Kiên nói, bản thân chỉ tham gia vào buổi họp ra nghị quyết cho nhân viên đi ủy thác vào gần cuối buổi, nhưng không đóng góp ý kiến. "Đề nghị Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao kiểm tra lại nội dung quy kết tôi nói có liên quan tới ủy thác tiền gửi. Xin HĐXX cho tôi được đối chất tại tòa với các thành viên HĐQT Ngân hàng ACB về việc, bị cáo có phát biểu, chỉ đạo gì liên quan đến ủy thác tiền gửi".
Mặc dù vậy, bị cáo Nguyễn Đức Kiên vẫn một mực khẳng định Ngân hàng ACB không "lách" luật. Thời điểm ra quyết định uỷ thác không sai đối với các quy định của pháp luật.
"Khi Luật các Tổ chức Tín dụng 2010 có hiệu lực vào ngày 1/1/2011, Ngân hàng ACB tiếp tục cho ủy thác thì mới là sai. Không phải hôm nay đứng trước vành móng ngựa tôi mới nói các thành viên HĐQT Ngân hàng ACB sai, mà chúng tôi đã họp để bàn luận. Tôi cho rằng, việc tiếp tục ủy thác tiền gửi sau khi có quyết định dừng uỷ thác là sai. Tôi đã yêu cầu phải xem ai là người có trách nhiệm trong việc này".
Nguyễn Đức Kiên khẳng định: "Tôi đã đề nghị kỷ luật kế toán trưởng và phải báo cáo trong đại hội cổ đông của Ngân hàng ACB".
"Tôi xin tiết lộ thông tin không có trong bất kỳ tài liệu nào. Đó là tôi có đề nghị với anh Lý Xuân Hải rằng, nếu các anh sai, tôi xin dùng tiền cá nhân 718 tỉ để sửa cái sai này đi, đừng để vi phạm pháp luật. Nhưng anh Lý Xuân Hải không đồng ý với vì số tiền ấy quá lớn, muốn Ngân hàng ACB tự giải quyết" - bị cáo Nguyễn Đức Kiên nói.
Ngoài ra, bị cáo Nguyễn Đức Kiên cũng cho rằng, Ngân hàng ACB chưa thiệt hại khoản tiền 718 tỉ giao cho nhân viên đi uỷ thác vì đây là khoản phải thu, phải đòi với nhân viên ACB. 19 nhân viên này đã được khởi kiện tại 5 toà án khác nhau. Mặt khác, bản án lừa đảo chiếm đoạt với Huỳnh Thị Huyền Như vẫn chưa có hiệu lực nên có thể nói chưa mất.
Bị cáo Nguyễn Đức Kiên tiếp tục bào chữa cho mình về tội lừa đảo hơn 20 triệu cổ phiếu của Công ty cổ phần Thép Hòa Phát. Bị cáo nói, ngày 21/5/2012, hơn 20 triệu cổ phiếu này nằm ở đâu, có bị thế chấp không? Nó được quản lý ở sổ quản lý cổ đông của Thép Hòa Phát chứ không nằm ở Công ty ACBS. Ngày 21/5/2012, Hòa Phát đã là chủ sở hữu toàn bộ số cổ phiếu này kể cả có hay không có hợp đồng. Tài liệu này được thể hiện bằng chính văn bản trả lời của Hòa Phát.
Theo PetroTimes
Cựu lãnh đạo ACB: "Luật không cấm thì được phép làm" Tiếp tục xử phúc thẩm vụ án của Bầu Kiên sáng 4/12, Hội đồng xét xử tập trung làm rõ hành vi cố ý làm trái của các cựu lãnh đạo ngân hàng ACB. Bị cáo Lý Xuân Hải cho rằng việc Huyền Như chiếm đoạt tiền "không phải là hệ quả của chủ trương HĐQT ACB mà là hệ quả của việc...