“Bầu” Kiên: “Con cảm ơn bố vì những trận đòn…”
Với lý do để kìm nén cảm xúc, bị cáo Nguyễn Đức Kiên (“bầu” Kiên) đã đọc lời sau cùng trước khi bản án được tuyên, song vẫn bật khóc khi nhắc tới bố mẹ, gia đình…
Chiều nay (11.12), Hội đồng xét xử (HĐXX) phiên tòa phúc thẩm bị cáo Nguyễn Đức Kiên (“bầu” Kiên) và đồng phạm đã bước vào phần cuối. HĐXX cho các bị cáo nói lời sau cùng trước khi tuyên án.
Bị cáo Nguyễn Đức Kiên đứng đọc lời nói sau cùng.
Trước đó phần buổi sáng, các bị cáo và luật sư tranh luận với đại diện Viện kiểm sát (VKS) nhưng đều bị bác.
Các bị cáo: Lý Xuân Hải, Lê Vũ Kỳ, Phạm Trung Cang, Huỳnh Kim Tuấn khi nói lời sau cùng đều xin giảm nhẹ hình phạt.
Video đang HOT
Trình bày lời nói cuối cùng, bị cáo Nguyễn Đức Kiên cầm giấy đọc. Lời nói sau cùng của “bầu” Kiên khá dài.
“Tôi không nói về nhân thân, về những việc đã làm vì tôi tin tôi không hoàn toàn không có tội. Tôi chỉ xin cảm ơn bố mẹ tôi, những nhà giáo đã nuôi tôi khôn lớn. Tôi tự hào vì những đóng góp của bố mẹ tôi cho sự nghiệp nước nhà. Con cảm ơn bố vì những trận đòn mà nhờ nó con đã trưởng thành, đứng vững đến hôm nay. Xin cảm ơn bạn bè đã giúp đỡ trong lúc khó khăn nhất. Đặc biệt tôi xin cảm ơn vợ tôi là người chưa bao giờ kinh doanh đã phải đứng ra gánh vác công việc, chăm lo gia đình” – “bầu” Kiên xúc động.
Trong lời nói sau cùng, “bầu” Kiên vẫn tiếp tục khẳng định mình vô tội và mong HĐXX xem kỹ bản kiến nghị của bị cáo đã nộp cho thư ký.
Sau đó, HĐXX tuyên bố nghị án. Theo dự kiến, 14h chiều 15.12, HĐXX sẽ tuyên án.
Theo Thắng Quang (Dân Việt)
Thêm 2 bị cáo vụ bầu Kiên kháng án
Chiều 2/7, Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội cho biết Tòa vừa nhận được đơn kháng cáo của 2 bị cáo trong phiên tòa xét xử sơ thẩm Nguyễn Đức Kiên và các đồng phạm. Như vậy, hiện tại đã có 6 bị cáo làm đơn kháng cáo trên tổng số 8 bị cáo bị đưa ra xét xử trong vụ án này.
Trước đó, Tòa đã nhận được đơn kháng cáo của 4 bị cáo, gồm: Nguyễn Đức Kiên, Lý Xuân Hải, Trịnh Kim Quang và Huỳnh Quang Tuấn. Đến nay, danh sách kháng cáo được bổ sung thêm 2 bị cáo nữa là: Lê Vũ Kỳ và Phạm Trung Cang (đều nguyên là Phó Chủ tịch HĐQT ngân hàng ACB).
Lê Vũ Kỳ (áo xanh, trái) nghe Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội đưa ra đề nghị mức án
Đơn kháng cáo của Lê Vũ Kỳ có nêu rõ, tại phiên tòa xét xử sơ thẩm, bị cáo Kỳ đã nhận thức rõ các sai phạm xảy ra tại Ngân hàng ACB, tuy nhiên bị cáo Kỳ mong được Tòa cấp phúc thẩm xem xét thêm về nhận thức và vai trò hoàn toàn thụ động của bị cáo trong việc ban hành các Nghị quyết của Thường trực HĐQT Ngân hàng ACB. Qua đó, bị cáo Kỳ mong được Tòa cấp phúc thẩm cân nhắc giảm nhẹ hình phạt cho bị cáo.
Cụ thể, bị cáo Kỳ đưa ra lý do bị cáo chưa có điều kiện tham gia các chương trình đào tạo về quản lý kinh tế và chưa được học các kiến thức chuyên sâu về công nghệ thông tin. Do đó, hiểu biết và nhận thức của bị cáo về các quy định quản lý kinh tế của Nhà nước còn nhiều hạn chế. Điều này đã dẫn đến sai phạm khi bị cáo đồng ý với chủ trương đầu tư cổ phiếu và ủy thác cho các nhân viên đi gửi tiền tại các tổ chức tín dụng khác. Bị cáo Kỳ mong Tòa cấp phúc thẩm chiếu cố hoàn cảnh của bị cáo về tuổi cao, sức yếu, nhiều bệnh tật... để cho bị cáo được giảm nhẹ hình phạt.
Trong đơn kháng cáo dài 2 trang, bị cáo Phạm Trung Cang phân tích về 2 hành vi mà bị cáo bị Tòa kết tội "Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng".
Bị cáo Phạm Trung Cang (nguyên phó chủ tịch HĐQT ngân hàng ACB, bị kết án 3 năm tù) chào gia đình sau khi phiên tòa xét xử kết thúc
Thứ nhất là việc bị cáo Cang tham gia cuộc họp HĐQT Ngân hàng ACB (ngày 22/3/2010) để ra chủ trương cho phép ủy thác cho nhân viên gửi tiền tại các tổ chức tín dụng khác. Về hành vi này, bị cáo Cang đưa ra thời điểm ngày 31/10/2010, bị cáo Cang đã làm đơn từ nhiệm HĐQT, thường trực HĐQT tại Ngân hàng ACB để bị cáo Cang sang làm việc tại Ngân hàng Eximbank. Theo đó, từ ngày 1/1/2011 trở đi, bị cáo Cang không còn chịu trách nhiệm về những hoạt động diễn ra tại ACB. Trong khi đó, việc 19 nhân viên của ACB đi gửi tiền tại Vietinbank xảy ra từ tháng 6 đến tháng 9/2011. Do vậy, bị cáo Cang cho rằng sai phạm này không thuộc về trách nhiệm của bị cáo Cang.
Thứ hai, bị cáo Cang nêu rằng: Hành vi ký chủ trương "cấp hạng mức đầu tư 700 tỷ đồng để mua cổ phiếu có giá tốt trên thị trường" là chỉ đạo bình thường của Thường trực HĐQT đối với hoạt động Ngân hàng. Bị cáo hoàn toàn không có chủ trương cấp tín dụng để mua cổ phiếu của ACB. Việc thực hiện sai chủ trương đó của Thường trực HĐQT, bị cáo Cang khẳng định phải do chính cá nhân Nguyễn Đức Kiên và những người khác chịu trách nhiệm. Bị cáo Cang nói rằng bị cáo không phạm tội "khi ra chủ trương không vi phạm pháp luật". Trên cơ sở phân tích 2 hành vi này, bị cáo Cang đề nghị Tòa cấp phúc thẩm xem xét lại tội danh cho bị cáo.
Như vậy, cả hai bị cáo đều không kháng cáo toàn bộ tức là đồng ý và thừa nhận có sai phạm theo kết luận của cơ quan điều tra và chỉ không chấp nhận phần xác định vai trò sai phạm của mình trong vụ án.
Thanh Vân (tổng hợp)
Theo NTD
Diện mạo bầu Kiên thay đổi ra sao qua các phiên tòa? Nếu như ở phiên tòa sơ thẩm, bầu Kiên vẫn giữ được cái nhìn sắc lẹm, giọng nói sang sảng thì ở tòa phúc thẩm, ông nhợt nhạt, mệt mỏi hơn... Nếu như ở phiên tòa sơ thẩm, bầu Kiên vẫn giữ được cái nhìn sắc lẹm, giọng nói sang sảng thì ở tòa phúc thẩm, ông nhợt nhạt, mệt mỏi hơn... Nhắc...