Bầu Kiên bất ngờ “hiến kế” cho hệ thống ngân hàng trước ngày tuyên án
Những lời sau cùng của mình, Nguyễn Đức Kiên đã đưa ra 3 điều cần thiết cho hệ thống ngân hàng ở Việt Nam.
Trong giây phút được nói lời sau cùng trước HĐXX, người đàn ông tóc bạc giãi bày về việc cơ quan điều tra nói ông có ý thức, ý định thâu tóm hệ thống ngân hàng Việt Nam, lũng đoạn hệ thống ngân hàng Việt Nam.
“Bầu” Kiên nói, vào những năm thị trường chứng khoán Việt Nam mới bắt đầu hình thành, có rất nhiều kẽ hở để có thể thao túng, tôi biết nhưng không làm. Tôi và anh Lý Xuân Hải đã viết 1 tờ báo cáo gửi cho lãnh đạo Đảng, Nhà nước. Lãnh đạo nhà nước thời điểm đó đã có thư gửi các bộ xem xét, rồi sau đó chính phủ có những giải pháp chống việc thao túng giá trong thị trường.
Lời nói sau cùng trước ngày tuyên án, “bầu” Kiên đưa ra những đề nghị khẩn thiết dành cho hệ thống ngân hàng Việt Nam
Ngân hàng là lĩnh vực tôi là hoạt động chính, không phải hôm nay tôi mới nói tại tòa để xin ghi nhận tôi đã có những ý kiến cho Ngân hàng nhà nước ngay từ khi xây dựng đề án báo cáo bộ chính trị chiến lược phát triển 2005-2010, tầm nhìn 2015-2020, ngay cả việc sắp xếp chấn chỉnh hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam, tôi và 1 số chuyên gia đã có báo cáo chấn chỉnh như thế nào.
Video đang HOT
Trong những lời nói sau cùng của mình, bị cáo Nguyễn Đức Kiên cũng xin “hiến kế” đến lãnh đạo Đảng, Nhà nước ba việc rất cần thiết cho hệ thống ngân hàng: 1 là việc sắp xếp lại các Ngân hàng thương mại cổ phần, không phải là việc sắp xếp số học, không phải cộng ngân hàng yếu thành ngân hàng mạnh, hãy dùng ngân hàng mạnh kèm ngân hàng yếu. 2 là trong 30 ngân hàng thương mại cổ phần đang hoạt động, 5 ngân hàng thương mại nhà nước đang hoạt động, có 3 ngân hàng có vấn đề lớn, 3 là đừng để bị ngân hàng nước ngoài chi phối.
Nói về các hành vi bị truy tố của mình, bị cáo nói: “Về 4 tội danh tôi bị truy tố, 3 tội danh tôi không nói nữa nhưng riêng tội Lừa đảo tôi nói thêm, tôi, Thanh và Yến không lừa đảo chiếm đoạt của ai cả. Sai sót dẫn đến vụ này là do sai sót của Thép Hoà Phát. Bằng 1 loạt các hành vi không liên quan đến việc biết hay không biết của anh Dương, Long, Hải, hoàn toàn nằm trong ý thức của giám đốc Công ty TNHH MTV Thép Hoà Phát”.
Cuối cùng ông Kiên nói rằng: “Tất cả những gì tôi nói hôm nay là nguyện vọng ước ao mong muốn của 1 công dân luôn tuân thủ pháp luật, tôn trọng pháp luật, một công dân có những đóng góp nhất định, tạo dựng nhiều doanh nghiệp với chục ngàn lao động, đóng góp thuế, những doanh nghiệp này đã được công nhận trong rất nhiều năm.
Theo Dân trí
Luật sư vụ "bầu" Kiên cảnh báo vấn đề liên quan hàng trăm ngàn DN
Đầu tư góp vốn, mua cổ phần cổ phiếu có bị phạt tù về hành vi "Kinh doanh trái phép"? Đây là câu chuyện đang khiến hàng ngàn doanh nghiệp như ngồi trên lửa, phập phồng chờ phán quyết của tòa!
Đầu tư góp vốn, mua cổ phần cổ phiếu mà theo cáo buộc của VKS trong vụ án đang xét xử ông Nguyễn Đức Kiên, thì mức án VKS đề nghị là 18-24 tháng tù, tịch thu số tiền kinh doanh trái phép. Trong khi đó, luật sư trưng ra nhiều bằng chứng, cho thấy rất nhiều doanh nghiệp đã và đang "kinh doanh trái phép"?
Tội "Kinh doanh trái phép" là hành vi mà Cơ quan điều tra khởi tố để bắt tạm giam ông Nguyễn Đức Kiên, sau này các tội danh "Cố ý làm trái...", "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản" và "Trốn thuế" bị khởi tố để điều tra bổ sung.
"Bầu" Kiên kinh doanh trái phép vì góp vốn, mua cổ phần? Ảnh: Minh Thắng.
Luật sư cho rằng: Từ thực tế như vậy, đáng lẽ việc nhận thức về luật, nội dung về tội "Kinh doanh trái phép" theo điều 159 của Bộ luật hình sự và nội dung của những văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành khác điều chỉnh việc cấp phép hay giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh phải là rõ ràng và nó lẽ ra phải là căn cứ cho việc thu thập bằng chứng và những dấu hiệu vi phạm để làm chứng cứ cho cả quá trình tố tụng tiếp theo sau này là truy tố và xét xử. Thế nhưng, ngay tại tòa vấn đề này vẫn chưa được làm rõ, ngay cả các đại diện cơ quan Nhà nước cũng không trả lời được là đầu tư góp vốn, mua cổ phần, cổ phiếu có phải xin giấy phép đăng ký kinh doanh hay không ?
Thực tế hiện nay, không một ai, không có một doanh nghiệp nào đang hoạt động tại Việt Nam đăng ký kinh doanh được với chức năng đầu tư tài chính, góp vốn, mua cổ phần. Không tìm được, không xác định được một cách rõ ràng trong văn bản quy phạm pháp luật thì phải thừa nhận đầu tư tài chính, góp vốn, mua cổ phần là quyền kinh doanh của doanh nghiệp, của công dân có năng lực hành vi dân sự, chứ không phải ngành nghề kinh doanh bắt buộc phải đăng ký và trên thực tế, doanh nghiệp, người dân có muốn đăng ký cũng không thể được các phòng đăng ký kinh doanh của các tỉnh thành chấp nhận, bởi không thể tìm ra mã ngành, dù là mã ngành hay mã ngành kinh doanh cho hoạt động kinh doanh tài chính, góp vốn, mua cổ phần.
Ngay tại phiên tòa những ngày qua, trả lời của các cơ quan Nhà nước trước tòa, đã chứng minh rằng cho đến nay, ở Hà Nội và TP.HCM không có ai, không có một doanh nghiệp nào được đăng ký kinh doanh với chức năng ghi trong giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh với nội dung "đầu tư góp vốn, đầu tư tài chính, góp vốn, mua cổ phần cổ phiếu".
Ngay bản thân luật sư Hoàng Đôn Hùng (1 trong 4 luật sư bảo chữa cho ông Kiên) đã trực tiếp tiến hành thu thập được các chứng cứ liên quan đến việc đăng ký kinh doanh. Chứng cứ là Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của nhiều doanh nghiệp được Phòng đăng ký kinh doanh TP.Hà Nội và TP.HCM cấp.
Đây là các tập đoàn kinh tế nhà nước, doanh nghiệp của tỉnh ủy, UBND cấp tỉnh, các tập đoàn tư nhân lớn, đang hoạt động, có góp vốn, mua cổ phần và hiện tại là cổ đông, thành viên góp vốn của các doanh nghiệp hoặc ngân hàng nhưng trong đó không có nội dung đăng ký ngành góp vốn mua cổ phần.
Luật sư Hoàng Đôn Hùng cho rằng: "Về tội kinh doanh trái phép mà VKS quy buộc ông Kiên, hiện đang chờ tòa phán xét, đặt trường hợp tòa chấp nhận đề nghị của VKS, ông Kiên kinh doanh trái phép vì đầu tư góp vốn, mua cổ phần, cổ phiếu thì hàng trăm ngàn doanh nghiệp, các doanh nhân đã và đang thực hiện hành vi phạm tội hình sự cũng vì đầu tư góp vốn, mua cổ phần, cổ phiếu" (!?).
Như vậy, đây là câu chuyện từ phiên tòa "bầu" Kiên đang chờ HĐXX tuyên án trong những ngày tới, khiến những doanh nghiệp lo lắng về hành vi "Kinh doanh trái phép", bởi VKS vẫn giữ nguyên quan điểm truy tố ông Kiên tội danh này, trong khi diễn biến tranh tụng tại phiên tòa, cho thấy câu chuyện "Kinh doanh trái phép" vì đầu tư góp vốn, mua cổ phần cổ phiếu đã quá rõ ràng, bởi chẳng cơ quan quản lý Nhà nước nào trả lời xác đáng, là phải bắt buộc đăng ký kinh doanh khi đầu tư góp vốn, mua cổ phần cổ phiếu cả !
Luật sư Hoàng Đôn Hùng khẳng định: "Nếu tòa phán xét 5 công ty mà ông Kiên là chủ tịch kinh doanh trái phép và bản thân ông Kiên bị phạm tội, thì hàng trăm ngàn doanh nghiệp ở Việt Nam cũng có thể bị kết luận là kinh doanh trái phép và rất nhiều doanh nhân sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự tội kinh doanh trái phép. Như vậy, có dấu hiệu cơ quan đăng ký kinh doanh đã thiếu trách nhiệm trong việc kiểm tra hướng dẫn ngành đăng ký kinh doanh góp vốn, mua cổ phần cổ phiếu; đã không cảnh báo, phát hiện, ngăn chặn sai phạm xảy ra trong suốt thời gian rất dài, từ ngày 1/7/2006 (Luật doanh nghiệp 2005 có hiệu lực) cho đến nay. Bên cạnh đó, cũng có dấu hiệu thiếu trách nhiệm của các cơ quan chức năng trong việc phòng và chống tội phạm".
Theo Pháp luật Xã hội
Lời cuối tại tòa, bầu Kiên "mơ" Việt Nam vào World cup Trong lời nói sau cùng tại tòa sáng nay, bầu Kiên đã xin lỗi người thân, bạn bè, đồng nghiệp, đặc biệt là cổ động viên bóng đá Hà Nội. Bầu Kiên cũng tiếp tục khẳng định mình vô tội. Sáng nay (2/6), Tòa sơ thẩm TAND TP. Hà Nội tiếp tục xét xử Nguyễn Đức Kiên (bầu Kiên) và các bị cáo...