Bầu Đức vẫn siêu giàu, vua thép lãi kỷ lục
Bất chấp việc các doanh nghiệp gặp khó khăn, bầu Đức vẫn siêu giàu, vua thép và đại gia tôn đều kiếm bộn tiền… là tin tức nổi bật trong tuần.
Bầu Đức vẫn siêu giàu trên thị trường chứng khoán
Bất chấp việc các doanh nghiệp gặp khó khăn, phải bán, cầm cố nhiều tài sản… ông Đoàn Nguyên Đức (bầu Đức) vẫn thuộc top siêu giàu trên thị trường chứng khoán.
Theo Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HOSE), Chủ tịch HĐQT Hoàng Anh Gia Lai (HAG), ông Đoàn Nguyên Đức vừa đăng ký mua 50 triệu cổ phiếu HAG trong khoảng thời gian từ 19-30/10 với mục tiêu nhằm tăng khối lượng sở hữu.
Bầu Đức vẫn thuộc top siêu giàu trên thị trường chứng khoán Việt Nam bất chấp tình hình khó khăn của các doanh nghiệp thuộc sở hữu của ông.
Nếu giao dịch thành công, Bầu Đức sẽ tăng cổ phần tại HAGL từ 326,7 triệu cổ phiếu lên 376,7 triệu cổ phiếu, tương đương tỷ lệ tăng từ 35,23% lên 40,62% vốn. Khối tài sản quy từ cổ phiếu của Bầu Đức sẽ tăng từ mức 1.643 tỷ đồng lên 1.894 tỷ đồng và vẫn thuộc top siêu giàu trên thị trường chứng khoán Việt Nam.
Ông Đoàn Nguyên Đức từng là người giàu nhất trên thị trường chứng khoán Việt Nam trong 2 năm 2008 và 2009, với tài sản khi đó khoảng 6,2 nghìn tỷ đồng.
Trong một thập kỷ qua, các doanh nghiệp của bầu Đức gặp rất nhiều khó khăn do đầu tư dàn trải trên nhiều lĩnh vực. Cú đảo chiều từ bất động sản và thủy điện sang lĩnh vực nông nghiệp, trong đó có trồng cây cao su đã không được như kỳ vọng. Giá cao su giảm mạnh khiến những tính toán của Bầu Đức không trở thành hiện thực.
Những dự án nuôi bò, trồng mía, trồng ớt… để lấy ngắn nuôi dài cũng không có kết quả như mong muốn. Ông Đức đã bán mảng trồng mía cho Thành Thành Công của nhà ông Đặng Văn Thành.
Hiện, HAGL tập trung vào mảng chủ lực là cây ăn trái với sự hỗ trợ từ một cổ đông lớn mới là Thaco của tỷ phú Trần Bá Dương. Bầu Đức tham vọng xây dựng một đế chế nông nghiệp ở khu vực Đông Nam Á.
Video đang HOT
Sự ổn định tương đối trở lại của HAGL giúp giá cổ phiếu HAG hồi phục. Bên cạnh đó, Bầu Đức vẫn còn giữ lại được vườn cao su rộng lớn lên tới hơn 30 nghìn hecta, dự kiến sẽ được khai thác toàn bộ vào 2022.
Trong quý II/2020, doanh thu của HAGL đã tăng trở lại và ghi nhận lợi nhuận từ hoạt động cốt lõi. Chi phí tài chính của HAGL (chủ yếu là lãi vay) cũng giảm đáng kể nhưng các khoản nợ cá nhân, tổ chức và trái phiếu vẫn còn lớn.
Anh em ông Đặng Thành Tâm rót nghìn tỷ vào ‘đất vàng’ Vũng Tàu
Ba công ty liên quan đến ông Đặng Thành Tâm và em gái vừa trở thành nhà đầu tư mới của dự án khu đô thị hơn 69 hecta.
Theo đó, UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu ngày 15/10 đã phê duyệt danh sách nhà đầu tư thực hiện dự án khu đô thị mới Nam Vũng Tàu là liên danh Công ty cổ phần Công nghệ Viễn Thông Sài Gòn (Saigontel), Tổng công ty Phát triển đô thị Kinh Bắc (KBC) và Công ty cổ phần Xây dựng Sài Gòn (SCC).
Khu đô thị quy mô hơn 69 hecta, nằm trên các tuyến đường huyết mạch của thành phố Vũng Tàu. Dự án có tổng mức đầu tư dự kiến 4.620 tỷ đồng, được quy hoạch xây dựng nhà ở liền kề, biệt thự, chung cư, trung tâm thương mại…
Liên danh ba công ty sắp thực hiện dự án đều liên quan đến ông Đặng Thành Tâm. Cụ thể, ông Tâm là cổ đông lớn tại Saigontel và KBC khi lần lượt sở hữu 23,69% và 18,15%, đồng thời giữ chức Chủ tịch Hội đồng quản trị. Saigontel hoạt động chính trong lĩnh vực buôn bán thiết bị, linh kiện điện tử viễn thông, có tổng nguồn vốn tính đến giữa năm nay gần 2.300 tỷ đồng. Trong khi đó, KBC là một trong những doanh nghiệp lớn về kinh doanh bất động sản và tư vấn xây dựng.
Còn SCC là công ty do em gái ông Tâm – bà Đặng Thị Hoàng Phượng sáng lập từ năm 1999 và đang giữ chức Chủ tịch. Công ty này hoạt động chủ yếu về xây dựng, thiết kế và cho thuê nhà xưởng công nghiệp, phát triển khu đô thị. Bà Phượng cũng là cổ đông lớn tại Saigontel với tỷ lệ sở hữu 8,23%.
Vua thép lãi kỷ lục
Tập đoàn Hòa Phát của tỷ phú Trần Đình Long vừa công bố số liệu tài chính quý III. Doanh thu của Hòa Phát trong 3 tháng qua đạt 24.900 tỷ đồng, tăng 63% so với cùng kỳ năm trước. Lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp đạt 3.785 tỷ đồng, cao hơn gấp đôi cùng kỳ.
Bình quân mỗi tháng trong quý vừa qua, doanh nghiệp của Chủ tịch Trần Đình Long thu về 8.300 tỷ và có lãi 1.262 tỷ đồng.
Lũy kế 9 tháng, Hòa Phát đạt doanh thu 65.000 tỷ đồng và lãi ròng 8.845 tỷ đồng. So với cùng kỳ năm trước, hai chỉ tiêu doanh thu, lợi nhuận lần lượt tăng 40% và 56% và cao hơn kết quả của cả năm 2019.
Lợi nhuận quý III và 9 tháng đầu năm của Hòa Phát đạt mức cao kỷ lục trong lịch sử từ khi công ty thành lập vào năm 1992.
Năm nay, kế hoạch doanh thu và lợi nhuận của Hòa Phát lần lượt là 86.000 tỷ đồng và 9.000 tỷ đồng. Như vậy, doanh nghiệp được mệnh danh là “vua thép” gần như chắc chắn sẽ vượt chỉ tiêu lợi nhuận khi hoàn thành 98% kế hoạch sau 9 tháng.
Đại gia ngành tôn hốt bạc
Trong khi đó, đại gia ngành tôn là Công ty CP Tập đoàn Hoa Sen (HOSE: HSG) của ông Lê Phước Vũ cũng rủng rỉnh bất chấp đại dịch Covid-19.
Theo văn bản HSG gửi Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và Sở Giao dịch Chứng khoán TPHCM về kết quả kinh doanh hợp nhất quý IV niên độ tài chính 2019-2020 (1/7 – 30/9/2020), sản lượng tiêu thụ quý 4 ước đạt 525.227 tấn, tăng 46% so với cùng kỳ. Doanh thu ước đạt 8.349 tỷ đồng, tăng 31% so với cùng kỳ. Đáng chú ý là lợi nhuận sau thuế hợp nhất quý 4 ước đạt 400 tỷ đồng, lớn gấp 4,8 lần so với cùng kỳ.
Lũy kế niên độ tài chính 2019-2020 (từ ngày 01/10/2019 đến ngày 30/9/2020), sản lượng tiêu thụ HSG ước đạt hơn 1,622 triệu tấn, tăng 9% so với cùng kỳ, hoàn thành 108% kế hoạch.
Doanh thu ước đạt hơn 27.500 tỷ đồng, đạt 98,2% so với cùng kỳ, hoàn thành 98,4% kế hoạch. Lợi nhuận sau thuế ước đạt 1.100 tỷ đồng, lớn gấp 3 lần so với cùng kỳ, vượt 2,8 lần so với chỉ tiêu kế hoạch lợi nhuận sau thuế.
Hoa Sen có lãi nghìn tỷ sau 3 năm
Lợi nhuận sau thuế niên độ tài chính 2019-2020 của Hoa Sen tăng hơn 200%, ước đạt 1.100 tỷ đồng. Doanh nghiệp của ông Lê Phước Vũ quay trở lại mốc lợi nhuận nghìn tỷ sau 3 năm.
Công ty Cổ phần Tập đoàn Hoa Sen vừa công bố kết quả kinh doanh dự kiến quý IV niên độ tài chính 2019-2020 (1/7-30/9). Khác với đa số doanh nghiệp trên sàn chứng khoán, Hoa Sen áp dụng niên độ tài chính bắt đầu từ ngày 1/10 và kết thúc vào 30/9 năm sau.
Doanh thu quý vừa qua của Hoa Sen ước đạt 8.349 tỷ đồng, tăng 31% so với cùng kỳ. Lợi nhuận sau thuế dự kiến khoảng 400 tỷ đồng, cao gần gấp 5 lần so với mức 84 tỷ của cùng kỳ niên độ trước.
Như vậy, tổng doanh thu niên độ tài chính 2019-2020 của Hoa Sen khoảng 27.538 tỷ đồng, giảm nhẹ 2% so với niên độ trước và hoàn thành 98% kế hoạch được đại hội cổ đông thông qua. Tuy nhiên, lợi nhuận sau thuế tăng hơn 200%, ước đạt 1.100 tỷ đồng, vượt 180% so với kế hoạch ban đầu.
Đây là mức lợi nhuận cao thứ ba trong lịch sử doanh nghiệp của Chủ tịch HĐQT Lê Phước Vũ sau giai đoạn 2016-2017. Lãi ròng năm nay của Hoa Sen cao hơn tổng lợi nhuận của cả 2 năm trước 2018-2019.
Ban lãnh đạo Hoa Sen đánh giá lợi nhuận trở lại mốc nghìn tỷ là kết quả của quá trình 2 năm tái cấu trúc doanh nghiệp.
Công ty thời gian qua tái cấu trúc toàn diện hoạt động sản xuất kinh doanh, chuyển đổi hàng loạt chi nhánh thành cửa hàng, tinh gọn bộ máy, vận hành thành công hệ thống quản trị nguồn lực doanh nghiệp (ERP) giúp tiết giảm đáng kể chi phí quản lý. Hoa Sen cũng tập trung quản lý hàng tồn kho, công nợ và các loại tài sản ngắn hạn khác để giảm mạnh nợ vay ngân hàng, giảm chi phí lãi vay.
Lãnh đạo công ty đánh giá nhờ khai thác lợi thế của hệ thống chi nhánh, cửa hàng trực thuộc doanh nghiệp; tập trung vào các thị trường, mặt hàng có biên lợi nhuận cao thay vì cạnh tranh về giá, sản lượng nên tỷ suất lợi nhuận gộp tăng. Nhờ đó, lãi ròng tăng trưởng mạnh, cao hơn tốc độ tăng doanh thu.
Trong quý vừa qua, Hoa Sen thông qua chủ trương chuyển nhượng và giải thể các công ty liên quan dự án thép Cà Ná - Ninh Thuận vì sự chuyển biến của tình hình khách quan hiện nay không còn phù hợp với mục tiêu chiến lược ban đầu khi doanh nghiệp xúc tiến đầu tư.
Thay vào đó, doanh nghiệp của ông Lê Phước Vũ chuyển hướng thực hiện chiến lược xây dựng mô hình chuỗi cửa hàng bán lẻ vật liệu xây dựng cơ bản, tận dụng hệ thống phân phối sẵn có để tạo thêm giá trị gia tăng mà không phải đầu tư quá nhiều.
Hoa Sen cũng có kế hoạch phát hành cổ phiếu riêng lẻ cho doanh nghiệp đối tác chiến lược để tăng vốn nhưng tạm hoãn vì diễn biến của thị trường chứng khoán chưa được như mong đợi, giá cổ phiếu chưa phản ánh đúng giá trị của doanh nghiệp.
Cổ phiếu Hoa Sen hiện tại giao dịch ở vùng giá 15.800 đồng, mức cao nhất trong hơn 2 năm qua tính từ tháng 5/2018. Đây là một trong những cổ phiếu có mức tăng giá mạnh nhất trong năm 2020. So với thị giá chỉ hơn 4.000 đồng/cổ phiếu khi thị trường chứng khoán chạm đáy vào cuối tháng 3, giá hiện tại của cổ phiếu Hoa Sen tăng hơn 260%.
Cổ phiếu TDP chạm giá trần 25.400 đồng/CP phiên chào sàn HOSE Ngày 12/10/2020, Công ty cổ phần Thuận Đức chính thức đưa 47.999.999 cổ phiếu với mã chứng khoán TDP giao dịch trên Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HOSE). Với mức giá tham chiếu 21.200 đồng/cổ phiếu, biên độ dao động /- 20% trong ngày giao dịch đầu tiên, cổ phiếu TDP đã tăng hết biên độ trong phiên chào sàn. Kết thúc...