Bầu Đức sắp chế biến thịt bò, trồng chanh leo, sầu riêng
Giấy chứng nhận kinh doanh của tập đoàn năm 2016 ghi nhận 4 ngành nghề mới trong đó có chế biến thịt và trồng các loại cây ăn quả như chanh leo, xoài, thanh long, sầu riêng…
Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai (Mã CK: HAG) vừa thông báo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh năm 2016. Theo đó, tập đoàn đã bổ sung 4 nhóm ngành kinh doanh mới.
Bầu Đức sắp chế biến thịt và cho ra mắt thương hiệu thịt bò riêng.
Cụ thể, Hoàng Anh Gia Lai sẽ trồng cây ăn quả như chanh leo, xoài, thanh long, sầu riêng, bơ và phát triển dịch vụ trồng trọt. Từ các sản phẩm này, tập đoàn mở thêm ngành chế biến và bảo quản rau quả.
Đặc biệt, Hoàng Anh Gia Lai dự định phát triển ngành chế biến, bảo quản thịt và các sản phẩm từ thịt. Như vậy, tổng cộng Hoàng Anh Gia Lai kinh doanh 61 ngành nghề khác nhau. Trong đó, chủ yếu vẫn kinh doanh bất động sản, chăn nuôi, trồng trọt và khai thác khoảng sản.
Mới đây, Hoàng Anh Gia Lai cũng xin chuyển đổi 685ha đất trồng cỏ, tiêu tại Gia Lai để trồng cây ăn quả nhằm cung cấp nguyên liệu cho nhà máy chế biến các sản phẩm trái cây của tập đoàn.
Video đang HOT
Trước đó, trao đổi với VnExpress, Bầu Đức cho biết sẽ cho ra mắt thương hiệu thịt bò riêng năm 2016. “Chúng tôi mới bắt đầu cung cấp bò hơi cho các lò mổ ở Hà Nội và không có thương hiệu riêng. Sợ các bên trà trộn làm ảnh hưởng đến uy tín, nên sắp tới thương hiệu thịt bò tươi Hoàng Anh Gia Lai sẽ ra mắt và được bán trong một chuỗi cửa hàng”, Bầu Đức cho biết, đồng thời khẳng định thịt bò sẽ đảm bảo các tiêu chuẩn của Bộ Y tế sau khi được chăn nuôi và đóng gói theo công nghệ Australia.
Hoàng Anh Gia Lai là một trong số ít doanh nghiệp tư nhân ở Việt Nam đầu tư trọng điểm vào nuôi bò công nghệ cao. Đây là ngành mới triển khai song luôn đứng vị trí số một, đem lại doanh thu lớn cho tập đoàn. Năm 2015, Hoàng Anh Gia Lai tiêu thụ được 66.337 con bò, thu về 2.541 tỷ đồng, chiếm 41% tổng doanh thu. Quý I/2016, doanh thu từ bán bò đạt 1.233 tỷ đồng.
Mới đây, trong tâm thư gửi cổ đông, Bầu Đức cũng cho biết đang thực hiện tái cấu trúc các khoản nợ và tin sẽ vượt qua khó khăn, phát triển bền vững. Năm 2016, tập đoàn tiếp tục tập trung vào dự án bất động sản ở Myanmar; trồng và chăm sóc diện tích cây cao su, cọ dầu sẵn có chờ đợi giá phục hồi có thể bán ngay để thu hồi vốn.
Bạch Dương
Theo VNE
Vì sao Quốc Cường Gia Lai bán đất 'vàng' vừa mua từ Bầu Đức?
Bỏ một khoản tiền lớn "thâu tóm" dự án của bầu Đức tại Đà Nẵng, nhưng chưa được bao lâu Quốc Cường Gia Lai đã vội lên kế hoạch bán lại.
Mua chưa kịp "ấm tay" đã vội vàng bán lại
Hội đồng quản trị Công ty Quốc Cường Gia Lai (Mã CK: QCG) vừa có nghị quyết về việc chuyển nhượng bất động sản và các tài sản khác của công ty tại Đà Nẵng.
Dự án trước đây thuộc sở hữu của Hoàng Anh Gia Lai.
Trước đó, theo báo cáo của CTCP Hoàng Anh Gia Lai vào ngày 21/3/2016, CTCP Xây dựng và Phát triển Nhà Hoàng Anh đã chuyển nhượng cho CTCP Quốc Cường Gia Lai (QCG) Dự án Trung tâm thương mại tại đường 2/9. Toàn bộ số tiền từ thương vụ chuyển nhượng này là 419 tỷ đã được chuyển đủ vào ngày 17/3/2016.
Tuy nhiên, tại Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2016, bà Nguyễn Thị Như Loan, Chủ tịch HĐQT cho biết dự án được Quốc Cường Gia Lai (QCG) chi khoảng 900 tỷ đồng mua từ 2 đối tác là công ty con của Hoàng Anh Gia Lai (HAGL) và một phần từ Nhà nước.
Ước tính, QCG chi khoảng 900 tỷ đồng cho thương vụ nói trên mà chưa tính đến chi phí khác liên quan, cũng như chuyển đổi thành dự án thấp tầng, phân lô bán nền theo phong tục sống của dân Đà Nẵng.
Dự án khu dân cư hộ thương mại và dịch vụ 2/9 - Đà Nẵng được QCG đưa vào kế hoạch kinh doanh năm 2016, cụ thể sẽ triển khai chuyển nhượng đất nền trong quý II/2016.
Tuy nhiên mua chưa được bao lâu QCG đã quyết định "sang tay" lại toàn bộ dự án này. Bà Nguyễn Thị Như Loan - Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc sẽ là người thực hiện việc chuyển nhượng các thửa đất thuộc Khu dân cư nhà ở - khách sạn - căn hộ kết hợp thương mại dịch vụ 2/9 mới được công ty mua từ Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai.
Trước nhiều ý kiến trái chiều xoay quanh vụ việc, Bà Loan nhấn mạnh Quốc Cường có quỹ đất dồi dào là tài sản mà không phải công ty nào cũng có được. Rất nhiệu dự án, quỹ đất của công ty có thể bán để chốt lời. Hiện công ty có 15 dự án, quy mô hơn 120 ha tại TP.HCM và Đà Nẵng với nhiều phân khúc: căn hộ trung, cao cấp, bình dân cũng như đất nền.
Quốc Cường Gia Lai gom tiền đầu tư cao su?
Hiện tại Công ty cổ phần Quốc Cường Gia Lai đang đầu tư vào 4 lĩnh vực chính là bất động sản, cao su, thủy điện, khai thác và chế biến gỗ. Trong đó, mục tiêu năm 2016-2017 của Quốc Cường Gia Lai là tăng cường đầu tư vào mảng cao su với hy vọng giá mủ sẽ tăng trở lại.
Cụ thể, tại Đại hội đồng cổ đông năm 2016 của Quốc Cường Gia Lai tổ chức vào ngày 25/6, công ty này đã thông qua việc sử dụng một phần lợi nhuận sau thuế để bù lỗ, số còn lại làm sẽ làm nguồn vốn tái đầu tư sản xuất, hoàn thiện hạ tầng chuẩn bị sẵn sàng cơ sở vật chất thu mủ cao su vào năm tới ngay khi thị trường giá mủ tăng trở lại và đào tạo nâng cao tay nghề công nhân viên.
Như vậy, thay vì bất động sản, cao su sẽ là một trong những mảng đầu tư được kỳ vọng đem lại doanh thu cho Quốc Cường Gia Lai vào năm 2017. Trên thực tế, theo báo cáo tài chính quý 1/2016 của Quốc Cường Gia Lai, tính đến cuối tháng 3/2016, doanh nghiệp này đã đầu tư 264 tỉ đồng vào dự án trồng cao su.
ĐỒNG LÂM (tổng hợp)
Theo Phapluat
Cổ phiếu bầu Đức xuống mức thấp nhất từ khi lên sàn Sáng 8-12, cổ phiếu Hoàng Anh Gia Lai (HAG) tiếp tục rơi xuống mức trên 11.000 đồng/CP. Đây được cho là ngưỡng thấp nhất kể từ khi cổ phiếu này chính thức niêm yết trên sàn. Như vậy chỉ trong vòng khoảng một năm, cổ phiếu của Bầu Đức đã giảm từ 27.000 đồng/CP xuống còn hơn 11.000 đồng/CP. Tuy vậy, TS Nguyễn...