Bầu Đức lại đầu tư sang lĩnh vực mới
Bầu Đức trồng đậu nành làm sữa là thông tin mới khiến nhiều người quan tâm, đây không phải lần đầu đại gia này đầu tư đa dạng lĩnh vực sản xuất, thu lợi nhuận khủng.
Dự kiến năm đầu có 2.500 tấn đậu, cho ra 3,5 triệu lít sữa. Sản lượng sẽ tăng lên khoảng 20.000 tấn trong những năm tiếp theo, để sản xuất mỗi năm 185 triệu lít sữa đậu nành.
Đây là sự hợp tác 3 bên giữa Hoàng Anh Gia Lai, NutiFood và Viện Khoa học kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam.
Nói về sự hợp tác mới này, ông Trần Thanh Hải, Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần NutiFood chia sẻ: Hoàng Anh Gia Lai đang có thế mạnh là đất đai, kinh nghiệm làm nông nghiệp công nghệ cao. Sau khi thành công với sản phẩm sữa tươi, hai bên đã nghĩ tới sự hợp tác tiếp theo, là phát triển nguồn nguyên liệu sữa đậu nành. Trong dự án này, Viện Khoa học kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam sẽ nghiên cứu giống và trồng thực nghiệm, chọn ra loại đậu tương chất lượng tốt. Hoàng Anh Gia Lai dành quỹ đất ban đầu khoảng 1.000 ha để trồng đậu tương.
Và trong 5 năm tới quỹ đất Hoàng Anh Gia Lai dành cho đậu nành sẽ lên 3.000 ha. NutiFood bao tiêu toàn bộ lượng đậu, dự kiến năm đầu tiên là 2.500 tấn, cho ra khoảng 3,5 triệu lít sữa đậu nành. Sản lượng sẽ tăng lên 20.000 tấn trong những năm tiếp theo, để đảm bảo kế hoạch sản xuất 185 triệu lít sữa đậu nành mỗi năm.
Ông Đoàn Nguyên Đức, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai khẳng định, 3 tháng sau thời điểm ký kết này, sản phẩm sữa đậu nành sẽ có mặt trên thị trường Việt Nam với giá cả cạnh tranh nhất. Bầu Đức cam kết đây sẽ là sữa đậu nành sạch, bởi đậu tương được trồng hữu cơ tận dụng nguồn phân bò khoảng 500 tấn mỗi ngày của trang trại Hoàng Anh Gia Lai.
“Sữa đậu nành sạch không còn lạ với các nước châu Âu, nhưng tôi cam đoan tại Việt Nam hiện chưa có, bởi ngay từ nguồn đậu chúng ta cũng chưa kiểm soát được. Tôi cam kết sản xuất 100% là giống đậu Việt Nam chứ không phải giống biến đổi gen. Và tôi dám nói đó sẽ là loại sữa đậu nành &’không đụng hàng’ tại Việt Nam. Tôi trồng đậu sạch được và tôi cũng thừa khả năng làm sữa sạch, nhưng phân công nhau sản xuất vẫn thuận lợi nhất. Hoàng Anh Gia Lai sẽ làm nguyên liệu tốt, để NutiFood sản xuất sữa tốt với giá rẻ nhất”, ông Đức khẳng định.
Hoàng Anh Gia Lai của bầu Đức sẽ dành quỹ đất ban đầu khoảng 1.000 ha để trồng đậu tương.
Tỷ phú USD thứ 2 của VN?
Là một trong những doanh nhân giàu nhất sàn chứng khoán, ông Đoàn Nguyên Đức cũng là người có mức độ xuất hiện dày đặc trên các phương tiện thông tin đại chúng. Không giống như nhiều doanh nhân Việt vốn kín tiếng, ông chủ của tập đoàn (HAGL) luôn thích chia sẻ thẳng thắn khi gặp phải những nghi vấn về chuyện làm ăn, cũng như cuộc sống phía sau công việc.
Trong gần 30 năm kinh doanh trên thương trường, ông chủ HAGL đã từng có nhiều quyết định gây nghi vấn. Ông giảm giá nhà, chuyển phần lớn việc đầu tư ra nước ngoài bằng ngành nông nghiệp, chọn Myanmar – một quốc gia khi đó còn đang “ngủ đông về tăng trưởng” – để phát triển dự án bất động sản trọng tâm… Đỉnh điểm của mọi nghi vấn là khi ông xuất đường về Việt Nam và nuôi bò để bước chân vào ngành sữa, những mảng kinh doanh xa lạ với bước khởi nghiệp của vị tỷ phú này.
Video đang HOT
Ông chủ HAGL không cần tiêu tiền, không đi du lịch trong suốt 20 năm, làm việc không tính theo giờ mà chỉ nghỉ khi hết việc, và thành công nhờ biết đón những con sóng lớn, dù trong ngành địa ốc, bất động sản hay nông nghiệp.
Bầu Đức đã không ít lần đối diện với nghi vấn về những quyết định kinh doanh của mình.
Thời gian đầu bước vào kinh doanh ngành nông nghiệp, bầu Đức vẫn tiếp tục thực hiện nhiều dự án , khai khoáng cũng như thủy điện. Khi đó, nghề nông nghiệp được dự đoán là cách để bầu Đức thực hiện lấy ngắn nuôi dài: Dùng lợi nhuận của mía đường, dầu cọ… để tạo vốn cho địa ốc, bất động sản, thậm chí chỉ là để nuôi rừng cây cao su của ông chủ HAGL.
Nhưng bất ngờ, khi mía đường trở thành mảng kinh doanh đem lại một nửa doanh thu trong quý I/2014 (khoảng 500 tỷ đồng), cùng với việc triển khai trồng ngô diện tích lớn của HAGL, bầu Đức đã ngầm khẳng định rằng, đây mới chính là ngành trọng tâm của tập đoàn trong thời gian tới. Đến khi kế hoạch nuôi bò được công bố, bầu Đức lại khẳng định chính thức bước chân vào những ngành mà Việt Nam có nhu cầu cao, là sữa tươi, thịt bò và cả thức ăn chăn nuôi.
Bầu Đức đang chứng tỏ khả năng tiềm lực tài chính mạnh mẽ sau khi thông tin HAGL gặp khó khăn vì các khoản nợ dồn dập tới hạn thời gian qua. Thậm chí vị đại gia giàu thứ 2 Việt Nam còn đang đứng trước cơ hội lấy lại vị trí giàu nhất Việt Nam mà ông từng nắm giữ năm 2008.
Năm 2006, Hoàng Anh Gia Lai cổ phần hóa với vốn điều lệ đạt gần 296 tỷ đồng. Năm 2008, Hoàng Anh Gia Lai niêm yết lần đầu trên Sở giao dịch chứng khoán TPHCM với mã HAG. Ngay khi lên sàn, cổ phiếu của HAG đã thu hút rất nhiều sự quan tâm của giới đầu tư và đưa khối tài sản của HAGL và bầu Đức tăng vọt. Tính tới thời điểm 31/12/2008, vốn hóa thị trường của Hoàng Anh Gia Lai đã lên 11.328 tỷ đồng. Bầu Đức đánh bật ông Đặng Thành Tâm và giữ vị trí người giàu nhất sàn chứng khoán Việt Nam năm 2008 với 6.160 tỷ đồng.
Năm 2009, bầu Đức vẫn giữ được vị trí số 1 và chỉ đánh mất “ngôi vị” vào tay ông Phạm Nhật Vượng – Chủ tịch HĐQT Vingroup năm 2010.
Hiện tại, chỉ riêng giá trị cổ phiếu VIC mà ông Vượng nắm giữ đã lên tới con số 21.797 tỷ đồng, nhiều hơn gấp đôi tổng giá trị cổ phiếu HAG và cổ phiếu HAGL Agrico mang lại.
Theo Ngọc Anh (Đời sống & Pháp luật)
Giấu nợ cũ, lòi nợ mới: Bầu Đức "ký sổ" tỷ đô
Sau cú thoát xác, đẩy được nhiều món nợ ngàn tỷ, ông Đoàn Nguyên Đức - bầu Đức đã xác lập được những vị thế mới. Tuy vậy, khi những món nợ cũ còn đeo đẳng thì món nợ mới lại là mối lo của đại gia giàu thứ 2 Việt Nam.
Ra nước ngoài làm lớn
Hoàng Anh Gia Lai - HAGL (HAG) vừa bắt tay với Công ty An Phú (Bình Định) thực hiện dự án nuôi bò trị giá 80-100 triệu USD với 100 ngàn con bò tại Hà Tĩnh. Vào giữa 2014, Hoàng Anh Gia Lai cùng Nutifood đầu tư 6.300 tỷ đồng nuôi bò thịt, bò sữa tại Gia Lai và đã bắt đầu thu được sản phẩm.
2014, sau vài năm đầu tư một diện tích trồng mía lớn tại Lào đã cho kết quả. Mía đường đóng góp tới 34% doanh thu của Hoàng Anh Gia Lai. Tính chung mảng nông nghiệp đã chiếm 48% tỷ trong doanh thu. Dự kiến trong vài năm tới khi mà cao su được thu hoạch trên diện rộng, tỷ trọng nông nghiệp của HAG có thể còn tăng mạnh.
Hiện tại HAGL có tổng quỹ đất hơn 100.000 hécta ở nước ngoài, đã trồng được tổng cộng khoảng 75.000 hécta cao su, mía đường, bắp, cọ dầu... Trong lĩnh vực bất động sản HAG chuẩn bị đưa vào khai thác khu phức hợp tại Myanmar (quy mô hơn 73.000m2) với giá cho thuê văn phòng khoảng 60USD/m2 và 40USD/m2 cho trung tâm thương mại.
Thực tế này mang cho thấy dường như bầu Đức đang phơi phới với hướng làm ăn mới sau khi thoát khỏi thị trường BĐS, đẩy được món nợ cả chục ngàn tỷ một cách ngoạn mục. Sau đó, Bầu Đức nhảy sang nông nghiệp và hướng mạnh ra nước ngoài với những điểm đầu tư mới ở Lào và Myanmar.
Sau cú thoát xác, đẩy được nhiều món nợ ngàn tỷ, ông Đoàn Nguyên Đức - bầu Đức đã xác lập được những vị thế mới.
Trước khi đẩy mạnh đầu tư ra nước ngoài, HAGL của bầu Đức đã ghi nhận thành quả xử lý nợ khá ấn tượng. Theo đó, thông qua tái cơ cấu HAGL đã đẩy nợ BĐS sang một doanh nghiệp con - An Phú.
Cuối 2013, HAG đã hoàn thành đợt chào bán tổng cộng gần 33 triệu cổ phiếu An Phú thu về 328 tỷ đồng. DN này có vốn điều lệ 360 tỷ đồng do HAGL sở hữu 99,9%. Công ty có kế hoạch hoạt động trong 3 năm, thực hiện bán các dự án BĐS cho HAGL, từ đó xử lý các khoản nợ xấu cho công ty. Với việc tách nhóm An Phú, HAGL khi đó được đánh giá sẽ giảm được trên 1,7 nghìn tỷ đồng nợ vay.
Với tỷ lệ quyền mua 10.000 HAG được mua 458 cổ phiếu An Phú, nợ BĐS của HAG vô hình chung được chuyển qua cho các cổ đông và NĐT trong đó có ông Đoàn Nguyên Đức.
Soi xét trên báo cáo có thể thấy, cuối 2012, tổng nợ của HAG lên tới gần 20,5 nghìn tỷ đồng, trong đó có hơn 6,7 nghìn tỷ đồng nợ ngắn hạn. Tới cuối 2013, tổng nợ của HAG giảm xuống còn 16,3 nghìn tỷ, nợ ngắn hạn xuống dưới 5 nghìn tỷ đồng.
Còn nhiều gánh nặng?
Dưới thời điều hành của người bạn nối khố - tổng giám đốc cũ Nguyễn Văn Sự, Hoàng Anh Gia Lai đã triển khai được nhiều chiến lược mới một cách nhanh chóng, từ trồng mía, bắp hay nuôi bò. Cùng lúc, ông bán 4 dự án thủy điện tại Việt Nam chỉ trong vòng chưa đầy 6 tháng. Về mảng BĐS trong nước, một công ty con An Phú cũng đã nhanh chóng thu được cả nghìn tỷ đồng từ việc bán dự án trong nước cho các đối tác khác.
Khi những món nợ cũ còn đeo đẳng thì món nợ mới lại là mối lo của đại gia giàu thứ 2 Việt Nam.
Tuy nhiên, cùng với hàng loạt dự án đầu tư mới. Tổng nợ của HAG tới cuối 2014 đã nhanh chóng vượt ngưỡng cũ, lên suýt soát 21 nghìn tỷ đồng, trong đó nợ ngắn hạn đã lên tới gần 9,3 nghìn tỷ đồng.
So với tài sản, tỷ lệ nợ của HAG không quá đáng ngại. Tuy nhiên, tính theo giá trị tuyệt đối thì đây là một con số quá lớn.
Trong tuần qua, cổ phiếu HAG bất ngờ giảm khá mạnh. Theo thông báo từ HOSE, Hoàng Anh Gia Lai cùng Chủ tịch HĐQT Đoàn Nguyên Đức sẽ thực hiện giao dịch mua tổng cộng 15 triệu cổ phiếu HAG trong thời gian từ 18/5-17/6. Bầu Đức quyết định mua có lẽ là để thực hiện cam kết của mình khi giá cổ phiếu quá thấp. Trong hơn 1 tháng qua, cùng với đà suy giảm của thị trường chung, cổ phiếu HAG đã suy giảm khá mạnh, từ mức 20.700 đồng (ngày 16/4) xuống 17.800 đồng (ngày 13/5).
Giá cổ phiếu giảm trong giai đoạn thị trường đi xuống là bình thường. Tuy nhiên, mức độ giảm nhanh gần 15% của một cổ phiếu lớn như HAG có lẽ không còn hoàn toàn bình thường.
Trên thực tế, HAGL của bầu Đức đang gặp nhiều áp lực. Thách thức đến từ giá cao su tuột dốc trong thời gian gần đây và sự cạnh tranh gay gắt trong ngành mía đường. Áp lực nợ của HAGL có lẽ không hề nhỏ. Cùng một lúc triển khai rất nhiều đại dự án với vốn đầu tư mỗi dự án lên tới nhiều nghìn tỷ đồng.
Trên báo cáo tài chính cho thấy, công nợ phải thu từ phía khách hàng đang tăng lên, cộng thêm các khoản tạm ứng cho dự án xây dựng sân bay Attapeu tại Lào. Trong năm 2014, lợi nhuận của HAGL tăng đáng kể nhưng điều đáng ngại là dòng tiền từ hoạt động kinh doanh của HAG vẫn liên tục âm.
Các dự án mới của HAGL đang ngốn những khối tiền khổng lồ. Nó cũng đồng nghĩa với việc bầu Đức phải đẩy mạnh đi vay.
Tuy nhiên, sự rớt giá thảm hại của mủ cao su thế giới đang đặt HAGL trước một thách thức mới. Từ mức 5.000 - 6.000 USD/tấn, giá mủ giờ chỉ còn khoảng 1.500 USD. Lĩnh vực chăn nuôi bò có thể cũng sẽ bị ảnh hưởng lớn do sự cạnh tranh ngày càng cao..
Bầu Đức đã đoán trước được sự đi xuống của BĐS, đã thấy trước được triển vọng của nông nghiệp... Tuy nhiên, trước mắt HAGL vẫn còn rất nhiều chông gai bởi kinh doanh nhiều khi cần đến cả sự may mắn. Khi thị trường không thuận, doanh nhân giỏi cũng sẽ khó xoay sở. Nhất là giờ đây HAGL là một doanh nghiệp rất lớn về quy mô, nợ cũng lên tới hàng chục nghìn tỷ đồng. Bài toán quản trị rủi ro có lẽ đã được tính đến nhưng tính đến mức nào mới quan trọng.
Theo Mạnh Hà
VEF
Đoàn Nguyên Đức lương 5 tỉ nhưng không có đất ở Sài Gòn Mặc dù đang sở hữu khối tài sản không hề nhỏ, thế nhưng ông Đoàn Nguyên Đức - Chủ tịch Hội đồng quản trị (HĐQT) Công ty Cổ phần Hoàng Anh Gia Lai (HAGL) lại không có miếng đất hay căn hộ nào ở đất Sài Gòn. Theo số liệu được HAGL công bố tại Báo cáo thường niên năm 2015 vào ngày...