Bầu Đức dứt ruột ‘bán con’: Cú thoát hiểm ngoạn mục
Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai của doanh nhân Đoàn Nguyễn Đức – Bầu Đức đứng trước một bước ngoặt mới sau nhiều lần bán tài sản – đều là những công trình, sản phẩm tâm huyết như những &’đứa con’ có giá ngàn tỷ để tái cấu trúc hoạt động của doanh nghiệp trong vài năm gần đây
Khối tài sản tỷ USDTại Đại hội cổ đông của Công ty Cổ phần Nông nghiệp Quốc tế Hoàng Anh Gia Lai – HAGL Agrico (HNG), một DN con của Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai (HAG) hôm 15/9, ông Đoàn Nguyên Đức – người thường được biết đến với biệt danh Bầu Đức cho biết HAGL Agrico đang xem xét bán đi khoảng 20.000ha cao su ở Lào và một số đối tác Trung Quốc đã xem xét, đo đạc và nghiên cứu.
HAGL Agrico sẽ thu về tối thiểu 8 ngàn tỷ đồng nhằm giải quyết nợ một cách cơ bản trong năm 2017. HAGL (cổ đông chiếm hơn 70% vốn HAGL Agrico) vẫn sẽ còn khoảng 60.000ha đất tại Lào và Việt Nam.
Đây là một thông tin thu hút sự quan tâm đặc biệt của giới đầu tư sau nhiều tháng HAGL không công bố một bước tiến nào trong kế hoạch tái cấu trúc nợ của mình. Tuy nhiên, với nhiều NĐT, hoạt động bán tài sản của HAGL không phải là điều mới mẻ.
Các doanh nghiệp của doanh nhân Đoàn Nguyên Đức sở hữu khối tài khủng nhưng cũng đang nợ chồng chất.
Cách đây 3 năm, HAGL của bầu Đức đã bán 6 dự án thủy điện tại Việt Nam trị giá nhiều ngàn tỷ đồng (hiện do Tập đoàn Bitexco sở hữu) và khi đó chỉ còn giữ lại các dự án thủy điện xây dựng tại Lào.
Mảng bất động sản (BĐS) trong nước vốn mang về 70-80% doanh thu cho HAGL trong những năm trước 2013 cũng đã được bán dần trong khoảng thời gian này. Từ 2011, Bầu Đức đã bày tỏ ý định rút khỏi BĐS tập trung cho các ngành nghề khác mà nhất là trồng cao su.
Ngay từ 2012, Bầu Đức đã nhiều lần hạ giá căn hộ với mức khủng để đẩy hàng tồn kho, thoát dần khỏi BĐS. Tới đầu 2013, ông Đức thôi làm Chủ tịch Hội đồng quản trị CTCP Xây dựng và Phát triển nhà Hoàng Anh (HAGL Land).
Video đang HOT
Đầu 2016, HAGL Land ký kết hợp đồng chuyển nhượng Dự án Trung tâm thương mại tại Đường 2/9 tại thành phố Đà Nẵng trị giá gần 420 tỷ đồng cho CTCP Quốc Cường Gia Lai (QCG) của nhà Cường đô-la.
Trước đó, hồi đầu 2015, HAGL đã hủy bán cổ phần trị giá hàng trăm triệu USD tại dự án BĐS tại Yangon Myanmar cho tập đoàn Rowley đến từ Singapore của phú Peter Lim do những vướng mắc về thuế (thuế ất chuyển nhượng vốn tại Myanmar lên tới 40%).
Thông tin HAGL bán mảng mía đường (bao gồm nhà máy, hàng ngàn hecta đất trông mía, nhà máy điện tại Lào) trị giá hàng ngàn tỷ đồng cho ông trùm trong lĩnh vực mía đường: Tập đoàn Thành Thành Công (TTC) là một phần trong kế hoạch tái cấu trúc của HAGL.
Tại ĐHCĐ vừa diễn ra hồi giữa tháng 9, ông Đức cũng cho biết, HAGL đang tiến hành đàm phán để bán hai dự án thủy điện Nậm Kông 2 và Nậm Kông 3 tại Lào với tổng giá bán gần 3 ngàn tỷ đồng. Dự án Nậm Kông 2 sẽ đi vào hoạt động vào cuối năm trong khi Nậm Kông 3 đã xây xong phần móng nhà máy.
Lựa chọn sống còn
Ông Bùi Tiến Đức đến từ Team Phân tích Biên an Toàn thuộc VnDirect Securities TP.HCM cho rằng, việc bán tài sản của HAGL là hướng đi “bắt buộc” để lấy tiền trả nợ ngân hàng và các trái chủ. Tuy nhiên, giá trị tài sản của HAGL rất lớn, liên quan tới nhiều lĩnh vực, nhiều ngành… do vậy cần nhiều thời gian cho thẩm định rồi đám phán, chưa thể xong trong một sớm một chiều.
Bán một phần tài sản được coi là giải pháp “bắt buộc” đối với Hoàng Anh Gia Lai.
Đại diện một CTCK tại TP.HCM cho biết, các tài sản có giá trị nhất của HAGL chính là mảng cao su, mía đường bên Lào gắn với cả trăm ngàn hecta đất nông nghiệp. Bên cạnh đó là dự án BĐS trị giá nhiều trăm triệu USD tại Myanmar.
“Khả thi nhất giờ có thể bán nhanh được chính là đất cao su và mía đường bên Lào. Vấn đề là bán cho ai, giá cả bao nhiêu. Việc bán hàng chục ngàn hecta đất của HAGL tại Lào ngay sát Việt Nam cũng là vấn đề cần phải xem xét đánh giá kỹ”.
Ông Bùi Tiến Đức cho rằng, diện tích đất khổng lồ mà HAGL sở hữu là điều mà nhiều DN Việt thèm muốn. Rất có thể, chính các đối tác Việt Nam với sự hỗ trợ từ các ngân hàng sẽ tìm hiểu những tài sản giá trị lớn này của HAGL.
Trên thực tế, các NH đều muốn các DN con nợ của mình bán nhanh tài sản để thu hồi tiền về. Hiện tại, các DN của Bầu Đức vay nợ 9-10 NH ở Việt Nam. Chỉ cần 1 NH báo cáo HAGL có nợ xấu thì cả hệ thống đều ghi nhận nợ xấu.
Đây là điều mà chính các NH lớn rất lo ngại. Bởi, nếu nợ của HAGL thành nợ xấu, các NH sẽ phải trích lập dự phòng. Các NH cũng sẽ không được cho HAGL vay. Và hậu quả có lẽ là điều không mong muốn đối với cả DN và NH.
Theo các chuyên gia, giải pháp có lẽ không gì khác là HAGL phải bán một phần tài sản để cân đối lại tình hình tài chính. Các NH có thể sẽ trở thành các nhà môi giới giúp các DN trong nước mua lại các tài sản của Bầu Đức.
Được biết, đa số các NH chủ nợ đã thông qua đề án tái cơ cấu nợ, nới thời hạn vay và cho HAGL trả nợ lãi và gốc vào cuối kỳ. Cùng với nỗ lưc bán tài sản đang được sát sao thực hiện, nhiều khả năng, HAGL sẽ vượt qua được giai đoạn sóng gió.
Tính tới cuối quý 2/2016, HAGL có tổng nợ 33 ngàn tỷ đồng (trong đó nợ ngắn hạn gần 15,6 ngàn tỷ). Tổng tài sản của tập đoàn này là hơn 51 ngàn tỷ đồng. Vốn chủ sở hữu là gần 18,2 ngàn tỷ đồng.
Theo Vietnamnet
Bầu Đức sắp chế biến thịt bò, trồng chanh leo, sầu riêng
Giấy chứng nhận kinh doanh của tập đoàn năm 2016 ghi nhận 4 ngành nghề mới trong đó có chế biến thịt và trồng các loại cây ăn quả như chanh leo, xoài, thanh long, sầu riêng...
Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai (Mã CK: HAG) vừa thông báo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh năm 2016. Theo đó, tập đoàn đã bổ sung 4 nhóm ngành kinh doanh mới.
Bầu Đức sắp chế biến thịt và cho ra mắt thương hiệu thịt bò riêng.
Cụ thể, Hoàng Anh Gia Lai sẽ trồng cây ăn quả như chanh leo, xoài, thanh long, sầu riêng, bơ và phát triển dịch vụ trồng trọt. Từ các sản phẩm này, tập đoàn mở thêm ngành chế biến và bảo quản rau quả.
Đặc biệt, Hoàng Anh Gia Lai dự định phát triển ngành chế biến, bảo quản thịt và các sản phẩm từ thịt. Như vậy, tổng cộng Hoàng Anh Gia Lai kinh doanh 61 ngành nghề khác nhau. Trong đó, chủ yếu vẫn kinh doanh bất động sản, chăn nuôi, trồng trọt và khai thác khoảng sản.
Mới đây, Hoàng Anh Gia Lai cũng xin chuyển đổi 685ha đất trồng cỏ, tiêu tại Gia Lai để trồng cây ăn quả nhằm cung cấp nguyên liệu cho nhà máy chế biến các sản phẩm trái cây của tập đoàn.
Trước đó, trao đổi với VnExpress, Bầu Đức cho biết sẽ cho ra mắt thương hiệu thịt bò riêng năm 2016. "Chúng tôi mới bắt đầu cung cấp bò hơi cho các lò mổ ở Hà Nội và không có thương hiệu riêng. Sợ các bên trà trộn làm ảnh hưởng đến uy tín, nên sắp tới thương hiệu thịt bò tươi Hoàng Anh Gia Lai sẽ ra mắt và được bán trong một chuỗi cửa hàng", Bầu Đức cho biết, đồng thời khẳng định thịt bò sẽ đảm bảo các tiêu chuẩn của Bộ Y tế sau khi được chăn nuôi và đóng gói theo công nghệ Australia.
Hoàng Anh Gia Lai là một trong số ít doanh nghiệp tư nhân ở Việt Nam đầu tư trọng điểm vào nuôi bò công nghệ cao. Đây là ngành mới triển khai song luôn đứng vị trí số một, đem lại doanh thu lớn cho tập đoàn. Năm 2015, Hoàng Anh Gia Lai tiêu thụ được 66.337 con bò, thu về 2.541 tỷ đồng, chiếm 41% tổng doanh thu. Quý I/2016, doanh thu từ bán bò đạt 1.233 tỷ đồng.
Mới đây, trong tâm thư gửi cổ đông, Bầu Đức cũng cho biết đang thực hiện tái cấu trúc các khoản nợ và tin sẽ vượt qua khó khăn, phát triển bền vững. Năm 2016, tập đoàn tiếp tục tập trung vào dự án bất động sản ở Myanmar; trồng và chăm sóc diện tích cây cao su, cọ dầu sẵn có chờ đợi giá phục hồi có thể bán ngay để thu hồi vốn.
Bạch Dương
Theo VNE
Vì sao Quốc Cường Gia Lai bán đất 'vàng' vừa mua từ Bầu Đức? Bỏ một khoản tiền lớn "thâu tóm" dự án của bầu Đức tại Đà Nẵng, nhưng chưa được bao lâu Quốc Cường Gia Lai đã vội lên kế hoạch bán lại. Mua chưa kịp "ấm tay" đã vội vàng bán lại Hội đồng quản trị Công ty Quốc Cường Gia Lai (Mã CK: QCG) vừa có nghị quyết về việc chuyển nhượng bất...