Bầu Đức đã bán bao nhiêu mảng kinh doanh để giữ lại bóng đá?
Bầu Đức đã bán nhiều công ty con tại các mảng quan trọng như mía đường, bất động sản, thủy điện… để trả nợ nhưng vẫn giữ lại bóng đá dù đang thua lỗ.
Ở giai đoạn phát triển nhất, Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai (HAGL) của ông Đoàn Nguyên Đức (bầu Đức) hoạt động trong 7 lĩnh vực gồm bất động sản, sản xuất, thương mại và dịch vụ, xây dựng, cây công nghiệp, năng lượng, khoáng sản với hơn 36 công ty con và công ty liên kết tại 5 nước Đông Nam Á.
HAGL cũng là công ty có quy mô đất nông nghiệp lớn nhất tại 3 nước Đông Dương với 42.500 ha cao su, 8.000 ha mía đường, 4.000 ha cọ dầu, 5.000 ha ngô, đàn bò hơn 43.500 con.
Bán hàng loạt khoản đầu tư để trả nợ
Năm 2014, HAGL ghi nhận 3.056 tỷ đồng doanh thu và lãi trước thuế 1.773 tỷ. Những năm trước đó, mỗi năm doanh nghiệp của ông bầu phố núi đều thu về xấp xỉ 1.000 tỷ lãi ròng từ hoạt động kinh doanh.
Từ cuối năm 2015, HAGL gặp khó khăn khi vướng vào các khoản nợ vay hàng chục nghìn tỷ đồng. Chi phí lãi vay tăng nhanh khiến kết quả kinh doanh của tập đoàn đi xuống. HAGL cùng bầu Đức đã phải bán đi hàng loạt mảng kinh doanh, tài sản cá nhân để cơ cấu nợ cho tập đoàn.
Bầu Đức đã phải bán đi hàng loạt mảng đầu tư quan trọng để trả lại nhưng vẫn giữ lại bóng đá dù thua lỗ. Ảnh: Nguyễn Đăng.
Mía đường từng được xem là “con cưng” của bầu Đức, trước 2014. Mỗi năm mảng này đều mang lại cho HAGL xấp xỉ 1.000 tỷ doanh thu và là một trong những mảng kinh doanh lớn nhất bên cạnh cao su và bất động sản.
Tuy nhiên, năm 2017, trước áp lực nợ phải trả hơn 36.000 tỷ, bầu Đức đã phải bán đứt mảng mía đường cho Tập đoàn Thành Thành Công của đại gia Đặng Văn Thành. Giá trị thương vụ được xác định khoảng 1.330 tỷ đồng, Công ty Mía đường HAGL sau đó cũng được đổi tên thành Mía đường TTC Attapeu.
Sau mía đường, mảng chăn nuôi bò sữa và bò thịt từng là “cứu cánh” của HAGL giai đoạn 2015-2016 cũng được tập đoàn chuyển nhượng. Từng đóng góp 50% nguồn thu cho tập đoàn nhưng biên lãi gộp bò thịt liên tục sụt giảm khiến HAGL phải cân nhắc tới việc chuyển hướng kinh doanh. Mảng bò sữa cũng bị tập đoàn chuyển nhượng do kết quả kinh doanh không đạt hiệu quả.
Đến năm 2018, sau cú bắt tay cùng tỷ phú Trần Bá Dương, HAGL của bầu Đức đã phải bán 35% vốn sở hữu tại HAGL Agrico (công ty nông nghiệp quan trọng nhất) cho Thaco để cơ cấu nợ.
Tập đoàn cũng phải bán đứt mảng bất động sản cho Thaco khi chuyển nhượng toàn bộ dự án Hoàng Anh Myanmar cho Đại Quang Minh (công ty con của Thaco). Bầu Đức cho biết số tiền Đại Quang Minh chi ra để tiếp quản dự án này là 8.155 tỷ. Việc tiếp quản dự án này là một phần trong kế hoạch đầu tư hơn 22.000 tỷ của Thaco vào HAGL.
Video đang HOT
Chưa dừng lại, từ tháng 6 đến nay, HAGL đã chuyển nhượng vốn 6 công ty con (cả trực tiếp và gián tiếp) trong lĩnh vực cao su và cọ dầu với tổng giá trị 7.627 tỷ. Trong đó, có 3 công ty lớn nhất trong lĩnh vực cao su của tập đoàn.
Cụ thể, tháng 6 HAGL Agrico đã bán Công ty Cao su Đông Dương, tháng 8 bán tiếp Công ty Đông Pênh, và tháng 9 bán toàn bộ vốn tại Công ty Cao su Trung Nguyên, bên nhận chuyển nhượng là Thadi (công ty con khác của Thaco).
Ba công ty cao su này chiếm tới 57% tổng giá trị danh mục đầu tư của HAGL Agrico .Trong đó, Cao su Trung Nguyên có giá trị 3.278 tỷ, Cao su Đông Dương và Đông Pênh có giá trị đầu tư lần lượt 2.184 tỷ và 1.923 tỷ đồng.
Bóng đá thua lỗ vẫn được giữ lại
Báo cáo tài chính công ty mẹ HAGL quý III cho biết, đến cuối tháng 9, tập đoàn này còn 9.688 tỷ đồng giá gốc đầu tư vào các công ty con. Các mảng kinh doanh chính là nông nghiệp, năng lượng, bệnh viện, câu lạc bộ bóng đá và quản lý bất động sản.
Trong đó, công ty mới bán toàn bộ vốn sở hữu tại Công ty Thủy điện Hoàng Anh Gia Lai cho đối tác và còn đầu tư trực tiếp trong 4 mảng, nông nghiệp (HAGL Agrico và Hưng Thắng Lợi Gia Lai), bệnh viện (Bệnh viện Đại học Y dược – HAGL), quản lý khách sạn (Công ty TNHH HAGL Vientiane), và cuối cùng là bóng đá (CTCP Thể thao HAGL).
Trong số này, câu lạc bộ bóng đá là mảng duy nhất đang thua lỗ toàn bộ giá vốn.
Giá gốc khoản đầu tư tại CLB bóng đá này là 59 tỷ đồng, tương đương 51% vốn. Hiện tại, toàn bộ khoản đầu tư này đã thua lỗ và phải trích lập dự phòng 100% giá vốn đầu tư.
9 tháng từ đầu năm, HAGL lỗ hợp nhất 1.265 tỷ và phải thu hẹp hầu hết mảng kinh doanh, nhưng công ty này vẫn rót thêm hàng chục tỷ cho bóng đá.
Khoản chi phí trả trước dài hạn cho biết, HAGL đã chi 45 tỷ đồng cho hoạt động đào tạo tại Học viện bóng đá HAGL – JMG, tăng 50% so với cùng kỳ. Tập đoàn cũng ghi nhận 39 tỷ chi phí xây dựng cơ bản dở dang tại học viện bóng đá đến cuối tháng 9.
Những năm trước đó, dù kinh doanh đi xuống, chi phí đào tạo học viện bóng đá luôn duy trì ở mức 40-50 tỷ/năm. Nếu tính từ giai đoạn thành lập học viện bóng đá (2007), riêng chi phí đào tạo đã ngốn của bầu Đức không dưới 500 tỷ đồng.
Ngoài các khoản đầu tư, HAGL vẫn liên tục bơm thêm tiền cho CLB bóng đá thông qua các khoản cho vay từ tập đoàn mẹ.
Trong đó, HAGL mẹ đang cho Công ty Thể thao HAGL vay gần 271 tỷ đồng, tăng 11 tỷ so với đầu năm. Khoản lãi phải thu về cho vay hơn 99 tỷ, nhưng cũng chính công ty mẹ là bên đứng ra trả hộ hơn 4 tỷ đồng tiền lãi.
Mới đây, HAGL đã công bố chuyển nhượng toàn bộ vốn sở hữu tại Công ty CP Thủy điện Hoàng Anh Gia Lai và chấm dứt hoạt động trong mảng thủy điện, tương tự các mảng trước đó bất động sản, mía đường, chăn nuôi bò…
Theo News.zing.vn
Cổ phiếu công ty bầu Đức xuống vùng giá thấp nhất lịch sử
Chưa tới 4.000 đồng/cổ phiếu HAG của Công ty cổ phần Hoàng Anh Gia Lai (HAGL) là vùng giá thấp nhất của cổ phiếu này từ khi niêm yết trên sàn chứng khoán năm 2008.
Kết quả kinh doanh thua lỗ, phải bán đi nhiều mảng kinh doanh, công ty con, bất động sản đã khiến cổ phiếu HAG của Công ty Cổ phần Hoàng Anh Gia Lai (HAGL) rơi xuống vùng giá thấp nhất trong lịch sử doanh nghiệp.
Hiện tại, giá cổ phiếu HAG chỉ được nhà đầu tư giao dịch ở mức 3.720 đồng, giảm 22% so với đầu năm. Đây đồng thời là vùng giá thấp nhất trong hơn 10 năm giao dịch trên sàn chứng khoán của cổ phiếu này.
Cổ phiếu HAG đã rơi xuống dưới vùng giá 4.000 đồng/cổ phiếu từ cuối tháng 11 và liên tục giảm gần đây. Trong tuần vừa qua, cổ phiếu này đã giảm xuống ngưỡng 3.600 đồng, mức giá tương đương cốc trà đá vỉa hè.
So với hơn 10 năm trước (thời điểm HAG niêm yết) cổ phiếu doanh nghiệp này đã giảm gần 4 lần. Trong khi nếu so với mức giá đỉnh 40.000 đồng/cổ phiếu giai đoạn 2009-2011, thị giá HAG đã giảm hơn 10 lần. Nhà đầu tư gắn bó với cổ phiếu doanh nghiệp trong thời gian qua cũng chịu thua lỗ khi cổ phiếu giảm liên tục.
HAGL hiện vẫn là doanh nghiệp đóng vai trò quan trọng nhất trong "hệ sinh thái" các doanh nghiệp của ông Đoàn Nguyên Đức (bầu Đức). Trong đó, HAGL đóng vai trò là công ty mẹ đầu tư tài chính vào hàng loạt công ty con.
Đến cuối tháng 6 năm nay, HAGL đang nắm giữ khoản đầu tư 5.100 tỷ đồng tại Công ty CP Nông nghiệp Quốc tế Hoàng Anh Gia Lai (HAGL Agrico); 2.532 tỷ đồng đầu tư vào Công ty CP Thủy điện HAGL; 2.477 tỷ đồng đầu tư tại Công ty CP Hưng Thắng Lợi Gia Lai...
Ở giai đoạn hoàng kim của HAGL (trước 2014), bầu Đức nắm phần lớn vốn tại công ty, mỗi năm ông bầu phố núi thu về xấp xỉ 1.000 tỷ đồng từ kết quả lãi ròng của công ty.
Cũng trong giai đoạn này, hoạt động của HAGL vươn ra 4 quốc gia khác trong khu vực Đông Nam Á gồm Lào, Campuchia, Myanmar và Thái Lan. Trong đó, tập đoàn phát triển gồm 7 lĩnh vực chính là bất động sản, sản xuất, thương mại và dịch vụ, xây dựng, trồng cây công nghiệp, năng lượng, khoáng sản với hơn 36 công ty con và công ty liên kết..
HAGL cũng là công ty Việt Nam có hoạt động quy mô lớn nhất tại 3 nước Đông Dương gồm 42.500 ha cao su, 8.000 ha mía đường, 4.000 ha cọ dầu, 5.000 ha ngô, đàn bò hơn 43.500 con và hàng loạt dự án bất động sản 5 sao.
Năm 2014, HAGL ghi nhận 3.056 tỷ đồng doanh thu và lãi trước thuế 1.773 tỷ đồng. Năm 2015, doanh thu công ty tăng hơn gấp đôi đạt 6.252 tỷ đồng nhưng lãi trước thuế đã giảm xuống 806 tỷ đồng. Đây cũng là năm cuối cùng HAGL có lãi trước khi bước vào thời kỳ suy giảm từ năm 2016 đến nay do vướng vào các khoản nợ vay hàng chục nghìn tỷ.
Dù trong 2 năm 2017-2018, công ty đã có lãi trở lại nhưng tình hình tài chính vẫn khó khăn khi vướng vào khoản nợ phải trả trên 31.000 tỷ đồng.
HAGL vẫn là công ty quan trọng nhất của bầu Đức, đóng vai trò đầu tư tài chính vào các công ty con sản xuất, nông nghiệp. Ảnh: Nguyễn Đăng.
9 tháng từ đầu năm nay, HAGL ghi nhận 1.480 tỷ đồng doanh thu thuần hợp nhất, giảm 66% so với cùng kỳ. Lợi nhuận trước thuế của công ty cũng giảm từ mức dương 400 tỷ năm trước xuống âm 1.230 tỷ đồng năm nay. Phải nhờ việc chia lỗ cho các cổ đông không kiểm soát tại công ty con - HAGL Agrico mà kết quả lợi nhuận sau thuế của công ty mẹ HAGL mới không báo số âm.
Để cân đối được tình hình tài chính và giảm số nợ phải trả xuống dưới 25.000 tỷ, vay và nợ thuê tài chính giảm hơn 7.000 tỷ đồng, HAGL đã phải bán đi hàng loạt khoản đầu tư tại các công ty con.
HAGL đã chính thức chia tay mảng bất động sản khi bán đứt dự án HAGL Myanmar cho Công ty Bất động sản Đại Quang Minh, thuộc sở hữu của Công ty CP Ôtô Trường Hải (Thaco) do tỷ phú Trần Bá Dương kiểm soát.
Tập đoàn này cũng đã rút chân ra khỏi lĩnh vực sản xuất mía đường, bắp, năng lượng. Cùng với giảm quy mô ở mảng cao su khi bán 3 công ty cao su vốn nghìn tỷ cho Công ty Thadi (công ty con khác của Thaco).
Hoạt động hiện tại của HAGL tập trung chính vào mảng nông nghiệp thông qua công ty con HAGL Agrico.
Trong đó, HAGL cũng đã phải giảm tỷ lệ sở hữu tại công ty nông nghiệp này xuống ngưỡng 41%. Tuy nhiên, thông qua Công ty con - Hưng Thắng Lợi Gia Lai (cổ đông tại HAGL Agrico) HAGL vẫn nắm quyền kiểm soát công ty nông nghiệp này.
Theo News.zing.vn
Sau bất động sản, HAGL (HAG) sẽ tiếp tục "cắt" mảng thủy điện HĐQT CTCP Hoàng Anh Gia Lai (HAGL, mã chứng khoán HAG - sàn HOSE) vừa thông qua việc chuyển nhượng toàn bộ 248,5 triệu cổ phần tại Thủy điện Hoàng Anh Gia Lai. Hoạt động thoái toàn bộ 99,4% vốn điều lệ tại công ty con - Thủy điện Hoàng Anh Gia Lai của HAGL là nhằm mục đích nhằm đẩy mạnh công...