Bầu Đức chuyển hàng nghìn tỷ đồng nợ của Chăn nuôi Gia Lai thành cổ phần
Hoàng Anh Gia Lai chuyển đổi hơn 5.865 tỷ đồng dư nợ cho vay và nợ phải thu của Chăn nuôi Gia Lai thành cổ phần.
Chủ tịch HĐQT CTCP Hoàng Anh Gia Lai (HoSE: HAG) Đoàn Nguyên Đức (bầu Đức) vừa ký quyết định thông qua việc chuyển đổi số dư nợ cho vay và nợ phải thu của CTCP Chăn nuôi Gia Lai thành vốn góp cổ phần.
Theo đó, số lượng cổ phần chuyển đổi là hơn 586,5 triệu cổ phần, tương ứng tổng giá trị 5.865 tỷ đồng dư nợ cho vay và nợ phải thu chuyển đổi.
Tại thời điểm 30/6/2020, khoản phải thu ngắn và dài hạn của HAG tại Chăn nuôi Gia Lai ghi nhận tới 6.081 tỷ đồng, trong khi đó tài sản thuần của đơn vị này chỉ hơn 768 tỷ đồng khiến đơn vị kiểm toán đưa ra ý kiến ngoại trừ về khả năng thu hồi của các khoản này.
Chăn nuôi Gia Lai là doanh nghiệp có đăng ký kinh doanh ngành nghề chăn nuôi lợn và sản xuất giống lợn.
Video đang HOT
Trước đó, HĐQT HAG cho biết sau khi chuyển Chăn nuôi Gia Lai thành công ty con, Hoàng Anh Gia Lai tham gia điều hành, tái cấu trúc bộ máy quản trị, tránh xung đột lợi ích trong kinh doanh và quản trị của tập đoàn. Việc làm này cũng giúp Chăn nuôi Gia Lai tăng vốn, giảm nợ, giảm áp lực chi phí lãi vay, chuyển từ tình trạng thua lỗ sang có lãi trong thời gian sớm nhất.
CTCP Chăn nuôi Gia Lai thành lập vào tháng 6/2014, có trụ sở tại thành phố Thành phố Pleiku, Gia Lai. Ngành nghề kinh doanh chính là dịch vụ chăn nuôi, trồng trọt, chế biển bảo quản thịt, rau quả, sữa. Về chăn nuôi, công ty này đăng ký kinh doanh chăn nuôi trâu, bò và đặc biệt gần đây mới đăng ký thêm chăn nuôi lợn và sản xuất giống lợn.
Nhiều đại gia kinh doanh thịt lợn báo lãi lớn
Trong bối cảnh giá lợn hơi tăng mạnh từ đầu năm và dự kiến có thể neo ở mức cao đến hết năm 2021, nhiều doanh nghiệp chăn nuôi lớn ghi nhận mức tăng trưởng lợi nhuận mạnh mẽ.
Tập đoàn Dabaco Việt Nam vừa công bố kết quả kinh doanh 6 tháng dự kiến với lợi nhuận sau thuế kỷ lục 744 tỷ đồng. So với cùng kỳ năm trước, lãi ròng của Dabaco gấp gần 50 lần. So với kế hoạch năm, đại gia trong lĩnh vực cung cấp thịt lợn hoàn thành 163% chỉ tiêu lợi nhuận chỉ sau 1/2 thời gian.
Chưa tiết lộ tình hình hoạt động nửa đầu năm như Dabaco, nhiều doanh nghiệp lớn trong mảng chăn nuôi đều trải qua quý I tăng trưởng tốt và tự tin về mục tiêu kinh doanh 2020.
Doanh nghiệp chăn nuôi lãi lớn
Sau quý I, Công ty Cổ phần Việt Nam Kỹ nghệ Súc sản (Vissan) báo cáo doanh thu 1.450 tỷ đồng, tăng 21% so với cùng kỳ 2019. Cả hai mảng thịt tươi sống và thực phẩm chế biến đều tăng trưởng doanh thu trên 20%. Lợi nhuận sau thuế của Vissan quý I đạt 46 tỷ đồng, tăng 18% nhờ hoạt động chăn nuôi lợn tại chi nhánh đem lại thêm lợi nhuận.
Công ty Cổ phần Chăn nuôi Mitraco trong quý I cũng ghi nhận doanh thu tăng mạnh 33% lên 93 tỷ đồng. Đặc biệt, với giá vốn thấp hơn cả cùng kỳ năm trước, Mitraco báo lãi sau thuế 22 tỷ trong khi quý I/2019 chịu lỗ 7 tỷ đồng.
Năm nay, công ty chăn nuôi lợn của Hà Tĩnh lạc quan đặt mục tiêu lợi nhuận lên tới 40 tỷ đồng, tăng trưởng đột biến so với kết quả lỗ 11 tỷ năm 2019 dù doanh thu dự kiến chỉ tăng 7%.
Masan MeatLife cũng đặt mục tiêu doanh thu tăng mạnh lên 16.000-18.000 tỷ đồng trong năm 2020 so với mức 14.600 tỷ của năm trước. Lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ dự kiến dao động 200-500 tỷ đồng. Chỉ tiêu này cùng kỳ 2019 là 115 tỷ.
Đặt kỳ vọng tăng trưởng cao nhưng Masan MeatLife kết thúc quý I với mức sụt giảm lợi nhuận sau thuế 60% còn 14 tỷ đồng do các khoản chi phí tài chính, bán hàng tăng mạnh dù biên lợi nhuận gộp được cải thiện.
Tuy nhiên, công ty con thuộc Tập đoàn Masan khác với các doanh nghiệp trên khi mảng thịt lợn mới chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ và phần lớn nguồn thu của công ty đến từ thức ăn chăn nuôi. Masan MeatLife đặt mục tiêu sẽ tăng tỷ trọng đóng góp của mảng thịt lên 20% tổng doanh thu vào cuối năm nay.
Giá lợn có thể neo cao đến hết 2021
Việc các doanh nghiệp kinh doanh thịt lợn đạt kết quả kinh doanh tăng trưởng mạnh diễn ra trong bối cảnh từ đầu năm đến nay giá thịt lợn trong nước tăng cao do cung không đủ cầu khi dịch tả châu Phi ước tính đã khiến đàn lợn tại Việt Nam giảm 20% về số lượng và gần 10% về khối lượng.
Chia sẻ với nhà đầu tư tại đại hội cổ đông thường niên cuối tháng 4, ban lãnh đạo Dabaco đánh giá dịch tả châu Phi và Luật Chăn nuôi mới có hiệu lực là cơ hội để tái cơ cấu lại ngành chăn nuôi theo hướng chuyên nghiệp hơn.
Trong khi các hộ chăn nuôi nhỏ, lẻ còn gặp nhiều khó khăn trong việc tái đàn vì giá con giống đắt đỏ cũng như lo ngại dịch tả châu Phi quay lại, ước tính tổng đàn lợn của Dabaco đến hết quý II sẽ tăng khoảng 15% so với quý IV/2019. Đây là doanh nghiệp
Nhận định về giá lợn hơi trong 6 tháng cuối năm 2020 với cổ đông, ban lãnh đạo Vissan cho rằng giá vẫn sẽ duy trì ở mức cao như hiện nay do nguồn cung chưa thể đáp ứng nhu cầu. Dự kiến mức giá tiếp tục neo ở mức cao trong năm 2021 và chỉ trở lại mức bình thường như trước từ 2022.
Theo nghiên cứu thị trường của Masan, thị trường thịt Việt Nam trước khi xảy ra dịch tả châu Phi có giá trị khoảng 10 tỷ USD (235.000 nghìn tỷ đồng) mỗi năm. Sau khi dịch xuất hiện, quy mô còn khoảng 6 tỷ USD (140.000 tỷ đồng).
Giải ngân gần 20 tỷ đồng cho hộ dân vay vốn tái đàn lợn Sau gần một tháng thực hiện chính sách hỗ trợ lãi suất vốn vay tái đàn lợn của UBND tỉnh Bình Định, người chăn nuôi tại huyện Hoài Ân - vựa nuôi lớn nhất miền Trung đã vay gần 20 tỷ đồng để tái đàn. Lợn giống giúp đẩy nhanh tái đàn lợn. Ảnh minh họa: Nguyễn Oanh/TTXVN Theo Phòng giao dịch Ngân...