Bầu Đức chìm 900 tỷ trong lũ, nhà Cường Đôla hưởng 3 triệu USD bồi thường
Doanh nghiệp của các đại gia như bầu Đức, Lê Viêt Hải, Nguyễn Bá Dương, Đặng Thành Tâm gặp khó khăn khi vẫn lỗ ngàn tỷ, còn ông Lê Phước Vũ, Trần Đình Long lại thu được kết quả khả quan.
Những con số khó khăn
CTCP Nông nghiệp Quốc tế Hoàng Anh Gia Lai – HAGL Agrico (HNG) của ông Đoàn Nguyên Đức (Bầu Đức) vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý 3/2019 với kết quả tiếp tục thua lỗ quý thứ 3 liên tiếp với số lỗ ngày càng lớn. Nguyên nhân chính là thiệt hại lớn từ đợt lũ lụt lịch sử ở Lào.
Theo báo cáo, trong quý 3/2019, HAGL Agrico của Bầu Đức tiếp tục ghi nhận doanh thu sụt giảm, chỉ còn khoảng 500 tỷ đồng, giảm 50% so với cùng kỳ và lỗ tổng cộng gần 990 tỷ đồng, nâng lỗ lũy kế từ đầu năm lên trên 1,7 ngàn tỷ đồng.
Đây là kết quả đáng buồn nhất là sau khi tỷ phú USD Trần Bá Dương bơm lượng tiền khổng lồ đầu tư doanh nghiệp của Bầu Đức. Hàng ngàn tỷ đồng từ Thaco đã được bơm vào trong tổng cộng số tiền cam kết khoảng 1 tỷ USD. Tuy nhiên, HAGL Agrico vẫn chưa có tín hiệu hồi phục và ghi nhận quý lỗ thứ 3 liên tiếp.
Bầu Đức – Trần Bá Vương
Giá cổ phiếu HAG của CTCP Hoàng Anh Gia Lai – công ty mẹ của HAGL Agrico liên tục giảm trong những ngày gần đây và đang quanh mức thấp nhất trong lịch sử giao dịch của cổ phiếu này kể từ khi lên sàn cuối 2008.
Cũng trong nhóm làm ăn không mấy khả quan là các đại gia xây dựng. Theo báo cáo của Công ty CP Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình, doanh thu thuần trong kỳ của Công ty là 4.615 tỷ đồng, giảm nhẹ khoảng 2% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong khi đó, giá vốn hàng bán tăng 136 tỷ đồng so với quý III năm 2018, đạt mức 4.343,6 tỷ đồng, khiến lãi gộp quý III của Hòa Bình đạt 271,3 tỷ đồng, giảm 44% so với cùng kỳ năm 2018.
Tính chung 9 tháng năm 2019, Hòa Bình ghi nhận tổng doanh thu thuần đạt 13.646 tỷ đồng, tăng 8% so với cùng kỳ năm trước, nhưng lợi nhuận sau thuế lại giảm sâu, chỉ đạt 243,5 tỷ đồng, chưa bằng một nửa mức lãi ròng cùng kỳ năm ngoái (501,4 tỷ đồng).
Đại gia Hòa Bình
Tương tự, Công ty CP Xây dựng Coteccons (CTD), nhà thầu xây dựng lớn nhất Việt Nam, cũng công bố lợi nhuận sụt giảm tới 65% trong quý III. Doanh thu của Coteccons giảm hơn 23% so với quý III/2018, đạt tổng cộng 6.224,6 tỷ đồng, nên dù giá vốn có xu hướng giảm song lợi nhuận gộp thu về vẫn giảm hơn một nửa so với mức 574,5 tỷ đồng của cùng kỳ năm trước, chỉ đạt 254 tỷ đồng. Biên lợi nhuận gộp giảm từ 7% xuống còn 4%.
Video đang HOT
Doanh thu hoạt động tài chính cũng sụt mạnh 36% xuống chỉ còn chưa tới 51 tỷ đồng và phát sinh thêm chi phí tài chính so với quý III năm ngoái. Lãi từ công ty liên kết cũng giảm. Lũy kế 9 tháng, Coteccons đạt 16.262 tỷ đồng doanh thu, lợi nhuận sau thuế đạt 477,6 tỷ đồng, lần lượt giảm 22% và 60% so với 9 tháng năm 2018.
Hoà Bình gắn liền với tên tuổi của doanh nhân Lê Viết Hải, còn đại diện Coteccons là ông Nguyễn Bá Dương. Thị trường bất động sản gặp khó khăn là nguyên nhân chính dẫn tới túi tiền của các đại gia này ảnh hưởng.
Tổng công ty Phát triển Đô thị Kinh Bắc (KBC) công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý 3/2019 với doanh thu thuần 916,5 tỷ đồng, tăng 39% so với cùng kỳ năm trước.
Giá vốn hàng bán tăng mạnh 128% khiến lãi gộp trong kỳ của KBC đạt 366,6 tỷ đồng, giảm 12%. Biên lãi gộp quý 3/2019 theo đó cũng giảm sút về 40%, trong khi cùng kỳ năm trước biên lãi gộp KBC đạt 63,3%. Doanh thu tài chính quý 3/2019 của KBC tăng 16% đạt 24,9 tỷ đồng, các khoản chi phí phát sinh trong kỳ đều giảm sút so với cùng kỳ năm trước.
Niềm vui trở lại
Ở chiều ngược lại, nhiều đại gia đã lấy lại niềm vui sau một thời gian dài gặp khó khăn. CTCP Tập đoàn Hòa Phát (HPG) của đại gia số một ngành thépTrần Đình Long vừa công bố thông tin về kết quả kinh doanh trong 10 tháng với sản lượng thép xây dựng đạt 2,18 triệu tấn, tăng 12,5% so với cùng kỳ.
Trần Đình Long
Đây là kết quả khá ấn tượng trong bối cảnh có nhiều thách thức đối với doanh nghiệp của tỷ phú USD một thời Trần Đình Long. Cổ phiếu HPG đang trong giai đoạn thấp khiến tài sản của ông Long bốc hơi 500 triệu USD. Trong 3 phiên gần đây, cổ phiếu HPG tăng trở lại lên mức 22.700 đồng/cp nhưnghấp hơn nhiều so với đỉnh cao 34 ngàn đồng/cp (giá điều chỉnh) ghi nhận hồi đầu tháng 3 năm 2018.
Còn theo số liệu trên báo cáo tài chính quý IV/2019 của Hoa Sen, Công ty ghi nhận hơn 6.300 tỷ đồng doanh thu thuần, giảm gần 25,9% so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, biên lợi nhuận gộp lại tăng tích cực từ mức 8,45% trong quý IV/2018 lên mức 13,09% trong quý IV/2019 đã khiến lợi nhuận gộp của Hoa Sen tăng hơn 14,8% so với cùng kỳ 2018.
Về hoạt động tài chính, trong quý IV/2019 doanh thu từ hoạt động này giảm hơn 87% so với cùng kỳ năm trước. Nguyên nhân chủ yếu do Hoa Sen không ghi nhận khoản lãi từ hoạt động đầu tư hơn 102 tỷ đồng như quý IV/2018.
Cường Đôla
CTCP Quốc Cường Gia Lai (QCG) của mẹ ôngNguyễn Quốc Cường (Cường Đôla) – bà Nguyễn Thị Như Loan – vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý 3 năm 2019 với lợi nhuận gộp đạt 43 tỷ đồng, cao gấp gần 3,7 lần so với cùng kỳ. Doanh thu cũng tăng trở lại.
Sở dĩ Quốc Cường Gia Lai ghi nhận lợi nhuận tăng mạnh bằng trong quý 3/2019 không phải do từ hoạt động chính doanh chính. Công ty này thực chất lỗ thuần từ hoạt động kinh doanh và có lãi là nhờ khoản bồi thường hợp đồng trị giá 59,7 tỷ đồng đã cứu cho DN nhà Cường đô la thêm 1 quý lỗ nặng.
Tổng tài sản của Quốc Cường Gia Lai giảm trong 9 tháng qua xuống còn khoảng 10,8 ngàn tỷ đồng, trong đó có tới 73% là hàng tồn kho. Hàng tồn kho của QCG tăng thêm hơn 330 tỷ đồng trong kỳ lên 7.850 tỷ đồng và nếu so với tài sản ngắn hạn thì đã lên tới trên 90%.
Theo Bảo Anh/Vietnamnet
Lãi giảm 18%, Hoà Phát của Trần Đình Long ôm khoản nợ phải trả ngang ngửa vốn chủ sở hữu
Quý I.2019, Tập đoàn Hòa Phát của ông Trần Đình Long đạt 1.810 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, giảm trên 18% so với cùng kỳ. Trong khi đó, vay và nợ thuê tài chính của Hòa Phát là 30.481 tỷ đồng, tăng 25% so với đầu năm, chiếm tới 72% nguồn vốn chủ sở hữu.
Công ty cổ phần thép Hòa Phát (HPG) của ông Trần Đình Long vừa công bố báo cáo tài chính quý I.2019 với kết quả giảm nhẹ so với cùng kỳ năm ngoái.
Cụ thể, trong quý I.2019, doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ trong kỳ của Hòa Phát đạt 15.180 tỷ đồng, đạt 22% kế hoạch doanh thu năm 2019 và tăng nhẹ so với con số 13.162 tỷ đồng ghi nhận vào cùng kỳ năm trước.
Tuy nhiên, các khoản giảm trừ doanh thu (chủ yếu là chiết khấu thương mại) và giá vốn hàng bán trong kỳ lại tăng nhanh hơn so với tốc độ tăng của doanh thu khiến cho lợi nhuận gộp của Hòa Phát chỉ còn xấp xỉ 2.621 tỷ đồng, giảm 11,6% so với cùng kỳ năm trước.
Báo cáo tài chính quý I.2019 của Hòa Phát (tỷ đồng)
Ngoài ra, chi phí lãi vay của Hòa Phát cũng tăng mạnh từ 118 tỷ đồng lên 185 tỷ đồng trong quý I.2019, tương ứng với mức tăng gần 67%. Chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp cũng tăng lần lượt 34% và 7% so với cùng kỳ.
Kết quả, quý I.2019, Hòa Phát của tỷ phú Trần Đình Long ghi nhận mức lợi nhuận thuần sụt giảm 17% chỉ mang về gần 2.158 tỷ đồng. Lợi nhuận trước thuế giảm tương ứng, đạt 2.171 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế cũng bốc hơi 413 tỷ đồng so với cùng kỳ năm ngoái, tương ứng mức giảm gần 19% và mang về 1.810 tỷ đồng trong kỳ.
Điểm sáng của Hòa Phát trong quý I.2019 phải kể đến là hàng tồn kho của doanh nghiệp giảm 10% so với đầu năm, còn 12.705 tỷ đồng. Tiền và các khoản tương đương tiền của doanh nghiệp gấp gần 2,5 lần từ mức 2.516 tỷ đầu năm tăng lên 6.111 tỷ tại thời điểm 31.3.2019.
Báo cáo tài chính của Hòa Phát cũng cho thấy, chi phí xây dựng dở dang trong kỳ tăng thêm 40.563 tỷ đồng. Trong đó, riêng dự án KLH Gang thép Dung Quất chiếm tới 36.801 tỷ đồng, tăng 9% so với đầu năm.
Tính đến 31.3.2019, tổng tài sản của Hòa Phát là 84.947 tỷ đồng, tăng gần 9% so với cùng kỳ. Nợ phả trả tăng 13,7% và chiếm 1 nửa tổng tài sản của doanh nghiệp.
Riêng vay và nợ thuê tài chính của Hòa Phát là 30.481 tỷ đồng, tăng 25% so với đầu năm, chiếm trển 72% nguồn vốn chủ sở hữu.
Năm 2019, Tập đoàn Hòa Phát của ông Trần Đình Long đặt mục tiêu doanh thu 70.000 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 6.700 tỷ đồng. Chủ tịch HĐQT Trần Đình Long đã chia sẻ, năm 2019 là năm còn nhiều thách thức, giá nguyên nhiên liệu tăng cao... "Mục tiêu của Hòa Phát là đẩy mạnh chiếm lĩnh thêm thị phần khi dự án Dung Quất đi vào hoạt động. Khi có thị phần thì lợi nhuận về sau là tất yếu", Chủ tịch Trần Đình Long cho biết.
Trong bối cảnh thị trường có nhiều biến động, mặc dù lợi nhuận của Hòa Phát có sụt giảm so với cùng kỳ năm trước, song nếu so với đối thủ là Tập đoàn Hoa Sen của ông Lê Phước Vũ thì rõ ràng, Hòa Phát của tỷ phú Trần Đình Long vẫn có phần tích cực hơn về kết quả kinh doanh.
Kinh doanh khó khăn Hoa Sen của ông Lê Phước Vũ phải đóng cửa hàng loạt chi nhánh
Theo báo cáo tài chính quý I niên độ 2018-2019, Tập đoàn Hoa Sen của ông Lê Phước Vũ đạt doanh thu thuần 7.545 tỷ đồng, giảm nhẹ so với cùng kỳ. Lợi nhuận sau thuế của Hoa Sen chỉ vỏn vẹn 60,7 tỷ đồng, giảm tới trên 81% so với cùng kỳ. Tổng nợ vay giảm khoảng 2.000 tỷ xuống còn 12.157 tỷ đồng.
Chưa hết, trong khi kết quả kinh doanh kém sắc, ông Lê Phước Vũ đã cho giải thể ồ ạt các chi nhánh trên cả nước. Chỉ tính 3 tháng đầu năm, Tập đoàn Hoa Sen của đại gia Lê Phước Vũ đã cho chấm dứt hoạt động hơn 200 chi nhánh trực thuộc Tập đoàn này với lý do chuyển đổi mô hình quản trị hệ thống phân phối.
Khó khăn chồng chất, nhưng Chủ tịch Lê Phước Vũ cho biết mỗi tháng chỉ đến Tập đoàn 2 lần, mỗi lần cũng chỉ 2 tiếng đồng hồ, mỗi ngày cũng thi thoảng mới gọi cho Tổng Giám đốc một cuộc điện thoại hay Phó Chủ tịch một cuộc điện thoại".
Lý do khiến ông Lê Phước Vũ ít có mặt tại Hoa Sen chính là vì hiên tại Hoa Sen đã có một ban lãnh đạo đã có sự va chạm, sự mài dũa và đạt độ chín nhất định. Chính vì vậy, ông Lê Phước Vũ đã tìm cho mình một cuộc sống tao nhã hơn đó là "ẩn mình" trên núi.
Theo danviet.vn
Tin kinh tế 6AM: Thương hiệu quốc gia Việt Nam trị giá 247 tỷ USD; Bitcoin rơi vào 'vùng nguy hiểm' Bầu Đức chìm trong lũ, khoản bồi thường 60 tỷ cứu nhà Cường đôla; Cần xử lý thế nào khi đổ nhầm dầu Diesel vào xe chạy xăng? Vi sao Vietnam Airlines chi 3,7 ty USD mua 50 may bay thân hẹp? Ông Nguyễn Quang Trung, Trưởng ban Kế hoạch phát triển (Vietnam Airlines) cho biết, trên cơ sở dự báo thị trường,...