Bầu cử Ukraine: Lợi ích chính trị hay hòa giải dân tộc?
Bầu cử sẽ mang lại một sự chính danh cho chính phủ đang cầm quyền tại Kiev, hay giải pháp cho vận mệnh đất nước đang bên bờ vực nội chiến này?
Đi tìm danh phận cho chính quyền Kiev
Ngày 25/5/2014, Ukraine đã tiến hành cuộc bầu cử sớm để lựa chọn cho mình một chính quyền dân chủ, đúng với Hiến pháp của quốc gia này. Cuộc bầu cử này được phương Tây hưởng ứng nhiệt liệt và cho rằng đây là một trong những giải pháp, thậm chí còn là giải pháp then chốt trong việc giải quyết khủng hoảng tại Ukraine.
Mục đích của cuộc bầu cử này, phương Tây và chính phủ lâm thời đang mong muốn có được một sự chính danh sau khi lật đổ Tổng thống Yanukovych hôm 22/2. Trong khi đó, Nga luôn cho rằng chính phủ lâm thời này là một cuộc đảo chính, là vi phạm hiến pháp Ukraine và không bao giờ công nhận cuộc bầu cử.
Tuy nhiên, ngày 23/5/2014, Nga đã tặng cho Ukraine một món quà khi Tổng thống V.Putin đã tuyên bố ông tôn trọng kết quả của cuộc bầu cử này, và tôn trọng ý nguyện của nhân dân Ukraine.
Như vậy, mọi rào cản từ bên ngoài đã được dẹp bỏ qua một bên. Ukraine yên tâm tổ chức bầu cử để lựa chọn cho mình một sự danh chính ngôn thuận, hợp với Hiến pháp. Để từ đó, mọi hành động chống đối chính phủ này, đều có thể được khép vào tội danh phản bội đất nước, vi phạm hiến pháp, và là … tội phạm.
Cử tri Ukraine đi bầu cử
Thực tế, việc kết quả bầu cử có thế nào, thì đó không là điều chính quyền lâm thời Kiev quan tâm, bởi dù sao, tất cả những ứng cử viên đều là “người một nhà”, cùng hội cùng thuyền. Còn những cử tri mâu thuẫn với Kiev, đều đã được dồn về miền Đông và Đông Nam với những tham vọng tự trị của họ.
Có thể thấy, chính phủ lâm thời tại Kiev đã chuẩn bị rất kỹ cho màn hợp pháp hóa chính mình, chẳng hạn như quy định cuộc bầu cử tổng thống vẫn được coi là “đã diễn ra” cho dù vùng miền nào đó không tiến hành bỏ phiếu và bất chấp tỉ lệ cử tri đi bầu như thế nào.
Sự thực là như vậy, chính phủ hợp pháp sắp ra mắt tới đây sẽ không có lá phiếu của cử tri miền Đông và Đông Nam, nhưng theo như văn bản quy định trên, mục đích mà Kiev và phương Tây muốn, đều có thể cho rằng đã toại nguyện.
Cử tri Ukraine muốn gì?
Dù là một cuộc bầu cử mang tính hình thức, nhưng qua những danh sách ứng cử viên sáng giá cũng đã nói lên được phần nào tâm nguyện của người dân Ukraine.
Trước hết, dù ở kịch bản nào, với 20 ứng cử viên, thì hai cái tên được cho là sáng giá nhất vẫn là “ông hoàng chocolate” – ứng cử viên Peter Poroshenko của đảng Udar (Cú đấm), và cựu Thủ tướng Ukraine xinh đẹp, bà Yulia Tymoshenko.
Video đang HOT
Tuy nhiên, Peter Poroshenko đã chiến thắng áp đảo và đang là đương kim Tổng thống của quốc gia Đông Âu này. Qua những gì ông đưa ra khi vận động tranh cử, người dân Ukraine đang thực sự mong mỏi về một cuộc hòa hợp dân tộc đúng nghĩa, bởi lẽ Poroshenko có điều kiện để cân bằng lợi ích giữa các miền Ukraine, và hơn nữa là có nhiều hi vọng trong việc giải quyết mâu thuẫn với Nga.
Peter Poroshenko đắc cử Tân Tổng thống Ukraine
Peter Poroshenko không chỉ là chính trị gia mà còn là một nhà tài phiệt, chủ của tập đoàn sản xuất bánh kẹo “Roshen” lớn nhất Ukraine, với các nhà máy được bố trí trên khắp đất nước. Hơn ai hết, “ông hoàng” này sẽ có đủ kinh nghiệm để đưa ra chính sách cân bằng giữa các khu vực Đông và Tây Ukraine. Đồng thời, chính ứng cử viên này đã phản đối gay gắt việc áp dụng quân sự vào miền Đông.
Nếu ứng cử viên này lên ngôi, người ta hoàn toàn có thể hi vọng về những tiến trình hòa hợp, hòa giải dân tộc mà không có tiếng súng, khi quyền lợi của tất cả các bên cùng được đảm bảo. Và bản thân Poroshenko trước đó đã phản đối các hành động tấn công quấn sự vào miền Đông Ukraine.
Tuy nhiên, thực tế đã không diễn ra như những gì cử tri mơ tưởng. Một ngày sau khi đăng quang, hôm 26/5 Poroshenko đã khẳng định cần phải sử dụng quân sự, và sử dụng một cách quyết liệt, nhanh hơn, hiệu quả hơn với miền Đông.
Chiến sự đã xảy ra tại Donetsk. Mọi hi vọng về một cuộc hòa giải dân tộc trên bàn đàm phán đã tan vỡ. Tổng thống mới của Ukraine, vị Tổng thống được cho là hợp pháp, chính nghĩa đang đẩy đất nước vào một cuộc nội chiến nhanh nhất có thể.
Bầu cử có phải là biện pháp?
Dù ứng cử viên nào đăng quang thì tâm nguyện của cử tri khi cầm lá phiếu trong tay vẫn là vấn đề chấm dứt tình trạng khủng hoảng chính trị, xóa bỏ nguy cơ nội chiến và vực dậy nền kinh tế cũng như đảm bảo các vấn đề an sinh xã hội.
Tuy nhiên, bầu cử có phải là biện pháp tối ưu, trong bối cảnh Ukraine đang vấp phải vô số những mâu thuẫn chồng chéo.
Hiện tại, hai tỉnh Đông Ukriane là Donetsk và Lugansk đã ký kết văn bản về việc liên kết vào thành phần “Quốc gia Novorussia”. Quá trình ký kết diễn ra vào ngày thứ bảy, 24/5 ở Donetsk. Tên của quốc gia mới thành lập mang hàm ý ‘Nước Nga mới’.
Đối lập với đó, bảy tỉnh, thành phố phía Tây đã ngả hẳn theo phương Tây, mong muốn nhanh chóng có một chính quyền hợp pháp để gia nhập Liên minh châu Âu, thậm chí xa hơn là trở thành thành viên của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO).
Trực thăng quân đội bắn đạn pháo vào một cứ điểm của người biểu tình
Một vấn đề cần chú ý, trong tuyên bố của Tổng thống Nga bên thềm Diễn đàn kinh tế quốc tế Saint Petersburg, ngày 23/5 có hai ý cần đề cập: Nga sẵn sàng đối thoại với ban lãnh đạo mới của Ukraine sau cuộc bầu cử” và Nga “tôn trọng ý nguyện của nhân dân Ukraine”.
Thực tế, ngài Putin đang nói nước đôi. Chẳng dại gì tuyên bố rắn, đi ngược lại mong muốn của đại đa số các cường quốc kinh tế trước mũi một diễn đàn thế giới. Tại đây, nước Nga của Putin phải thể hiện được thiện chí, tranh thủ sự ủng hộ, để bản thân mình không bị cô lập bởi các đòn trừng phạt của Mỹ và EU.
Việc Nga chấp nhận kết quả bầu cử của Ukraine là điều dễ hiểu. Nhưng vế thứ hai, Nga tôn trọng ý nguyện của nhân dân Ukraine.
Miền Đông, Đông Nam cũng đều là nhân dân Ukraine, không phải nhân dân của Nga hay bất kỳ quốc gia nào, và ý nguyện của họ như thế nào chúng ta đều rõ. Nếu Nga đã công nhận chính quyền tại Kiev là ý dân chủ, dân ý, vậy còn chính quyền của “Novorussia” kia? Nga cũng phải công nhận, bởi vì đây là dân nguyện được biểu hiện qua cuộc trưng cầu hôm 11/5 vừa qua.
Lập lờ nước đôi, Nga không muốn đoạn tuyệt đường qua lại của mình với những người thân Nga trước mặt thế giới, để rồi sau này khi hữu sự, lại trở thành há miệng mắc quai.
Có thể nói, bầu cử chỉ là một trong những công việc cần làm mà phương Tây đã ghi ra trong kế hoạch thanh lọc Ukraine từ thân Nga sang thân Mỹ. Còn có là biện pháp giải quyết khủng hoảng hay không, có lẽ câu trả lời cũng đã rõ. Đây là một biện pháp vô ích.
Theo Báo Đất Việt
Kiev thất bại thảm hại, Putin kêu gọi rút quân
Cuộc diễu hành Ngày Quốc tế Lao động (1/5) hôm qua ở Donetsk, miền đông Ukraine, đã kết thúc bằng một cuộc đụng độ bạo lực ngay bên ngoài văn phòng của trưởng công tố. Quân của chính phủ lâm thời mới ở Kiev đã thất bại thảm hại trong nỗ lực đối phó với lực lượng biểu tình. Trong lúc này, Tổng thống Nga Vladimir Putin lên tiếng kêu gọi Ukraine rút toàn bộ quân ra khỏi miền đông nam nước này.
Đụng độ ác liệt đã nổ ra tại miền đông Ukraine
Đụng độ ác liệt Ngày Quốc tế Lao động
Những người biểu tình cho biết, họ đã đến thực hiện một cuộc mít tinh hòa bình ngay bên ngoài văn phòng của Trưởng Công tố khu vực - nơi đang được canh gác bởi 100 cảnh sát chống bạo động. Lực lượng biểu tình đã yêu cầu trưởng công tố ra đối thoại với họ. Khi không ai xuất hiện, đám đông bắt đầu ném gạch và đá lát mà họ cậy được từ công viên gần đó.
Cảnh sát đã bắn đạn cao su và cả lựu đạn gây choáng vào người biểu tình. Những người biểu tình đã tức giận tràn vào tòa nhà của trưởng công tố và rượt đuổi cảnh xuống đường, tước tấm lá chắn và bộ đồ chống bạo động của họ.
Lực lượng biểu tình đã buộc hàng chục cảnh sát chống bạo động phải đầu hàng.
Lực lượng biểu tình cho biết, có 3 người trong số họ bị thương trong cuộc tấn công nói trên. Trong khi đó, Bộ Nội vụ Ukraine thông báo, một trong các sĩ quan của họ bị thương.
Đám đông xông vào văn phòng của trưởng công tố là khoảng 300 nhân vật nòng cốt trong hơn 1000 người tham gia diễu hành khắp trung tâm thành phố trong ngày hôm qua.
Vẫy cao những lá cờ Nga, Xô viết, cờ của nước cộng hòa nhân dân Donetsk, của các đảng cộng sản hay khối liên minh của Nga và thậm chí là cả chân dung của Josef Stalin với dòng chữ "Cái chết cho chủ nghĩa phát xít", đám đông người biểu tình đã diễu hành từ Quảng trường Lê nin đến trụ sở của họ trong thành phố, kéo lá cờ Ukraine ở bên ngoài công ty năng lượng và một văn phòng đăng ký của chính quyền xuống để thay thế lá cờ Nga vào đó.
Hét vang những khẩu hiệu như "Nước Nga", "Cộng hòa", " Taruta hãy cút đi! (Serhiy Taruta là người đứng đầu khu vực Donetsk)" và "Nói không với chủ nghĩa phát xít", những người biểu tình cho biết họ phản đối lại cái gọi là cuộc cách mạng Maidan thân châu Âu và cái mà họ xem là chính quyền lâm thời bất hợp pháp ở thủ đô Kiev. Lực lượng biểu tình cũng tuyên bố chống lại chủ nghĩa phát xít và chủ nghĩa phân biệt chủng tộc.
"Chúng tôi ở đây luôn theo đuổi chủ nghĩa quốc tế và chúng tôi sẽ không để cho chủ nghĩa dân tộc và chủ nghĩa phát xít tồn tại ở Donbas , chúng tôi sẽ chiến đấu để bảo vệ mảnh đất của chung stooi. Chúng tôi không cần cuộc cách mạng của họ", một giáo viên có tên là Ina Gogina cho biết. Cô Gogina tán thành với việc lực lượng biểu tình giương cao những lá cờ Nga. " Donbas và Nga là một", cô nói đồng thời chỉ ra rằng họ có chung nền văn hóa Sla-vơ và lịch sử cũng như chung niềm tin về tôn giáo
Những người biểu tình ủng hộ Nga đã phát động một loạt cuộc biểu tình ở miền đông Ukraine kể từ hồi tháng trước. Họ đòi thực hiện một cuộc trưng cầu dân ý về chế độ tự trị và mối quan hệ thân thiết hơn với Nga
Căng thẳng leo thang khi lực lượng dân quân ở miền đông Ukraine đụng độ với quân chính quyền và bắt giữ các giám sát viên quân sự đến từ Tổ chức An ninh và Hợp tác Châu Âu (OSCE).
Ở khu vực Donetsk, tòa nhà chính quyền ở khoảng hơn 10 thành phố, thị trấn đang nằm trong tay của lực lượng biểu tình trong khi Donetsk đe dọa sẽ tổ chức một cuộc trưng cầu dân ý vào ngày 11/5 tới.
Tổng thống tạm quyền Ukraine mới đây đã lên tiếng thừa nhận, cảnh sát bất lực không thể kiếm soát được người biểu tình ở phía đông.
Tổng thống Putin yêu cầu Kiev rút quân khỏi khu vực đông nam Ukraine
Trước tình hình bạo lực ngày một leo thang một cách đáng lo ngại, Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm qua đã yêu cầu chính quyền lâm thời ở Kiev rút toàn bộ quân ra khỏi khu vực đông nam. Lời yêu cầu này được ông Putin đưa ra trong cuộc trò chuyện với Thủ tướng Đức Angela Merkel.
"Ông Putin đã nhấn mạnh rằng, việc cấp bách và bắt buộc hiện giờ là Kiev phải rút toàn bộ các đơn vị quân đội ra khỏi khu vực đông nam Ukraine, ngừng ngay bạo lực và ngay lập tức khởi động tiến trình đối thoại trên toàn quốc như một phần của cuộc cải cách hiến pháp với sự tham gia của tất cả các khu vực và các lực lượng chính trị", chính phủ Nga cho biết trong một tuyên bố.
Moscow liên tục lên án chiến dịch của lực lượng an ninh Ukraine trong việc dùng quân sự để chống lại những người biểu tình ở miền đông nam. Moscow cảnh báo, quân đội Ukraine không nên dùng bạo lực chống lại dân thường. Trên thực tế, cho đến thời điểm này, chiến dịch của các lực lượng vũ trang Ukraine ở khu vực miền đông nam được chứng minh là không có hiệu quả, chẳng đàn áp được người biểu tình như họ mong muốn mà còn thổi bùng lên ngọn lửa giận dữ của họ, khiến tình hình càng trở nên nghiêm trọng.
Trong cuộc điện đàm với nữ Thủ tướng Merkel, ông Putin đã một lần nữa nhấn mạnh, rút các đơn vị quân sự ra khỏi miền đông Ukraine là "điều chính yếu".
Kiệt Linh - (tổng hợp)
Theo_VnMedia
Chính thức công nhận tân Tổng thống Ukraine: ông Petro Poroshenko Chủ tịch Uỷ ban bầu cử Ukraine hôm thứ Hai (26/5) đã xướng tên ông Petro Poroshenko là tân Tổng thống Ukraine. Trước đó, nhà tỷ phú này đã tự công bố mình chiến thắng oanh liệt trong cuộc bầu cử hôm 25/5. Petro Poroshenko - vị tân Tổng thống Ukraine, người đã từng theo chủ nghĩa thân Nga nhưng sau đó đã...