Bầu cử Tổng thống Mỹ: Trung Quốc cực kỳ quan tâm nhưng luôn “giả đò” tỉnh bơ
Dù là Donald Trump hay Hillary Clinton trúng cử Tổng thống, Bắc Kinh hiện vẫn không thể xác định phương hướng quan hệ Mỹ-Trung sau khi Tân Tổng thống Mỹ nhậm chức.
Bà Hillary Clinton.
Tờ Đại kỷ nguyên ngày 8/7 có bài viết cho rằng, cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ diễn ra rất nóng bỏng, ứng cử viên Tổng thống hai đảng Cộng hòa và Dân chủ, ông Donald Trump và bà Hillary Clinton đã đối đầu nhau về chính sách Trung Quốc, nhưng Bắc Kinh dường như không tỏ thái độ gì, điều này không có nghĩa là họ không quan tâm đến cuộc bầu cử Mỹ.
Trang Kinh tế tài chính CNBC ngày 7/7 dẫn lời nhiều chuyên gia Trung Quốc cho rằng nhiều năm qua, Bắc Kinh đã nhận thức được, trong thời gian tranh cử, các ứng cử viên Tổng thống Mỹ luôn áp dụng chủ trương phản đối Bắc Kinh.
Vì vậy, nhà lãnh đạo Trung Quốc đã học được cách “tỉnh bơ”, để đến sau khi xác định người đắc cử Tổng thống Mỹ, Bắc Kinh sẽ tiếp tục phán đoán ảnh hưởng đối với quan hệ Trung-Mỹ.
Donald Trump là nhân vật “phi lý tính”, Hillary Clinton là nhân vật chính trị
Mặc dù nói như vậy, ứng cử viên Đảng Cộng hòa Donald Trump vẫn gây chú ý cho quan chức Bắc Kinh. Trong con mắt của họ, ông Donald Trump là nhân vật “phi lý tính”, nói chuyện ngây thơ, không phải là người theo chủ nghĩa thực dụng.
Bà Hillary Clinton.
Video đang HOT
Còn về bà Hillary Clinton, Bonnie Glaser – cố vấn châu Á lâu năm của Trung tâm nghiên cứu chiến lược và quốc tế (CSIS) cho rằng Bắc Kinh mặc dù không thích một số mặt của bà Hillary Clinton, nhưng do bà là “nhân vật chính trị”, vì vậy có thể dự đoán bà sẽ xử lý chính sách Trung Quốc như thế nào, biết các bước đi bà sẽ áp dụng.
Không thể xác định phương hướng quan hệ Mỹ-Trung
Chuyên gia Trung Quốc từ Viện Brookings là Kenneth Lieberthal cho rằng cho dù là ông Donald Trump hay bà Hillary Clinton trúng cử Tổng thống, Bắc Kinh hiện vẫn không thể xác định phương hướng quan hệ Mỹ-Trung sau khi Tân Tổng thống Mỹ nhậm chức.
Đa số người cho rằng, nếu bà Hillary Clinton trúng cử, có thể dự đoán bà sẽ tiếp tục chính sách Trung Quốc trước đây, quan hệ Mỹ-Trung có thể sẽ không thay đổi quá lớn. Nếu ông Donald Trump trúng cử, khả năng thay đổi quan hệ Mỹ-Trung tương đối lớn.
2 sự lựa chọn khó khăn
Ông Donald Trump
Cố vấn cao cấp Đại học Thanh Hoa Trung Quốc là Harvey Dzodin cho rằng Bắc Kinh đứng trước 2 sự lựa chọn khó khăn đối với cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ.
Ông Donald Trump mạnh mẽ phê phán Bắc Kinh là “kẻ cắp” lớn nhất thế giới, sử dụng thương mại và chính sách tỷ giá hối đoái không công bằng để gây thiệt hại cho lợi ích của Mỹ, đồng thời thề muốn thu thuế cao đối với hàng hóa Trung Quốc.
Mặc dù ông Donald Trump xem ra rất không có thiện chí, nhưng Bắc Kinh vẫn không thể xác định Donald Trump trúng cử có là tin tốt hay không.
Kenneth Lieberthal cho rằng nhà lãnh đạo Trung Quốc tương đối có khả năng nắm chắc chính sách ngoại giao của bà Hillary Clinton, cũng biết những người nào là đối tượng tư vấn tin cậy của bà Hillary. Trong khi đó, ông Donald Trump là một nhân vật xa lạ đối với họ.
Mặc dù chính sách Trung Quốc và cam kết của ông Donald Trump khiến cho Bắc Kinh cảm thấy không vui, nhưng họ nghi ngờ Donald Trump phải chăng sẽ thực hiện cam kết tranh cử, hoặc phải chăng làm rõ bản thân đang nói cái gì.
Bốn lý do Bắc Kinh có xu hướng ủng hộ Donald Trump
Donald Trump
Nhà nghiên cứu Bonnie Glaser nhận định, đa số người Trung Quốc cho rằng ông Donald Trump trúng cử sẽ có lợi cho họ với các lý do sau đây:
1. Ông Donald Trump phê phán liên minh giữa Mỹ với Nhật Bản và Hàn Quốc, vì vậy nếu ông này trúng cử thì quan hệ Mỹ-Nhật, Mỹ-Hàn có thể sẽ yếu đi, có lợi cho Bắc Kinh tăng cường vai trò ảnh hưởng địa-chính trị ở châu Á.
2. Tổng thống Barack Obama thực thi chính sách quay trở lại châu Á, đã đầu tư tương đối nhiều thời gian và nguồn lực ở châu Á, tạo ra mối đe dọa tương đối lớn cho sự trỗi dậy của Bắc Kinh ở châu Á.
Khác với Barack Obama, ông Donald Trump nếu trúng cử thì sẽ chuyển nguồn lực vào đối phó với các tổ chức cực đoan Hồi giáo và chủ nghĩa khủng bố – những đối tượng mà ông này tỏ ra quan tâm hơn. Sự chuyển đổi này sẽ có lợi cho Bắc Kinh.
3. Có một số người Trung Quốc cho rằng ông Donald Trump là một thương nhân thành công, coi chính sách ngoại giao là một “giao dịch thương mại” (tức là một cuộc mua bán lợi ích), vì vậy tất cả các vấn đề ngoại giao đều sẽ thông qua “thỏa hiệp” để giải quyết, không chịu sự hạn chế của các khuôn khổ cố hữu.
4. Đa số người Trung Quốc cho rằng ông Donald Trump sẽ không chú ý đến vấn đề nhân quyền của Bắc Kinh, bởi vì cho đến nay, ông Donald Trump rất ít nói đến vấn đề này.
Theo Viettimes
Ông Obama tiếp sức cho bà Hillary chạy đua vào Nhà Trắng
Đài truyền hình CNN tường thuật như trên trước sự kiện lần đầu tiên Tổng thống Obama xuất hiện cùng bà Hillary Clinton (ảnh), ứng viên tranh cử tổng thống của đảng Dân chủ, trong buổi vận động tranh cử tại Charlotte (bang Bắc Carolina) hôm 5-7 (giờ địa phương).
CNN ghi nhận kết quả thăm dò cho thấy nhiều người trong đảng Dân chủ vẫn tin tưởng ông Obama. Trên sân khấu, ông nhiều lần gây phấn khích cho cử tọa với khẩu hiệu "Nổi lửa, sẵn sàng đi!" mà ông đã từng dùng khi tranh cử tổng thống năm 2008, năm ông thắng bà Hillary Clinton trong vòng bầu cử sơ bộ để trở thành ứng cử viên của đảng Dân chủ.
Ông phát biểu trước cử tọa: "Tôi sẵn sàng truyền lại cây gậy tiếp sức. Tôi biết bà Hillary Clinton sẽ nhận lấy và tôi biết bà ấy sẽ thực hiện cuộc chạy đua này". Ông khen ngợi bà trước đây là một ngoại trưởng thông minh, kiên cường. Ông tin tưởng bà là ứng cử viên tổng thống đầy trách nhiệm: "Bà Hillary từng được thử thách, biết rõ việc tốt và việc xấu. Chưa người nào xứng đáng bằng bà...".
Vài giờ trước đó, tại cuộc họp báo ở Washington, Giám đốc FBI James Comey thông báo kết luận điều tra khẳng định không có chứng cứ bà Hillary vi phạm luật bảo vệ bí mật quốc gia. Tuy nhiên, bà không cẩn trọng trong xử lý thư điện tử khi còn làm ngoại trưởng. Bà đã gửi và nhận 110 thư điện tử từ máy chủ cá nhân, trong đó có tám thư tuyệt mật và 36 thư mật. Dù vậy, FBI không đề nghị truy tố vì không có chứng cứ bà cố tình phạm luật. Cuộc điều tra này kéo dài một năm.
KHÔI VIỆT
Theo Phapluat
Nga-Thổ chính thức hòa giải bên bờ biển Đen Ngày 1-7, tại Sochi bên bờ biển Đen (Nga), Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov và người đồng cấp Thổ Nhĩ Kỳ Mevlut Cavusoglu đã hội đàm lần đầu tiên sau khi hai nước bình thường hóa quan hệ ngoại giao. Hội đàm kéo dài 40 phút diễn ra bên lề hội nghị đại hội đồng Tổ chức Hợp tác kinh tế biển Đen....