Bầu cử tổng thống Mỹ: Tiết lộ yếu tố quyết định kẻ thắng, người thua
Ba cuộc khủng hoảng đồng thời đang khiến nước Mỹ liêu xiêu bao gồm một đại dịch chết người, làn sóng biểu tình gây bất ổn xã hội lan rộng và kinh tế lao dốc được cho là sẽ chi phối cuộc đua tổng thống Mỹ năm nay, theo AFP.
Ứng viên tổng thống Đảng Dân chủ Joe Biden (phải) hiện là đối thủ nặng ký nhất của ông Trump trong cuộc đua bầu cử Mỹ vào tháng 11 tới.
Trong nhiều tuần qua, nước Mỹ đã bị trải qua tình trạng căng thẳng chưa từng có khi đại dịch Covid-19 chưa hạ nhiệt thì làn sóng biểu tình chống phân biệt chủng tộc lại bùng lên. Nền kinh tế Mỹ vốn đã lao đao vì dịch bệnh lại càng thêm ảm đạm vì biểu tình, bất ổn. Tính đến nay, gần 110.000 người Mỹ đã chết vì Covid-19 và hàng chục triệu người thất nghiệp do đất nước bị phong tỏa vì đại dịch.
Những điều này ngay lập trở thành tâm điểm tranh cãi giữa đương kim Tổng thống Donald Trump và ứng viên tổng thống tiềm năng nhất của Đảng Dân chủ Joe Biden – người hiện tại được xem là đối thủ nặng ký nhất của ông Trump trong cuộc đua tổng thống vào tháng 11 năm nay.
Biểu tình ở Mỹ biến thành bạo loạn sau cái chết của người đàn ông da đen George Floyd bị một cảnh sát da trắng giết hại.
Video đang HOT
Hai chính trị gia nói trên đã tiếp cận các cuộc khủng hoảng với những chiến lược rất khác nhau.
Đồng thời, biểu tình đòi công lý về vụ cảnh sát giết hại người đàn ông da đen George Floyd cũng khiến hàng chục thành phố của Mỹ rơi vào bất ổn. Các cuộc biểu tình đã phản ánh những vết thương xã hội sâu sắc liên quan đến phân biệt chủng tộc ở Mỹ.
“Đây là một khoảnh khắc khá tồi tệ”, Daniel Gillion, giáo sư khoa học chính trị tại Đại học Pennsylvania bình luận về tình hình nước Mỹ.
Để làm dịu căng thẳng, ông Trump mới đây đã tuyên bố tỷ lệ thất nghiệp chung giảm từ 14,7% trong tháng 4 xuống còn 13,3% trong tháng 5, nhưng tình trạng thất nghiệp trong người da màu lại tăng lên 16,8%.
Đồng thời ông cũng khai thác bất ổn để liên tục đưa ra những cáo buộc mạnh mẽ dành cho phe Dân chủ và thề lập lại trật tự bằng luật pháp và quân đội.
Tương tự, về phần mình, đối thủ số 1 của ông Trump là ông Joe Biden cũng khai thác các cuộc khủng hoảng hiện tại để cáo buộc ông Trump “vô vùng nguy hiểm” để lãnh đạo nước Mỹ.
Các chuyên gia bình luận rằng mặc dù những hỗn loạn gần đây, ông Trump vẫn có cơ hội để chiến thắng nếu có thể thuyết phục cử tri về vấn đề chủng tộc, phục hồi cuộc khủng hoảng sức khỏe cũng như cuộc khủng hoảng kinh tế hiện nay.
Tuy nhiên, kết quả thăm dò ý kiến gần đây cho thấy, ông Trump đã nhận được số phiếu ủng hộ thấp hơn, đặc biệt là trong số hai nhóm cử tri quan trọng đối với cuộc bầu cử của ông: cử tri cao tuổi và các Kitô hữu truyền giáo.
Ngoài ra, việc ông chủ Nhà Trắng không chấm dứt sớm đại dịch Covid-19 cùng lời đe dọa dùng quân đội trấn áp người biểu tình của ông cũng đang khiến các cử tri nữ ái ngại.
Nadia Brown, phó giáo sư khoa học chính trị và nghiên cứu người Mỹ gốc Phi tại Đại học Purdue cho biết, phụ nữ da trắng đang tỏ ra “khó chịu với cách xử lý đại dịch của ông Trump” và cách lãnh đạo của ông.
“Phụ nữ đang theo dõi các cuộc biểu tình và họ đang tỏ ra đồng cảm với người biểu tình”, bà Nadia nhấn mạnh.
Tuy nhiên, điều đó cũng không có nghĩa là ông Biden sẽ giành chiến thắng, bà Nadia tuyên bố.
Anh trai George Floyd sẽ làm chứng trước quốc hội
Philonise Floyd, anh của George Floyd, dự kiến ra làm chứng trước quốc hội vào ngày 10/6 trong một phiên điều trần của Ủy ban Tư pháp Hạ viện Mỹ.
Nội dung của phiên điều trần là về hoạt động trị an và trách nhiệm của cơ quan thực thi pháp luật, theo một nguồn tin am hiểu vấn đề. Hiện chưa rõ Philonise Floyd sẽ xuất hiện qua mạng hay có mặt trực tiếp tại cuộc họp. Ủy ban Tư pháp Hạ viện đã mời Philonise Floyd phát biểu.
Philonise Floyd, anh trai của George Floyd, trong cuộc phỏng vấn với CNN hôm 28/5. Ảnh: CNN.
Hai người anh em của George Floyd liên tục xuất hiện trước công chúng sau khi anh qua đời. Cả Philonise và Terrence hồi đầu tuần đều phát biểu tại một sự kiện tưởng nhớ George Floyd ở thành phố New York và đến thăm nơi anh bị cảnh sát Derek Chauvin ghì cổ trong gần 9 phút ở thành phố Minneapolis, bang Minnesota. Terrence Floyd kêu gọi đám đông biểu tình ngừng gây rối và cướp đồ, thay vào đó hãy đi bỏ phiếu cho người phù hợp.
Philonise Floyd cho biết tuần trước anh đã nói chuyện với cả Tổng thống Donald Trump và cựu tổng thống Mỹ Joe Biden. Theo lời anh, cuộc nói chuyện với Tổng thống Trump rất "ngắn gọn" trong khi cựu tổng thống Biden trao đổi "liên tục" với anh.
"Ông ấy thậm chí còn không cho tôi cơ hội nói", anh cho biết, đề cập tới cuộc trao đổi với Tổng thống Trump.
Biểu tình ở Mỹ đã lan khắp 50 bang sau khi George Floyd, người đàn ông da màu ở Minneapolis, bị cảnh sát ghì chết hôm 25/5. Các cuộc biểu tình nâng lên thành đấu tranh chống phân biệt chủng tộc khi ký ức về những cái chết thương tâm và bất công của người da màu được khơi dậy.
Hai cảnh sát Mỹ bị buộc tội hành hung vì đẩy người biểu tình Biểu tình chống phân biệt chủng tộc lan khắp toàn cầu Cảnh sát Mỹ dùng dùi cui đánh người biểu tình 34
Bầu cử Mỹ 2020: Tài đánh lạc hướng của Trump và thế khó của Biden Các cuộc khủng hoảng ở Mỹ dường như không khiến ông Trump "lép vế" so với các đối thủ và đặt ra những thách thức quyết định với ông Biden. Tài đánh lạc hướng của Trump Những cuộc biểu tình đã nổ ra ở nhiều thành phố trên khắp nước Mỹ sau khi một người đàn ông da màu tên là George Floyd...