Bầu cử Tổng thống Mỹ 2020: Năm điểm nhấn trong cuộc chạy đua lịch sử
Bầu cử Mỹ năm 2020 chưa kết thúc, song đã để lại nhiều điều thú vị. Dưới đây là năm điểm nhấn đáng chú ý từ cuộc đua giữa ông Donald Trump và ông Joe Biden.
Một nước Mỹ chia rẽ
Đầu tiên, kết quả cực kỳ sít sao hiện tại của cuộc bầu cử Mỹ phản ánh xu hướng phân cực chính trị mạnh mẽ tại xứ cờ hoa. Hai bờ Đông – Tây vẫn ủng hộ rất mạnh cho ứng cử viên Dân chủ, trong khi miền Trung và Nam vẫn là thành trì tương đối vững chắc của đảng Cộng hoà.
Thăm dò sau khi bỏ phiếu cho thấy đa số các cử tri đã quyết định sẽ bỏ phiếu cho ứng viên nào từ vài tháng trước khi có các cuộc tranh luận diễn ra. Số cử tri đảng này bầu cho ứng viên đảng kia là hiếm hơn nhiều so với trước đây.
Dù có thất bại, song Tổng thống Donald Trump đã để lại cho nước Mỹ một di sản lớn. (Nguồn: AFP)
Di sản còn lại
Thứ hai, dù có thất cử, song Tổng thống Trump đã để lại cho nước Mỹ một di sản lớn.
Bởi lẽ, dù ông Trump có thua, song “chủ nghĩa Trump” vẫn sống tốt và sẽ duy trì ảnh hưởng tới chính trường Mỹ thời gian tới. Gần một nửa nước Mỹ đang và sẽ còn ủng hộ tư duy và chính sách của ông Trump: đề cao lợi ích quốc gia của Mỹ lên trên hết, dù có làm mất lòng đồng minh và đối tác; bảo vệ giá trị văn hoá và vai trò của người da trắng ở Mỹ; tầm quan trọng của việc phát triển kinh tế bằng mọi giá…
Video đang HOT
Quan trọng hơn, hành động của ông Trump đã tạo tiền lệ cho các ứng cử viên tổng thống khác, khiến họ hiểu rằng có thể phát ngôn thoải mái, thậm chí đôi khi bất chấp sự thật mà không làm mất lòng đáng kể các cử tri cốt lõi.
Thiên nga đen
Thứ ba, “Thiên nga đen”, được lần đầu đề cập bởi nhà kinh tế học Nassim Nicholas Taleb, là cụm từ thường được dùng để chỉ một sự kiện gây ngạc nhiên, có tác động lớn song lại ít khi được lường trước.
Đại dịch Covid-19, với sự xuất hiện bất ngờ và tác động toàn cầu của nó, có thể được coi là “thiên nga đen” của năm 2020.
Trong khuôn khổ cuộc bầu cử tổng thống Mỹ, với những gì đang diễn ra, không khó để thấy rằng nếu vắng đại dịch Covid-19, ông Donald Trump có khả năng thắng cử cao hơn rất nhiều.
Bởi lẽ, cuộc bầu cử đã trở thành cuộc trưng cầu ý dân về cách chính quyền do ông lãnh đạo ứng phó với Covid-19, hơn là một cuộc bầu cử thực thụ giữa hai ứng cử viên.
Yếu tố từ dân số
Thứ tư, quá trình thay đổi cơ cấu dân số rất có thể làm thay đổi bản đồ chính trị Mỹ thời gian tới.
Bởi lẽ, cuộc bầu cử đã trở thành cuộc trưng cầu ý dân về cách chính quyền do ông lãnh đạo ứng phó với Covid-19, hơn là một cuộc bầu cử thực thụ giữa hai ứng cử viên.
Tại thời điểm bài viết, rất có thể ông Joe Biden sẽ giành chiến thắng cực kỳ sát nút ở Arizon và Georgia, vốn là nơi các ứng cử viên Dân chủ có nằm mơ cũng không tơ tưởng tới lật ngược thế cờ.
Song nếu kịch bản này thành hiện thực, nó không đến từ sự xuất sắc của ông Biden, mà đến từ sự dịch chuyển cơ cấu dân số tại khu vực này: Ngày càng có nhiều người nhập cư tới sống ở các tiểu bang này, với tần suất hoạt động và tầm ảnh hưởng chính trị ngày càng lớn.
Nếu đảng Cộng hoà thất bại, họ sẽ buộc phải tính lại chiến lược tranh cử cho mùa bầu cử 2024 và xa hơn nữa.
Lá phiếu vàng
Cuối cùng, một trong những câu hỏi lớn nhất đối với mọi cử tri là: tôi có nên dành thời gian/công sức đi bỏ phiếu không khi mà riêng lá phiếu của tôi gần như không bao giờ có tính quyết định?
Trong cuộc bầu cử lần này, câu trả lời là có, khi khoảng cách giữa kẻ thua người thắng ở một vài bang chiến trường có khi chỉ là vài trăm, tới vài nghìn phiếu (trên tổng số vài triệu).
Do vậy, tuy một lá phiếu không làm nên sự khác biệt, nhưng một thiểu số rất nhỏ đi bỏ phiếu lại có thể quyết định vận mệnh chính họ và cả nước Mỹ.
*Tác giả hiện là Nghiên cứu sinh Tiến sỹ chuyên ngành Quan hệ Quốc tế tại Đại học Brandeis, bang Massachussetts, Mỹ.
Bầu cử Mỹ 2020: Chi tiêu kỷ lục cho chiến dịch tranh cử
Các chiến dịch tranh cử ở Mỹ năm 2020 tiêu tốn khoảng 14 tỷ USD, một con số cao kỷ lục.
Người dân theo dõi kết quả trực tiếp cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ giữa Tổng thống đương nhiệm Donald Trump (phải) và ứng viên Tổng thống đảng Dân chủ Joe Biden tại Washington DC., ngày 3/11/2020. Ảnh: AFP/TTXVN
Trung tâm Phản ứng chính trị (CPR- một nhóm nghiên cứu phi đảng phái chuyên theo dõi chi tiêu cho chính trị ở Mỹ) cho biết các khoản chi tiêu "khủng" cho các cuộc bầu cử tổng thống và quốc hội năm nay tăng gần gấp đôi so với cuộc tổng tuyển cử năm 2016, và hơn gấp ba cuộc bầu cử năm 2000.
Con số kỷ lục trên được cho là thể hiện các đảng ngày càng sẵn sàng chi lớn cho các cuộc chạy đua để chống lại đối thủ một cách cảm tính, dù cơ hội chiến thắng rất ít. Theo CPR, các thành viên đảng Dân chủ đã mất một số tiền đặt cược lớn trong năm nay. Thượng nghị sĩ Cộng hòa của bang Nam Carolina Lindsey Graham đã dễ dàng đánh bại đối thủ Jaime Harrison, người đã chi một khoản tiền kỷ lục 108 triệu USD quyên góp được từ những người theo đảng Dân chủ trên cả nước. Tuy nhiên, xét một cách công bằng, trong số tài trợ cho ông Graham có một số tỷ phú, và phần lớn quỹ của ông cũng đến từ ngoài bang Nam Carolina.
Thượng nghị sĩ Dân chủ Amy McGrath bang Kentucky cũng chịu một "cú giáng" khi thua thượng nghị sĩ Cộng hòa Mitch McConnell, người giữ ghế thượng nghị sĩ từ năm 1985 mà phe Dân chủ rất muốn lật đổ. Chiến dịch của bà McGrath tiêu tốn 88 triệu USD, mức chi tiêu tốn kém thứ hai cho cuộc chạy đua vào Thượng viện trong lịch sử nước Mỹ.
Trong khi đó, phe Cộng hòa cũng mất một số khoản đầu tư không nhỏ: các nhà tài trợ trên cả nước đã quyên góp khoảng 10 triệu USD để ngăn cản ứng cử viên Dân chủ Alexandria Ocasio-Cortez của bang New York, nhưng bất thành.
Theo các chuyên gia về tài trợ cho tranh cử, thiệt hại lớn nêu trên cho thấy tiền không phải là nhân tố duy nhất để chiến thắng trong các cuộc bầu cử, và không thể thay đổi bức tranh chính trị chỉ trong 1 đêm.
Michael Bloomberg, một trong những người giàu nhất thế giới, đã rút ra bài học trong đảng Dân chủ, rằng chỉ tiền thì không thể mua cho ông một chỗ trong văn phòng. Cựu Thị trưởng New York này đã chi 550 triệu USD cho quảng cáo - một con số kỷ lục đối với một cuộc tranh cử - nhưng chỉ thu hút được rất ít cử tri.
Gây quỹ là chìa khóa cho việc quảng cáo các chiến dịch tranh cử và để tên tuổi của ứng cử viên được biết đến nhiều hơn, nhưng không giúp đảo ngược được tình cảm chính trị vốn rất khó thay đổi.
Theo ông Michael Malbin, một giáo sư khoa học chính trị tại Đại học Bang New York, tình trạng phân cực mạnh trong những năm Tổng thống Donald Trump cầm quyền đóng vai trò lớn trong việc khuyến khích quyên góp. Theo đó, không ngạc nhiên khi những khoản tài trợ tranh cử lớn nhất đã tập trung cho các ứng cử viên như McConnell, Graham và Ocasio-Cortez, các chính khách có khả năng thu hút cử tri.
Việc quyên góp quỹ dễ dàng trên mạng cũng đã làm thay đổi cuộc chơi kể từ khi phe Dân chủ triển khai nền tảng ActBlue vào năm 2004 cho mục đích này.
Các nhà phân tích khẳng định chi tiêu cho tranh cử sẽ không sớm giảm bớt ở một đất nước đặt ra rất ít giới hạn cho việc tài trợ cho các cuộc bầu cử. Và nếu tình trạng phân cực vẫn tiếp diễn ở Mỹ, tiền chi cho vận động tranh cử có thể càng nhiều.
Người ủng hộ Trump vây kín văn phòng kiểm phiếu ở Arizona Những người ủng hộ Trump tập trung trước văn phòng Ủy ban Kiểm phiếu Hạt Maricopa tối 4/11 và hô vang "kiểm phiếu đi", một số mang theo vũ khí. Video: Guardian.