Bầu cử tới chặng nước rút, ông Trump và bà Harris đang ở đâu?

Theo dõi VGT trên

Trong bối cảnh cuộc bầu cử Mỹ vẫn ở thế sít sao, hai ứng viên tổng thống đang chạy đua để thuyết phục các nhóm cử tri đóng vai trò quyết định cho kết quả tranh cử.

Phó Tổng thống Kamala Harris ngày 13/10 (giờ Mỹ) đã có mặt tại một nhà thờ của cộng đồng người da màu ở thành phố Greenville, North Carolina để vận động tranh cử, trong bối cảnh ngày bầu cử chỉ còn cách chưa đầy 4 tuần.

Tại đây, bà Harris ca ngợi tinh thần “lá lành đùm lá rách” của người dân North Carolina trong nỗ lực khắc phục hậu quả bão Helene, đặc biệt là ở các cộng đồng cư dân phía tây tiểu bang.

Cùng ngày, đối thủ của bà Harris, cựu Tổng thống Donald Trump, đã đến Arizona để kêu gọi sự ủng hộ từ nhóm cử tri da màu và gốc Latin. Ông Trump hôm 12/10 cũng đã có mặt ở California để vận động tranh cử.

Cả hai ứng viên tổng thống đều đang nỗ lực tìm kiếm sự ủng hộ từ các cử tri phân vân chưa quyết định bỏ phiếu cho ai.

Bầu cử tới chặng nước rút, ông Trump và bà Harris đang ở đâu? - Hình 1

Ông Trump và bà Harris đang kèn cựa sít sao tại các bang chiến trường để thuyết phục những cử tri phân vân. Ảnh: New York Times.

Kết quả khảo sát cho thấy tỷ lệ cử tri đi bỏ phiếu sớm đã giảm 45% so với cuộc bầu cử gần nhất. Đây được xem là một dấu hiệu cho thấy vẫn còn hàng triệu cử tri đang phân vân, theo Guardian.

Ông Trump gần đây cũng đã thay đổi lập trường về việc bỏ phiếu sớm và quay sang kêu gọi cử tri bầu cho ông trước ngày bầu cử thông qua email và thư.

Một cuộc khảo sát được phối hợp thực hiện bởi ABC News và trung tâm nghiên cứu Ipsos cho thấy cuộc bầu cử Mỹ năm nay tồn tại một sự phân cực về mặt giới tính.

Khoảng 60% cử tri là phụ nữ có xu hướng ủng hộ bà Harris trong khi 40% còn lại nhiều khả năng sẽ bỏ phiếu cho ông Trump.

Ngược lại, 60% đàn ông bày tỏ dấu hiệu ủng hộ ông Trump và 40% cử tri còn lại của nhóm đối tượng này có xu hướng ủng hộ bà Harris.

Ông Trump được cho là cần sự ủng hộ từ cử tri là phụ nữ da trắng, nhóm đối tượng đã bỏ phiếu cho ông nhiều hơn vào năm 2020 so với năm 2016.

Tuy nhiên, cựu tổng thống cũng cần đàn ông da màu bỏ phiếu cho mình nếu muốn giành chiến thắng vào tháng 11.

Ngày 13/10, ông Trump phát biểu rằng việc cựu Tổng thống Barack Obama trước đó kêu gọi đàn ông da màu bỏ phiếu cho bà Harris “chủ yếu dựa trên màu da thay vì các chính sách của bà ấy” và cho rằng chuyện này “cực kỳ xúc phạm”.

Thượng nghị sĩ Georgia Ralph Warnock của đảng Dân chủ hôm 13/10 nói với CNN rằng “nhóm cử tri đàn ông da màu sẽ không ủng hộ ông Trump một cách đáng kể”.

Tuy nhiên, một nghị sĩ đảng Dân chủ khác là ông Jim Clyburn (đại diện South Carolina) nói rằng ông “quan ngại” về việc đàn ông da màu sẽ bỏ phiếu cho ông Trump. Cựu Tổng thống Bill Clinton cũng đã kêu gọi cử tri ở các vùng nông thôn ở Gerogia ủng hộ đảng Dân chủ.

Bầu cử tới chặng nước rút, ông Trump và bà Harris đang ở đâu? - Hình 2

Trong một cuộc tiếp xúc cử tri ở bang chiến địa Pennsylvania, ông Obama đã kêu gọi cộng đồng đàn ông da màu bỏ phiếu cho bà Harris. Ảnh: New York Times.

Một cuộc khảo sát thực hiện bởi New York Times công bố hôm 13/10 cho thấy tỷ lệ cử tri gốc Latin ủng hộ bà Harris đang giảm so với các ứng viên tổng thống đảng Dân chủ trong ba cuộc bầu cử gần nhất.

Cùng ngày, NBC News công bố kết quả một cuộc thăm dò cho thấy chặng đua vào Nhà Trắng đang ở thế “ nóng hơn bao giờ hết” khi tỷ lệ ủng hộ toàn quốc dành cho mỗi ứng viên đều xấp xỉ ngưỡng 48%.

Cuộc khảo sát cho thấy cử tri có xu hướng đán.h giá màn thể hiện của ông Trump trong nhiệm kỳ tổng thống đầu tiên tích cực hơn so với chính quyền đương nhiệm.

Tuy nhiên, kết quả thăm dò cũng chỉ ra rằng các cử tri xem vấn đề về quyền phá thai là một trong những vấn đề quan trọng hàng đầu.

Đây có thể là điểm gây bất lợi cho cựu tổng thống khi ba thành viên trong Tối cao Pháp viện được ông Trump bổ nhiệm trong quá khứ từng đưa ra luật cấm phá thai toàn liên bang, theo Guardian.

Một cuộc khảo sát khác cũng được công bố hôm 13/10 thực hiện bởi CBS News chỉ ra rằng cuộc bầu cử năm nay không chỉ xoay quanh sự xung đột giữa hai hệ tư tưởng mà còn là về sự phân cực ở mức độ nền tảng.

Ví dụ, những người ủng hộ ông Trump cho rằng các nạ.n nhâ.n của bão Helene và Milton đã không được hỗ trợ tận tình trong khi bộ phận cử tri ủng hộ bà Harris lại tuyên bố chính quyền liên bang đã thực hiện tốt công tác cứu trợ.

Những người nghiêng theo phe Cộng hòa cho rằng nền kinh tế đi xuống dưới thời Tổng thống Biden, còn lực lượng ủng hộ đảng Dân chủ lại cho rằng nền kinh tế đã khởi sắc hơn.

Ở khía cạnh nhập cư, những người ủng hộ ông Trump nhận định rằng lượng người vượt biên bất hợp pháp đã tăng lên trong khi nhóm cử tri bỏ phiếu cho bà Harris nghĩ ngược lại.

Tuy nhiên, cử tri của cả hai phe nhất trí rằng mạng xã hội ngày càng trở nên thiếu tin cậy và người dùng gặp khó khăn trong việc phân biệt thông tin thật-giả.

Bầu cử tới chặng nước rút, ông Trump và bà Harris đang ở đâu? - Hình 3

Những cuộc khảo sát cử tri trước thềm bầu cử cho thấy bà Harris đang nhỉnh hơn đôi chút trước đối thủ thuộc đảng Cộng hòa trên một số khía cạnh. Ảnh: New York Times.

Các cuộc thăm dò đều phản ánh những dấu hiệu tích cực cho bà Harris. Khảo sát của hãng tin ABC cho thấy bà Harris đang nhỉnh hơn 5 điểm % về tỷ lệ ủng hộ từ cử tri tầng lớp trung lưu; đài NBC chỉ ra rằng phá thai là vấn đề ưu tiên hàng đầu của cử tri và New York Times cho biết phe Dân chủ đang dẫn trước 19 điểm % trên khía cạnh này.

Bên cạnh đó, khảo sát của CBS cho thấy lượng cử tri da màu ủng hộ bà Harris đang tương đương với số liệu của ông Biden vào năm 2020.

Tuy nhiên, những vấn đề xoay quanh phản ứng của chính quyền Biden trước hai cơn bão Helene và Milton vẫn là mối bận tâm với chiến dịch tranh cử của bà Harris, theo Guardian.

Ở North Carolina, bà Harris dường như đang tìm cách xoa dịu căng thẳng chính trị hậu bão Helene và lên án những nguồn thông tin sai lệch về nỗ lực cứu trợ của chính phủ liên bang.

Hiện ba bang chiến trường Arizona, Nevada và Georgia có xu hướng ủng hộ ông Trump trong khi ba bang chiến địa khác là Pennsylvania, Michigan và Wisconsin nhiều khả năng nghiêng về phía bà Harris.

Trong bối cảnh đó, nếu thua tại North Carolina, ông Trump sẽ mất 16 phiếu đại cử tri vào tay bà Harris và gặp bất lợi lớn trong cuộc đua vào Nhà Trắng. Năm 2020, ông Trump đã thắng sít sao tại bang tranh chấp này.

'Đấu trường sinh tử' trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ

Theo diễn biến đến nay, kết quả bỏ phiếu ở 7 bang "chiến địa" của Mỹ được đán.h giá cũng sẽ quyết định ai là người chiến thắng chung cuộc trên đường đua vào Nhà Trắng năm nay, giữa lúc có nhiều lo ngại về việc tranh cãi kết quả sau bầu cử.

Từ tháng 9, việc bỏ phiếu sớm đã bắt đầu diễn ra ở nhiều bang, nhưng tất nhiên kết quả sau cùng phải chờ đến sau ngày 5.11 là ngày bầu cử chính thức năm nay. Hiện tại, giới phân tích đang theo dõi tình hình ở 7 bang "chiến địa" gồm: Arizona, Georgia, Michigan, Nevada, North Carolina, Pennsylvania và Wisconsin. Đây là những bang có mức độ dao động cao, chứ không phải có truyền thống "trung thành" với ứng viên Cộng hòa hay Dân chủ như nhiều bang khác.

Tờ The Wall Street Journal dẫn kết quả cuộc thăm dò mới nhất, có sự tham gia của 4.200 cử tri ở 7 bang trên, cho thấy cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump được đán.h giá có năng lực tốt hơn đối thủ là đương kim Phó tổng thống Kamala Harris trong việc giải quyết các vấn đề mà người dân quan tâm nhất là kinh tế và an ninh biên giới.

Cạnh tranh quyết liệt

Tuy nhiên, kết quả thăm dò lại chia đều kỳ vọng chiến thắng cho cả 2 ứng viên khi ông Trump dẫn trước với tỷ lệ ủng hộ là 46%, còn đối thủ Harris có 45% ủng hộ. Sự chênh lệch 1 điểm phần trăm còn nhỏ hơn tỷ lệ sai số cho phép.

Đấu trường sinh tử trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ - Hình 1

Người dân Mỹ đi bỏ phiếu bầu cử sớm tại bang Minnesota vào cuối tháng 9. ẢNH: AFP

Tính riêng từng bang, cuộc khảo sát cho thấy bà Harris dẫn trước với khoảng cách mong manh ở Arizona, Michigan, Wisconsin và Georgia, còn ông Trump có lợi thế không đáng kể ở Nevada, North Carolina và Pennsylvania. Qua khảo sát, ngoại trừ tại Nevada là nơi ông Trump có tỷ lệ ủng hộ nhiều hơn 5 điểm phần trăm, thì ở các bang còn lại, ứng viên nhỉnh hơn chỉ dẫn trước khoảng 2 - 3 điểm phần trăm. Mức chênh lệch này chỉ tương đương mức sai số.

Cũng qua cuộc khảo sát mới nhất ở những bang này, vốn thường có mức độ dao động cao bất chấp đảng phái, nhưng sau khi đảng Dân chủ đổi ứng viên và ông Trump trải qua 2 cuộc á.m sá.t hụt, thì cử tri đang có xu hướng quay về ủng hộ cho ứng viên của đảng mình. Cả ông Trump lẫn bà Harris đều nhận được sự ủng hộ của 93% cử tri của từng đảng (Cộng hòa hoặc Dân chủ) tham gia khảo sát. Còn với các cử tri độc lập, không theo đảng phái nào, thì kết quả thăm dò cho thấy 40% ủng hộ bà Harris, còn ông Trump nhận tỷ lệ 39%.

Quan điểm đối với tình hình kinh tế hiện tại, cử tri tham gia khảo sát đều đán.h giá khác biệt giữa tình trạng chung của Mỹ và tại bang quê nhà người tham gia khảo sát. Gần 2/3 cử tri nhận xét kinh tế Mỹ đang "nghèo hoặc không tốt". Nhưng khi được hỏi về nền kinh tế ở bang nhà, phần lớn 52% đán.h giá là tốt hoặc xuất sắc.

Bầu cử Mỹ: Cử tri nghĩ gì về hai ứng cử viên Trump - Harris?

Nguy cơ tranh cãi kết quả

Từ kết quả trên, nhiều ý kiến nhận định khả năng cao là kết quả bầu cử tổng thống Mỹ năm nay sẽ phụ thuộc vào một số ít cử tri, mà nhiều khả năng là tập trung vào khoảng 6% đang dao động, chưa đưa ra lựa chọn. Nói một cách khác, ứng viên chiến thắng có thể không tạo ra nhiều cách biệt so với đối thủ trong kết quả bỏ phiếu ở 7 bang "chiến địa".

Đấu trường sinh tử trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ - Hình 2

ĐỒ HỌA: HOÀNG ĐÌNH

Trong khi đó, một vấn đề đang được đặt ra là việc tính kết quả đối với các phiếu bỏ qua đường bưu điện có thể gây tranh cãi lớn. Theo tờ The New York Times, bỏ phiếu qua thư ngày càng phổ biến trong bầu cử Mỹ, nhưng phiếu bầu qua thư bị từ chối thường xuyên hơn nhiều so với phiếu bầu trực tiếp. Ở Pennsylvania và một số các bang khác, hai đảng đang tranh cãi về việc phiếu nào hợp lệ để tính và phiếu nào không. Cụ thể đó là tiêu chí phiếu nào cử tri được phép sửa hay phiếu nào bị lỗi đến mức không được tính. Chuyện tưởng chừng đơn giản nhưng cách giải thích theo luật định được cho là có thể diễn giải theo nhiều hướng khác nhau, dễ dẫn đến tranh cãi căng thẳng.

Trong cuộc tranh cử tổng thống Mỹ năm 2020, các quan chức bầu cử Pennsylvania đã từ chối hơn 34.000 lá phiếu qua thư, hay số phiếu bị từ chối ở Michigan là 20.000 phiếu, Arizona từ chối 7.700 phiếu, Nevada từ chối 5.600 phiếu và Wisconsin không tính khoảng 3.000.

Tuy những con số này nhỏ hơn rất nhiều so với tổng số hàng triệu cử tri, nhưng các ứng viên thường chiến thắng với số phiếu không quá chênh lệch. Điển hình trong cuộc bầu cử năm 2020, ông Joe Biden chỉ giành chiến thắng trước ông Donald Trump ở Arizona khi nhiều hơn 10.000 phiếu, con số này là 12.000 phiếu ở Georgia, 21.000 phiếu ở Wisconsin. Tương tự, năm 2016, ông Trump chỉ giành chiến thắng mong manh trước bà Hillary Clinton ở Michigan nhờ nhiều hơn 11.000 phiếu, Wisconsin với 23.000 phiếu.

Năm nay, khi kết quả chung cuộc được cho là có thể lệ thuộc vào số ít cử tri đang dao động, dẫn đến cách biệt thắng thua sẽ không lớn, thì việc "tính đúng tính đủ" số phiếu càng trở nên quan trọng hơn. Không những vậy, nước Mỹ đang bị chia rẽ không sâu sắc, nên sự tranh cãi về kết quả bầu cử nếu tái diễn sẽ có thể gây nên hậu quả không nhỏ.

Ông Trump công bố chiến dịch chống người nhập cư

Cựu Tổng thống Trump ngày 11.10 tiếp tục có những tuyên bố cứng rắn về cam kết chống lại người nhập cư nếu đắc cử.

Là người phản đối làn sóng nhập cư trái phép, ông Trump coi việc người di cư ồ ạt đến Mỹ như một cuộc "xâm lược". Trong bài phát biểu tại thành phố Aurora, bang Colorado, ông Trump thông báo về "chiến dịch Aurora" nhằm chống lại người nhập cư, theo tờ The Guardian đưa tin ngày 11.10. Cựu tổng thống còn tuyên bố sẽ đề xuất dự luật cấm tất cả "thành phố trú ẩn" - thuật ngữ chỉ những khu vực có chính sách bảo vệ người nhập cư không giấy tờ. Ông Trump đã nhiều lần tuyên bố sẽ thực hiện cuộc trục xuất lớn nhất trong lịch sử Mỹ nếu quay lại Nhà Trắng.

Cùng ngày 11.10, Phó tổng thống Harris có sự kiện vận động tại thành phố Scottsdale, bang Arizona. Viết trên mạng xã hội X, bà Harris nhấn mạnh nếu tái đắc cử, sẽ sửa hệ thống nhập cư đang gặp vấn đề. "Điều này bao gồm bảo vệ biên giới và đưa ra phương án nhân đạo để những người chăm chỉ có thể nhận quốc tịch. Tôi bác bỏ ý tưởng sai lệch rằng chúng ta không thể làm cả hai việc trên", bà tuyên bố.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Nữ giáo viên tiểu học bị cấm dạy vì quấy rối tìn.h dụ.c hai nam học sinh
06:52:09 13/10/2024
Canada siết chặt tiếp nhận sinh viên nước ngoài: Những biện pháp mới cần thiết
14:03:38 13/10/2024
Bầu cử Mỹ: Thế cục đảo chiều ở bang Pennsylvania
20:56:38 12/10/2024
Xác nhận nơi lưu giữ th.i hà.i Christopher Columbus
21:11:26 12/10/2024
Đức bình luận khả năng phản công của Ukraine, phớt lờ các đề xuất của Tổng thống Zelensky
09:30:27 14/10/2024
Thổ Nhĩ Kỳ kêu gọi Nga, Iran, Syria hành động sau khi Israel tấ.n côn.g Damascus
08:26:48 14/10/2024
LHQ cảnh báo thảm họa khi Israel phải chiến đấu trên 2 mặt trận
14:07:04 13/10/2024
Quân đội Hàn Quốc nghi ngờ Triều Tiên chuẩn bị phá nổ các đường kết nối hai miền
11:03:16 14/10/2024

Tin đang nóng

B.é tra.i bị hai người đi xe máy thả giữa đường, diễn biến bất ngờ sau đó khiến nhiều người đa.u xó.t
13:51:11 14/10/2024
Mỹ nhân Diên Hi Công Lược bị thiếu gia kém 10 tuổ.i bỏ rơi sau 2 lần khiến nhà trai mất mặt
16:47:05 14/10/2024
Đi công tác xa, lạ giường nên không thể ngủ, đến khuya thì có người đến gõ cửa chạy ra xem mà tôi ngỡ ngàng
16:07:04 14/10/2024
Ông hoàng Cbiz Châu Kiệt Luân vướng tin thu.a bạ.c hơn 7.000 tỷ đồng, tiêu tán sạch gia sản
14:53:03 14/10/2024
Tóm tắt drama của Hằng Túi và vợ nhiếp ảnh gia nổi tiếng: Chuyện quá khứ bị đem ra mổ xẻ
17:15:12 14/10/2024
Vừa vô địch, tân Quán quân Olympia nhờ mọi người thông cảm điều này, ai nấy động viên: Không sao đâu Đức, tuổ.i trẻ mà!
13:56:45 14/10/2024
Siêu phẩm cổ trang lập kỷ lục chiếu 800 lần trong 6 tháng, nam chính đứng im cũng khiến khán giả cười mệt
13:51:13 14/10/2024
"Soái ca" bậc nhất showbiz: Chạm mốc U50, đam mê đi bán cơm gà, mì sườn lý do là gì?
18:05:14 14/10/2024

Tin mới nhất

Interpol trong cuộc chiến chống tội phạm m.a tú.y

19:42:42 14/10/2024
Sự thành công của các chiến dịch này đã nhận được nhiều lời khen ngợi từ cộng đồng chuyên gia và các nhà phân tích về phòng chống tội phạm toàn cầu.

Ngăn quân đội Ukraine cố thủ, Nga đẩy mạnh phản công ở Kursk trước mùa đông

19:36:24 14/10/2024
Theo ông, động thái này đã làm suy yếu vị thế của quân đội Nga tại các vùng xung đột ở Ukraine mà đặc biệt tại mặt trận Zaporizhzhia, Kherson, và Kramatorsk.

Sự thay đổi trong lập trường hỗ trợ quân sự của Đức cho Ukraine

19:34:00 14/10/2024
Quan điểm này xuất hiện vào thời điểm quan trọng, với thực tế là cuộc phản công của Ukraine, bắt đầu từ mùa hè năm ngoái, đã không đạt được kết quả mong đợi.

Hezbollah tập kích căn cứ khiến hàng chục binh sĩ Israel thương vong

19:31:57 14/10/2024
Đây là cuộc tập kích gây thương vong nặng nhất tại căn cứ Israel kể từ khi quân đội Israel tiến hành chiến dịch trên bộ ở miền Nam Lebanon gần 2 tuần trước.

Đàn UAV bí ẩn do thám các địa điểm quân sự nhạy cảm của Mỹ

19:30:01 14/10/2024
Hồi tháng 8, 5 UAV đã bay phía trên Khu vực An ninh Quốc gia Nevada, một cơ sở thử nghiệm hạt nhân của Mỹ bên ngoài thành phố Las Vegas. Giới chức Mỹ hiện vẫn chưa xác định được những kẻ đứng sau cuộc xâm nhập này.

Triều Tiên đặt lực lượng pháo binh vào tình trạng sẵn sàng chiến đấu

19:23:54 14/10/2024
Bản tin của KCNA có đoạn nêu rõ quân đội đã yêu cầu 8 lữ đoàn pháo binh cần sẵn sàng trong tư thế nói trên và các lực lượng phòng không của nước này cần tăng cường nhiệm vụ bảo vệ thủ đô Bình Nhưỡng.

Tại sao Nga quyết tâm chiếm mỏ than chiến lược của Ukraine?

19:14:17 14/10/2024
Chỉ là hiện tại, chúng ta đang được hỗ trợ tài chính bởi các đối tác, nên chưa nhận ra rằng ngân sách đang giảm sút đáng kể. Và tình huống này sẽ lặp lại nếu chúng ta mất Pokrovsk.

Cuộc tiến công của Nga ở Pokrovsk giáng đòn chí mạng vào ngành công nghiệp thép Ukraine

19:00:12 14/10/2024
Metinvest có kế hoạch khai thác 5,3 triệu tấn than tại mỏ Krasnoarmeyskaya-Zapadnaya, nhưng với việc Lực lượng vũ trang Nga liên tục tiến về Pokrovsk, những hy vọng này đang dần vụt tắt.

Tại sao Hezbollah 'tránh né' và không phản kháng mạnh mẽ trong cuộc tấ.n côn.g trên bộ của Israel?

18:57:44 14/10/2024
Trước cuộc tấ.n côn.g trên bộ, Israel đã tiến hành nhiều cuộc tấ.n côn.g cả bí mật và công khai kéo dài trong nhiều tháng. Những cuộc tấ.n côn.g này đã đẩy lùi các đơn vị của Hezbollah về phía Bắc Liban.

Vạn sự khởi đầu nan

18:56:15 14/10/2024
Chính phủ Anh tiếp tục duy trì sự ủng hộ Ukraine trong cuộc chiến với Nga, đi đầu trong các nỗ lực vận động sự ủng hộ Ukraine trong các tổ chức đa phương như Liên hợp quốc, nhóm G7 và các đồng minh, đối tác của Anh.

Tác phẩm của nhà văn Han Kang được độc giả nhiều nước săn lùng

18:53:24 14/10/2024
Grasse, một công ty xuất bản địa phương đã xuất bản bản tiếng Pháp cuốn I Do Not Bid Farewell của Han Kang vào năm ngoái, cho hay công ty này hiện không có sách để bán.

Giải mã việc các nước lớn trong EU đi đầu tăng cường nhập khẩu LNG từ Nga

18:51:15 14/10/2024
Một số quốc gia thường xuyên bị chỉ trích về việc nhập khẩu năng lượng từ Nga, như Slovakia và Hungary, không thể chiếm khối lượng nhập khẩu lớn này do không giáp biển.

Có thể bạn quan tâm

Thanh Hằng diện đầm nặng 15kg, nổi bật trên sàn diễn Thượng Hải

Thời trang

19:43:37 14/10/2024
NTK Đỗ Mạnh Cường giới thiệu bộ sưu tập mới tại Tuần lễ Thời trang Thượng Hải Xuân - Hè 2025 diễn ra ở Thượng Hải (Trung Quốc) vào ngày 13/10, trong đó siêu mẫu Thanh Hằng giữ vai trò vedette.

NSƯT Hoàng Hải: "Con người ai chẳng sợ chế.t, thế mà tôi chế.t cũng cỡ mấy chục lần rồi"

Sao việt

19:41:16 14/10/2024
Có thể nói, dù vai diễn ngắn ngủi, song ông trùm Lê Toàn của NSƯT Hoàng Hải đã để lại dấu ấn mạnh với khán giả nhờ diễn xuất ấn tượng của nam nghệ sĩ

Giáng My, Diễm My 6X diện "cây đen" dự show thời trang tại Thượng Hải

Phong cách sao

19:38:40 14/10/2024
Tối 13/10, show thời trang của NTK Đỗ Mạnh Cường trong khuôn khổ Tuần lễ Thời trang Thượng Hải Xuân - Hè 2025 diễn ra tại Thượng Hải (Trung Quốc), quy tụ nhiều mỹ nhân Việt tham dự.

Hoa hậu Quế Anh và các người đẹp diễn áo tắm gợi cảm tại Hoa hậu Hòa bình

Người đẹp

19:32:12 14/10/2024
Ngày 13/10, đại diện Việt Nam - Quế Anh - cùng các người đẹp của cuộc thi Hoa hậu Hòa bình 2024 (Miss Grand International 2024) đã tham gia phần thi Trình diễn áo tắm tại Pattaya (Thái Lan).

J-Hope (BTS) sẽ hoàn thành nghĩa vụ quân sự vào cuối tuần này

Sao châu á

19:30:58 14/10/2024
Thành viên J-Hope của BTS sẽ hoàn thành nghĩa vụ quân sự bắt buộc vào thứ năm (giờ địa phương) - theo công ty quản lý của nhóm nhạc cho biết vào hôm nay (14/10).

Lợi dụng vỏ bọc công nhân, vận chuyển 6 bánh heroi.n bằng xe khách

Pháp luật

19:25:36 14/10/2024
Tại cơ quan Công an, Thắm cho biết đã được Lò Văn Tới (SN 1995, hộ khẩu thường trú ở huyện Mường Ảng, tỉnh Điện Biên) thuê nhận hàng; Thắm không biết bên trong bao hàng có chứa m.a tú.y.

4 mẹo giúp hoa sứ nở rực rỡ, bông to đẹp

Sáng tạo

19:22:10 14/10/2024
Hoa sứ là một loại cây mọng nước thuộc họ Apocynaceae. Trong điều kiện trồng chậu tại sân thượng, ban công, hoa sứ chỉ là cây cảnh nhỏ, tuy nhiên, ít ai biết khi được trồng ở đất và khí hậu thích hợp, cây có thể cao tới 3-4 mét.

Tranh cãi điểm cầu chung kết Olympia 2024 xuất hiện ảnh chế Công Phượng, bị trêu chọc trên mạng vì "ăn gà rán, bán cà phê"

Sao thể thao

19:15:07 14/10/2024
Nhiều ý kiến trái chiều hình ảnh một điểm cầu ở chung kết Olympia 2024 xuất hiện hình ảnh Nguyễn Công Phượng cùng gà rán.

Nguyên nhân bệnh nhân t.ử von.g tại phòng khám tư ở Đắk Lắk

Tin nổi bật

19:10:06 14/10/2024
Chiều 14/10, trong cuộc họp báo định kỳ do UBND tỉnh Đắk Lắk tổ chức, ông Hoàng Nguyên Duy, Phó giám đốc Sở Y tế tỉnh Đắk Lắk cung cấp một số thông tin về trường hợp bệnh nhân Y.H.N. t.ử von.g liên quan phòng khám tư.

Quán phở có view "nghệ" nhất Hà Nội gây sốt trên MXH, vừa ăn phở vừa có ảnh thu mang về

Netizen

19:09:40 14/10/2024
Vẫn là bát phở quen thuộc, cốc trà đá và bát quẩy giòn rụm bên cạnh, nhưng bạn sẽ thấy không quán nào có view nghệ như ở đây.