Bầu cử tại Nhật: Cựu thủ tướng Abe trở lại
Các cơ quan truyền thông Nhật Bản cho hay phe bảo thủ Nhật Bản đã đạt thắng lợi to lớn trong cuộc bầu cử Quốc hội hôm 16/12, đưa cựu Thủ tướng Shinzo Abe, một người có lập trường diều hâu, trở lại cầm quyền.
Cựu thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe, lãnh đạo của ảng Dân chủ Tự do bảo thủ LDP.
Đảng LDP, đảng từng nắm quyền áp đảo gần như liên tục trong gần 50 năm ở Nhật cho đến năm 2009. Trong khi đó lãnh đạo LDP, ông Abe, từng là thủ tướng Nhật từ năm 2006-2007.
Video đang HOT
Công tác kiểm phiếu cuộc bầu cử Hạ viện ngày 16/12 của Nhật Bản đang được tiến hành. Theo NHK, đã xác nhận được các chính đảng giành được 356 trên tổng số 480 ghế Hạ viện.
Đảng Dân chủ Tự do giành được 244 ghế và đồng minh của đảng này là đảng Komei giành được 25 ghế, tổng cộng là 269 ghế, vượt quá con số 266 ghế đa số tuyệt đối.
Như vậy, hai đảng này đã đảm bảo được đa số ghế ổn định tuyệt đối tại Hạ viện, và do đó, có thể làm chủ tịch của tất cả 17 ủy ban của Hạ viện. Số ủy viên của hai đảng cũng có thể chiếm đa số tại các ủy ban.
Đảng Dân chủ Nhật Bản của Thủ tướng Noda Yoshihiko gánh chịu thất bại thảm hại sau 3 năm 3 tháng điều hành chính phủ. Theo tin mới nhất, ông Noda vừa tuyên bố từ chức Chủ tịch đảng Dân chủ cầm quyền.
Ông Shinzo Abe được xem là người có quan điểm diều hầu. Khi tranh cử ông đã cam kết sẽ chấm dứt tình trạng kinh tế trì trệ suốt 20 năm qua ở nhật và chỉ đạo chính sách ngoại giao quyết đoán hơn vào thời điểm căng thẳng với Trung Quốc tăng cao.
Các nhà phân tích cũng cho rằng Đảng Dân chủ Tự do sẽ đưa Nhật Bản đến một lập trường cứng rắn hơn với Trung Quốc trong cuộc tranh chấp lãnh hải hiện nay, và chính phủ sẽ ủng hộ chuyện sử dụng năng lượng hạt nhân, bất chấp đã có tai họa hạt nhân năm 2011.
Đảng Dân chủ Tự do cũng muốn chi tiêu nhiều hơn cho các dự án công cộng để kéo nền kinh tế Nhật Bản có thời đầy sinh động, ra khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế lần thứ tư trong vòng 12 năm qua.
Theo Dantri
Diện mạo mới của thời cũ
Việc tânTổng thống Mexico Enrique Pena Nietonhậm chức đồng nghĩa với sự trở lại cầm quyền của đảng PRI. Đảng này cầm quyền liên tục suốt nhiều thập kỷ tại
Mexico và mới chỉ bị gián đoạn trong thời gian ngắn. Vì thế, công bằng thì phải nói là những thách thức hiện tại đối với ông Nieto không phải là hậu quả của thời kỳ cầm quyền của những người tiền nhiệm, mà là di sản từ chính PRI.
Những quan điểm chính sách của ông Nieto trong cuộc vận động tranh cử thực chất không khác gì nhiều so với đảng PRI thời trước dù tân tổng thống khoác lên vỏ ngoài đổi mới. Thách thức lớn nhất và cũng cấp thiết nhất đối với nước này hiện tại là an ninh nội bộ. Cụ thể hơn là cuộc chiến chống những băng nhóm ma túy đang hoành hành. Từ xưa tới nay, chưa Tổng thống Mexico nào giải quyết hữu hiệu vấn đề này. Buôn bán ma túy và tội phạm có tổ chức chỉ là hai trong nhiều biểu hiện của thách thức. Bên cạnh đó còn có tình trạng nông nghiệp kém phát triển cũng như vấn đề thất nghiệp của thanh niên ở nông thôn, giới trẻ thất học, tham nhũng trong bộ máy cảnh sát và hệ thống tư pháp. Tất cả những điều đó tạo nên mảnh đất màu mỡ cho tội phạm có tổ chức và buôn bán ma túy phát triển. Vì thế, cuộc chiến chống tội phạm có tổ chức và các băng nhóm buôn bán ma túy cũng khó đạt hiệu quả. Hiện tại, người ta mới chỉ thấy tân tổng thống hạ quyết tâm chứ chưa thể hiện chiến lược khả thi nào để đối phó với thách thức trên. Nếu như thế, một thời kỳ mới đã mở ra ở đây nhưng cho đảng PRI chứ không phải cho Mexico.
Theo TNO
Vì sao Thủ tướng Thái đối mặt với bỏ phiếu tín nhiệm? Lần thứ hai trong hơn một năm cầm quyền sau chiến thắng áp đảo trong cuộc bầu cử vào năm ngoái, nữ thủ tướng Yingluck Shinawatra phải đối mặt với bỏ phiếu bất tín nhiệm vào thứ Tư này. Thủ tướng Thái Lan Yingluck Shinawatra Phép thử chính trị này dành cho em gái của cựu Thủ tướng bị lật đổ Thaksin Shinawatra...