Bầu cử Quốc hội ở Iraq: Bắt đầu bỏ phiếu sớm
Ngày 8/10, lực lượng an ninh, những người di tản và các tù nhân đã đi bỏ phiếu sớm trong cuộc bầu cử lập pháp tại Iraq, hai ngày trước khi những cử tri còn lại của quốc gia Trung Đông này đi bỏ phiếu chính thức.
Quang cảnh phiên họp Quốc hội Iraq ở Baghdad ngày 7/5/2020. Ảnh: AFP/TTXVN
Tại thủ đô Baghdad, hàng chục học viên quân đội, đeo khẩu trang và găng tay để tránh lây nhiễm COVID-19, đã xếp hàng tại các điểm bỏ phiếu đặt tại một trường học. Hơn một triệu thành viên lực lượng an ninh cũng có thể bỏ phiếu trong cùng ngày tại các địa điểm nơi họ đóng quân.
Tuy nhiên, 160.000 thành viên của lực lượng bán quân sự Hashed al-Shaabi không đủ điều kiện đi bỏ phiếu sớm mà phải chờ đến ngày bầu cử chính thức 10/10, do Ủy ban Bầu cử độc lập cấp cao Iraq cho biết lực lượng này đã không cung cấp danh sách các tay súng tham gia bầu cử.
Ngoài lực lượng an ninh, khoảng 120.000 người phải đi di tản, một số đang sống trong 27 lán trại, và hơn 600 tù nhân cũng đã đi bầu cử sớm trong ngày 8/10.
Theo Ủy ban Bầu cử độc lập cấp cao Iraq, khoảng 24 triệu người Iraq đủ tư cách sẽ bầu ra 329 đại biểu từ 3.249 ứng cử viên thuộc 167 đảng phái và liên minh. Các lực lượng an ninh đã được đặt trong trạng thái báo động kể ngày 2/10 và duy trì cho đến sau cuộc bầu cử, để đảm bảo không xảy ra bất kỳ trở ngại nào đối với quá trình bỏ phiếu của cử tri.
Bầu cử Quốc hội Đức: SPD tiếp tục dẫn đầu trong hơn 80% số phiếu được kiểm
Theo kết quả ước tính sơ bộ từ kênh truyền hình ARD dựa trên kết quả kiểm trên 80% số phiếu bầu trong cuộc bầu cử Quốc hội liên bang Đức, đến sáng 27/9 (giờ Việt Nam), tỷ lệ ủng hộ các chính đảng đã có một số thay đổi so với thời điểm đóng cửa các điểm bầu cử.
Lãnh đạo đảng Dân chủ Xã hội Đức (SPD) Olaf Scholz (trái) ở Berlin ngày 24/9/2021 và lãnh đạo Liên minh Dân chủ/Xã hội Cơ đốc giáo (CDU/CSU) Armin Laschet ở Aachen, ngày 25/9/2021. Ảnh: AFP/TTXVN
Phóng viên TTXVN tại Đức cho biết đảng Dân chủ Xã hội (SPD) đã giành được 25,8% số phiếu ủng hộ (tăng 5,3%), trong khi tỷ lệ ủng hộ Liên minh Dân chủ/Xã hội cơ đốc giáo (CDU/CSU) đạt 24,1% (giảm 8,9%). Đảng Xanh được 10,4%, đảng Dân chủ Tự do (FDP) nhận được 11,5%, đảng Sự lựa chọn vì nước Đức (AfD) nhận 10,4% và đảng Cánh tả được 4,9%. Đây là lần đầu tiên số phiếu ủng hộ đảng Cánh tả xuống mức dưới 5%, song nhờ có 3 ứng cử viên giành ghế trực tiếp vào Quốc hội (2 ghế ở Berlin và 1 ghế ở Leipzig) nên theo quy định vẫn có ghế trong cơ quan lập pháp liên bang Đức. Tuy nhiên, do số phiếu của đảng Cánh tả ở mức thấp, nên khả năng lập một liên minh giữa SPD, đảng Xanh và đảng Cánh tả sẽ không giành được quá bán. Với kết quả như trên, SPD là đảng mạnh nhất khi giành được 205 ghế Quốc hội, trong khi CDU/CSU có 194 ghế, đảng Xanh 116 ghế, FDP 91 ghế, AfD 84 ghế và đảng Cánh tả có thể được 38 ghế.
Theo các chuyên gia phân tích bầu cử, tại các bang phía Đông, đảng AfD giành được nhiều ghế trực tiếp ở Quốc hội (theo lá phần phiếu thứ nhất bầu cho ứng cử viên). Tại bang Thringen, AfD có được 4/8 ghế trực tiếp, SPD được 3 ghế trong khi CDU chỉ được 1 ghế thay vì toàn bộ 8 ghế trong cuộc bầu cử 4 năm trước. Ở phần phiếu thứ 2 bầu cho đảng, AfD tại Thringen cũng giành được số phiếu cao nhất với 24%, trở thành đảng mạnh nhất ở bang này, đứng trước SPD (23,4%) và CDU (16,9%). Trong khi đó tại bang Sachsen, AfD nhận được ít nhất 9/16 ghế trực tiếp.
Với kết quả ước tính như trên, SPD đã giành được 1,36 triệu phiếu bầu từ cử tri từng hộ CDU/CSU. Ngoài ra, SPD cũng giành được nhiều phiếu bầu từ hầu hết "cử tri ruột" của các chính đảng khác, ngoại trừ đảng Xanh (đảng Xanh giành được 320.000 phiếu bầu từ SPD). Trong khi đó, CDU/CSU không chỉ mất phiếu cho SPD mà cũng mất một lượng phiếu lớn cho đảng Xanh (900.000 phiếu) và 440.000 phiếu từ các đảng không hiện diện ở Quốc hội mới. Về phía đảng Xanh, ngoài số phiếu từ CDU/CSU, đảng này cũng giành được 470.000 phiếu từ các cử tri ủng hộ đảng Cánh tả và khoảng 250.000 phiếu từ những người chưa bao giờ đi bầu cử.
Song song với cuộc bầu cử Quốc hội liên bang cũng diễn ra cuộc bầu cử Nghị viện bang Mecklenburg-Vorpommern và thủ đô Berlin. Tại Mecklenburg-Vorpommern, SPD giành được số phiếu cao nhất 39,6%, đảng AfD đứng thứ 2 với 16,9%, tiếp đến là các đảng CDU, đảng Cánh tả, đảng Xanh và FDP. Trong khi tại Berlin, SPD vẫn là đảng mạnh nhất khi giành được 21,% số phiếu ủng hộ, đứng thứ hai là đảng Xanh (18,7%), tiếp đến là CDU, đảng Cánh tả, AfD và FDP.
Bầu cử Quốc hội Đức: Các ứng cử viên đề cập khả năng thành lập liên minh cầm quyền Cuộc bầu cử Quốc hội liên bang của Đức đã khép lại với lợi thế tạm nghiêng về đảng Dân chủ Xã hội (SPD). Mọi lựa chọn hình thức liên minh thành lập chính phủ hiện còn để ngỏ và giờ là lúc các đảng phải tìm kiếm đối tác liên minh để có thể giành quá bán ở Quốc hội nhằm đứng...