Bầu cử Quốc hội Campuchia: Đảng nhân dân Campuchia chắc thắng
Hôm nay, 28-7 khoảng 9,67 triệu cử tri ở Campuchia sẽ đi bỏ phiếu bầu 123 Nghị sỹ Quốc hội nhiệm kỳ thứ 5 (2013-2018). Ông Hun Sen đang được cho là sẽ tiếp tục làm Thủ tướng Campuchia sau ngày bầu cử, trong khi phe đối lập hy vọng giành thêm ghế trong quốc hội.
Theo đề nghị của Thủ tướng Hun Sen “trên tinh thần hòa giải”, Quốc vương Campuchia Norodom Sihamoni đã ban chiếu ân xá đối với lãnh đạo đối lập Cứu nguy dân tộc Campuchia (CNRP) – ông Sam Rainsy, cho phép ông này trở về nước trước cuộc tổng tuyển cử. Tuy nhiên, ông Rainsy sống lưu vong ở Pháp từ năm 2009 nhằm trốn tránh bản án 11 năm tù giam về tội tuyên truyền thông tin sai lạc và phá hoại tài sản quốc gia sẽ không có quyền tham gia ứng cử. Hành động thiện chí của Thủ tướng Hun Sen, ở chừng mực nào đó, có thể đem lại thắng lợi tinh thần cho ông Sam Rainsy và đảng đối lập CNRP, nhưng lại được coi là động thái “tháo ngòi nổ” trước âm mưu của thủ lĩnh đảng đối lập muốn đưa “Mùa Xuân Arập” vào Campuchia bằng cách kích động đám đông tiến hành bạo loạn và giành chính quyền. Làn sóng “Mùa Xuân Arập” ở Tunisia, Ai Cập, Libya, Syria và Yemen dẫn đến sự sụp đổ của một loạt nhà lãnh đạo cầm quyền hàng thập kỷ ở đó đã khiến Đảng của ông Sam Rainsy có ý đồ sao chép, nhập khẩu vào Campuchia kiểu “cách mạng” này. CNRP cũng không ngần ngại tuyên bố công khai quan điểm như vậy và thể hiện quyết tâm tổ chức bạo loạn ở Campuchia, đặc biệt khi ông Sam Rainsy không được tham gia tranh cử.
Theo cương lĩnh chính trị của đảng đối lập CNRP, nếu thắng cử, đảng sẽ cấp cho những người dân Campuchia trên 65 tuổi mỗi người 10 USD/tháng, tăng lương tối thiểu cho người lao động lên 150 USD, lương công chức lên 250 USD, giảm giá xăng dầu, điện nước và phân bón cũng như cung cấp các dịch vụ y tế miễn phí cho người nghèo.
Trong khi đó, Đảng FUNCINPEC do Công chúa Norodom Arun Rasmey lãnh đạo, đi theo đường lối lãnh đạo của Quốc vương Norodom Sihanouk đã quá cố, và cam kết bảo vệ chế độ quân chủ, bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ, duy trì hòa bình, thống nhất và hòa giải dân tộc.
Tuy nhiên, sự trở về của thủ lĩnh đối lập Sam Rainsy cùng những tuyên bố “gây rối” chỉ được số ít hưởng ứng, không thể nào đảo ngược xu thế chung là đảng cầm quyền Đảng nhân dân Campuchia (CPP) luôn giành được sự tín nhiệm rất cao của đại đa số trong 14 triệu dân ở đất nước Đông Nam Á này. Điều dễ hiểu là do hơn 30 năm qua kể từ khi thoát họa diệt chủng, đất nước Campuchia không chỉ hồi sinh, mà còn vượt qua muôn vàn khó khăn, chuyển từ quốc gia bị chiến tranh tàn phá thành một trong những nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất Đông Nam Á. Xã hội ngày càng ổn định, đời sống người dân không ngừng được cải thiện. Những thành tựu đó không thể tách rời những đóng góp mang tính quyết định của CPP.
Video đang HOT
Trong cương lĩnh tranh cử của mình, CPP nhấn mạnh việc tiếp tục ủng hộ đương kim Thủ tướng Hun Sen làm ứng cử viên Thủ tướng nhiệm kỳ 5 và các nhiệm kỳ tiếp theo; tiếp tục liên minh với đảng Bảo hoàng FUNCINPEC để lập Chính phủ mới nếu thắng cử; cải thiện đời sống người dân; củng cố và phát triển quan hệ hợp tác với mọi lực lượng chính trị và các giới trong xã hội để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Cương lĩnh tranh cử của đảng này cũng nhấn mạnh: Campuchia dưới sự lãnh đạo của CPP sẽ tiếp tục giải quyết vấn đề biên giới với các nước láng giềng dựa trên hiến pháp, luật pháp quốc gia, quốc tế, các hiến chương quốc tế nhằm bảo đảm chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ Campuchia, xây dựng đường biên giới hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển. Thủ tướng Hun Sen đã cầm quyền ở Campuchia 28 năm, cùng với Quốc vương Brunei trở thành những nhà lãnh đạo cầm quyền lâu nhất ở Đông Nam Á. Ông là người đã chèo lái đưa đất nước nghèo đói này thoát khỏi đống tro tàn của cuộc nội chiến và đạt được tăng trưởng kinh tế thông qua phát triển, du lịch và xuất khẩu may mặc.
Nếu ở cuộc bầu cử năm 2008, với chiến thắng mà đài BBC mô tả là “long trời lở đất” (giành được 90 trong tổng số 123 ghế). Trong cuộc bầu cử lần này, CPP dự kiến sẽ giành thắng lợi với ít nhất 2/3 số ghế. Với sự ủng hộ của phần đông cử tri, CPP chắc chắc sẽ giành được đa số ghế tại Quốc hội trong cuộc bầu cử ngày 28-7 bảo đảm sự ổn định chính trị-xã hội để đất nước này tiếp tục phát triển. Nhà phân tích Giulia Zino của hãng tư vấn Control Risks ở Singapore nói: “CPP gần như chắc chắn chiếm đa số tuyệt đối ở quốc hội, bảo đảm sự liên tục chính sách và ổn định chính trị cho giới đầu tư nước ngoài”.
Một trong những điểm cần ghi nhận là trong các kỳ bầu cử ở Campuchia đều có các quan sát viên trong nước và quốc tế tham gia giám sát. NEC cho biết tham gia giám sát cuộc bầu cử lần này có 291 quan sát viên quốc tế đến từ 38 quốc gia và tổ chức quốc tế, trong đó có Việt Nam, Mỹ, Anh, Pháp, Liên minh châu Âu. Tổng số quan sát viên bầu cử độc lập trong nước là 40.433 người, bên cạnh đó 7 trong số 8 đảng tham gia tranh cử đưa ra 54.226 quan sát viên giám sát cuộc bầu cử.
Ủy ban bầu cử quốc gia Campuchia (NEC) đã kết hợp với các Bộ Nội vụ, Quốc phòng đề ra kế hoạch nhằm bảo đảm an toàn, an ninh cho cuộc bầu cử. Người phát ngôn Cảnh sát Quốc gia Campuchia, Trung tướng Kirt Chantharith cho biết các lực lượng an ninh nước này đã sẵn sàng triển khai để đảm bảo an ninh và trật tự công cộng trong suốt chiến dịch vận động tranh cử hướng tới cuộc bầu cử quốc hội nhiệm kỳ V. Theo đó, khoảng 20.000 nhân viên an ninh, trật tự được triển khai trong suốt 1 tháng diễn ra chiến dịch tranh cử (từ ngày 27-6 đến 26-7) và 70.000 nhân viên trong ngày bầu cử nhằm đảm bảo an ninh cho tất cả các Đảng chính trị và cử tri. Ngoài ra, mỗi điểm bỏ phiếu sẽ được bố trí 3 nhân viên an ninh có vũ trang trong ngày bầu cử.
Theo ANTD
Quốc vương Bỉ thoái vị, truyền ngôi cho con trai
Sau 20 năm trị vì, Quốc vương Bỉ Albert đệ nhị đã chính thức thoái vị và truyền ngôi cho con trai là Thái tử Philippe, 53 tuổi. Nghi lễ được tổ chức vào đúng ngày Quốc khánh Bỉ 21/7.
Quôc vương Albert II (trái) và Thái tử Philippe (phải) tại lễ thoái vị ở Cung điện Hoàng gia.
Trong buổi lễ long trọng được tổ chức tại Cung điện Hoàng gia, Vua Albert đệ nhị đã ký vào văn bản thoái vị trước sự chứng kiến của 250 chức sắc và lãnh đạo chính trị của Bỉ.
Phát biểu sau khi thoái vị, Vua Albert đệ nhị bày tỏ tin tưởng tuyệt đối vào người con trai sẽ nối ngôi.
"Thái tử Philippe có đầy đủ những phẩm chất cần thiết để phục vụ đất nước", Vua Albert II khẳng định.
"Hãy dành cho tân Vương Philippe và Hoàng hâu Mathilde sự tham dự và ủng hô. Họ là cặp đôi tuyêt vời đang phụng sự đât nước và tôi hoàn toàn tin tưởng họ", vị vua 79 tuổi nói thêm.
Chiều cùng ngày, Thái tử Philippe đã tuyên thệ trước Quốc hội và trở thành vị vua thứ 7 của Vương quốc Bỉ. Ông thề sẽ dốc sức phụng sự và bảo vệ đất nước.
Thái tử Philippe từng theo học các trường danh tiêng Oxford, Stanford và cũng đã học làm phi công.
Tháng trước, Vua Albert đệ nhị đã thông báo sẽ thoái vị do tuổi cao, sức yếu. Khi đó, ông cũng đã kêu gọi người dân Bỉ ủng hộ con trai mình và bày tỏ mong muốn nước Bỉ, vốn bị chia rẽ thành hai miền Bắc - Nam nói tiêng Flemish và tiêng Pháp, tiêp tục đoàn kêt.
Vua Albert đệ nhị sinh ngày 6/6/1934, là con trai thứ hai của Vua Leopold III và Hoàng hậu Astrid. Ông đăng cơ ngày 9/8/1993 sau khi người anh trai là Vua Baudouin I đột ngột qua đời sau 42 năm trị vì, lâu nhất trong lịch sử Vương quốc Bỉ.
Ông từng làm trung gian dàn xêp viêc hình thành chính phủ Bỉ trong thời kỳ 2010-2011, khi nước Bỉ không có chính quyên trong suôt 541 ngày vì không có ai giành chiên thắng rõ ràng trong cuôc tông tuyên cử.
Theo Dantri
Nổ súng tại trụ sở đảng đối lập Campuchia Sáng sớm nay, một vụ nổ súng đã xảy ra tại một trong những trụ sở chính của đảng đối lập tại Campuchia, chỉ một ngày sau khi ông Sam Rainsy, nhà lãnh đạo lưu vong của đảng đối lập, trở về nước. Ông Rainsy (giữa) được chào đón khi trở về Phnom Penh Theo hãng tin AP, vụ nổ súng xảy ra...