Bầu cử Mỹ: Thất bại bẽ bàng trước ông Trump, ông Rubio dừng tranh cử
Ứng viên Tổng thống Đảng Cộng hòa Rubio ngày 15/3 đã quyết định dừng cuộc đua vào Nhà Trắng sau thất bại bẽ bàng trước ông Trump ở Florida.
Thượng Nghị sĩ Bang Florida Marco Rubio tuyên bố: “Chúa không có ý định để tôi trở thành Tổng thống vào năm 2016 hoặc có thể là mãi mãi”.
Ông Rubio sẽ không còn tham gia các chiến dịch tranh cử như thế này nữa. Ảnh AP
Tấn công cá nhân, ông Rubio phải hối tiếc
Dù không nêu đích danh đối thủ của mình- ứng viên hàng đầu của Đảng Cộng hòa Donald Trump- ông Rubio vẫn ngầm chỉ trích việc ông Trump đã đưa ra những chính sách gây chia rẽ: “Tôi kêu gọi người dân Mỹ đừng để sự sợ hãi, đừng để sự thất vọng chế ngự các bạn”.
Quyết định dừng cuộc chạy đua vào Nhà Trắng được ông Rubio đưa ra sau những thất bại liên tiếp mà Florida là “sự bẽ bàng” nhất bởi đây chính là bang mà 6 năm trước ông Rubio đã “đập tan thành trì” của một ứng viên được Đảng Cộng hòa cực kỳ ưa thích để giành ghế Thượng Nghị sĩ tại đây.
Tuy nhiên, tình thế đã hoàn toàn thay đổi trong cuộc chạy đua vào chiếc ghế Tổng thống năm 2016 khi ông hoàn toàn thất bại bởi cử tri đang cần “một người ngoài cuộc” ở bang này.
Trong những tuần cuối, ông Rubio đã tập trung hoàn toàn vào chiến dịch tranh cử ở Florida và hối thúc các cử tri tại đây ngăn chặn ông Trump “chiếm lĩnh” Đảng Cộng hòa. Thậm chí, ông còn kêu gọi cử tri ở Ohio bỏ phiếu cho Thượng nghị sĩ bang này là ông John Kasich bởi cơ hội chiến thắng của ông Kasich là cao hơn.
Dù ông Trump là đối thủ đáng gờm nhất của mình, ông Rubio hiếm khi chỉ trích trực tiếp ông Trump trong suốt chiến dịch của mình. Tuy nhiên sau thất bại cay đắng trong ngày Siêu thứ Ba (1/3) ông đã tiến hành một đợt “tấn công toàn diện” nhằm vào tính cách cá nhân của ông Trump.
Việc chăm chăm chỉ trích ông Trump (người trong ảnh) đã khiến ông Rubio phải hối tiếc. Ảnh Reuters
Trong những tuần sau đó, các cuộc “tấn công” của ông Rubio nhằm vào ông Trump ngày càng mang tính cá nhân. Tuy nhiên, chiến lược này đã bị cử tri và những người quyên góp tiền để ông tranh cử phản ứng quyết liệt và ông Rubio sau đó tuyên bố ông hối tiếc vì đã làm như vậy.
Giống như các ứng viên Đảng Cộng hòa khác, ông Rubio từng cam kết sẽ ủng hộ ứng viên cuối cùng được lựa chọn để chạy đua với ứng viên Đảng Dân chủ. Tuy nhiên, trong những ngày gần đây, ông Rubio tỏ ý muốn thay đổi quyết định này.
Theo ông Rubio, sự hỗn loạn và chia rẽ trong các cuộc tuần hành để vận động tranh cử của ông Trump, bao gồm vụ ẩu đả tại Chicago đã khiến ông nghĩ rằng, ông Trump khó có thể xứng đáng là một ứng viên Tổng thống.
Video đang HOT
Thua trên chính sân nhà
Thượng nghị sĩ 44 tuổi Rubio từng được coi là một ngôi sao sáng trên chính trường Mỹ. Tờ Time danh tiếng hồi năm 2013 đã đưa ông lên trang bìa và ca ngợi ông là “Người cứu rỗi Đảng Cộng hòa”.
Chỉ trong vòng 1 thập kỷ, từ vị trí ủy viên khu vực Tây Miami ông đã trở thành nghị sĩ bang Florida và sau đó là Chủ tịch Hạ viện bang. Vào năm 2010, ông đã giành chiến thắng trước Thượng nghị sĩ lúc đó của bang này dù ban đầu ông kém đối thủ đến hơn 50 điểm.
Ông Rubio tuyên bố tranh cử Tổng thống tại Tháp Tự do Mimami, nơi hàng nghìn người Mỹ gốc Cuba giống như ông bị coi là những người tị nạn. Ông đã cam kết hạ thuế, nới lỏng luật, thắt chặt chi tiêu ngân sách liên bang, cải cách luật nhập cư và xem xét lại hoặc thay thế hoàn toàn chương trình chăm sóc y tế ObamaCare.
Tại thời điểm đó, ông Rubio và cựu Thượng nghị sĩ bang Florida Jeb Bush là đối thủ chính trong cuộc đua vào ghế Tổng thống cho đến khi ông Trump xuất hiện và giành lấy mọi ưu thế. Ông Jeb Bush đã phải tuyên bố dừng chiến dịch tranh cử của mình sau cuộc bầu cử sơ bộ tại bang South Carolina ngày 20/2.
Trong hầu hết chiếc dịch tranh cử, ông Rubio (phải) chỉ “làm nền” để ông Trump tỏa sáng.
Tại cuộc bầu cử sơ bộ ở Iowa, ông Rubio bất ngờ đứng ở vị trí thứ 3 và gần như đánh bại được ông Trump để giành vị trí thứ 2. Sau đó, ông Rubio được cho là sẽ dễ dàng giành chiến thắng tại New Hampshire, tuy nhiên, bài phát biểu “kém một cách đáng kinh ngạc” khi nói đi nói lại về một vài điểm quan trọng và bị chỉ trích là đã “học thuộc lòng bài phát biểu” khiến ông rơi xuống vị trí thứ 5 ở bang này.
“Sự thất vọng đêm nay không phải là do các bạn mà là do tôi”, ông Rubio tuyên bố với những người ủng hộ sau thất bại “đáng quên” đó.
Sau đó, ông Rubio về nhì ở 2 bang South Carolina và Nevada nhưng vào ngày Siêu thứ Ba (1/3) ông chỉ thắng được ở một trong tổng số 11 bang. Thất bại cuối cùng của ông đến 2 tuần sau đó, tại chính nơi ông làm Thống đốc./.
Trần Khánh
Theo_VOV
Bầu cử Mỹ: Ông Sanders có chịu làm 'phó tướng' cho bà Clinton?
Nếu thất bại tại cuộc bầu cử trong nội bộ Đảng Dân chủ, một câu hỏi được đặt ra là liệu ông Sanders có chịu làm 'phó tướng' cho bà Clinton?
Theo Rolling Stones, thắng lợi vang đội trong ngày Siêu thứ Ba đang giúp bà Clinton nắm lợi thế vượt trội so với đối thủ của mình là ông Bernie Sanders và có thể tính đến cuộc bầu cử Tổng thống với đối thủ của Đảng Cộng hòa.
Trong một bản ghi nhớ gửi ngày 2/3, một ngày sau Siêu thứ Ba, người quản lý chiến dịch của bà Clinton, ông Robby Mook đã gửi một bản ghi nhớ trong đó nhấn mạnh, sắp đến lúc ông Sanders "không còn có thể san lấp khoảng cách" với bà Clinton dù ông có dẫn trước tại một vài bang khác.
Đã đến luc bà Clinton cần tính đến việc tìm người cùng ra tranh cử với mình? Ảnh AP
Như vậy, giờ đây và Clinton và các trợ lý của bà cần phải tập trung vào việc vạch ra một chiến lược để đánh bại ứng viên của Đảng Cộng hòa [rất có thể là ông Donald Trump- ND] và đưa ra danh sách những người có thể tham gia chạy đua vào chiếc ghế Phó Tổng thống cùng bà Clinton.
Ông Bernie Sanders, tại sao không?
Theo Rolling Stones, rất nhiều người có thể cười vào ý tưởng này vì ông Sanders đang tranh đua quyết liệt cùng bà Clinton. Tuy nhiên, không loại trừ khả năng cả hai đều nhận thấy liên minh Clinton- Sanders sẽ đem lại lợi ích cho họ.
Ngoài ra, trong lịch sử Đảng Dân chủ điều này không hiếm khi xảy ra khi mà cả hai ứng viên Phó Tổng thống gần đây nhất của họ là John Edwards và Joe Biden đều được lựa chọn từ chính những người đã đánh bại họ.
Ngay trong Đảng Cộng hòa, ông George H.W. Bush (cựu Tổng thống Bush cha) cũng từng được ông Ronald Reagan chọn làm ứng viên Phó Tổng thống sau khi chấp nhận thất bại trước ông Reagan.
Dù vẫn đang cạnh tranh gay gắt, ông Sanders và bà Clinton vẫn được coi là "cặp đôi hoàn hảo" để chống lại đối thủ từ Đảng Cộng hòa. Ảnh AP
Thế mạnh mà ông Sanders thể hiện trong các cuộc bầu cử sơ bộ trong nội bộ Đảng Dân chủ được coi là sự bổ sung cần thiết cho bà Clinton. Chiến lược tranh cử của ông buộc bà phải thay đổi một số ưu tiên trong quá trình tranh cử của bà trong các vấn đề như các quy định về tài chính hay bất bình đẳng về thu nhập- những vấn đề sẽ giúp bà "ghi điểm" trước các cử tri Mỹ trước thềm cuộc bầu cử Tổng thống vào tháng 11 tới.
Ngoài ra, dù "cạnh tranh khốc liệt" trong các cuộc bầu cử sơ bộ, cả ông Sanders và bà Clinton đều tỏ ra rất tôn trọng đối thủ. Trong rất nhiều các cuộc tranh luận, cả ông Sanders và bà Clinton đều thể hiện sự tương đồng của mình trước khi nêu ra những điểm khác biệt [nhiều khi chỉ trên danh nghĩa] giữa họ.
Bản thân bà Clinton cũng không loại trừ ý tưởng này. Phát biểu khi được hỏi liệu bà có chấp nhận ông Sanders là người cùng tranh cử với mình hay không, bà Clinton nói: "Chắc chắn là tôi muốn có sự thống nhất trong Đảng. Tuy nhiên, tôi không thể "cầm đèn chạy trước ô tô" trong vấn đề này. Nếu tôi may mắn được lựa chọn là ứng cử viên Tổng thống, người đâu tiên tôi sẽ gọi để trao đổi về chiến lược sắp tới của mình chắc chắn là Thượng Nghị sĩ Sanders".
Ông Sanders cũng chia sẻ quan điểm trên với bà Clinton khi được hỏi cùng câu hỏi. Ông Sanders khẳng định: "Tôi rất tôn trọng bà cựu Ngoại trưởng [Hillary Clinton]. Tôi hy vọng rằng sự tôn trọng này là từ hai phía. Và trong trường hợp xấu nhất, khi chúng tôi buộc phải sát cánh với nhau, tôi tin rằng, chúng tôi tốt hơn 100 lần so với bất kỳ cặp đôi ứng viên Đảng Cộng hòa nào".
Sau những lời lẽ như vậy, thật khó mà tưởng tượng việc Đảng Cộng hòa sẽ tính toán như thế nào để có thể đối phó với cặp đôi mà theo Rolling Stones là "không thể tương phản hơn" trong cuộc đua tranh vào Nhà Trắng.
Những cái tên còn lại
Tất nhiên, bà Clinton không thể mạo hiểm với "canh bạc tất tay" là ông Bernie Sanders. Thay vào đó, bà cũng cần có những "lá bài hộ mệnh khác cho mình".
Dù không được nhiều người biết tiếng như ông Sanders, nhưng những cái tên dưới đây rất có thể mới là người tham gia tranh cử cùng với bà Clinton thay vì ông Sanders bởi "tất cả vẫn còn đang để ngỏ".
Bộ Trưởng Lao động Tom Perez là một lựa chọn không tồi đối với bà Clinton. Bà đã từng nhận xét về ông Perez như sau: "Những người biết đến ông Perez và chứng kiến ông làm Bộ Trưởng Lao động đều rất thích ông ấy và những gì ông ấy đã làm. Tôi rất lấy làm vinh dự và hạnh phúc nếu ông ấy cùng tham gia tranh cử với tôi".
Ngoài ra, Thượng Nghị sĩ Ohio Sherrod Brown, người ủng hộ bà Clinton nhiệt thành cũng được coi là sự bổ sung cần thiết cho bà Clinton bởi những tư tưởng rất tiến bộ mà ông từng trình bày tại Thượng viện.
Việc lựa chọn ông Brown có thể giúp bà Clinton giành được chiến thắng ở một bang quan trọng như Ohio trong cuộc chạy đua với Đảng Cộng hòa vào tháng 11 tới.
Trong khi đó, ông Julián Castro lại là cái tên được nhiều người nhắc đến nhất khi đề cập đến việc ai sẽ trở thành "phó tướng" cho bà. Tên tuổi của ông được nhắc đi nhắc lại nhiều lần đến mức bà Clinton phải "úp úp mở mở" về khả năng chọn lựa ông này.
Liệu bà Clinton có chấp nhận để ông Julián Castro "làm nền" cho mình tỏa sáng? Ảnh AP
Bà Clinton chỉ nói rằng bà "khó có thể chê trách gì cậu ấy bởi cậu ấy quá giỏi". Ngoài ra, bà cũng thừa nhận, dù còn trẻ ông Castro vẫn thu hút được rất nhiều sự ủng hộ.
Cũng giống như ông Castro, ông Cory Booker là "ngôi sao đang lên" của Đảng Dân chủ, người đã từng nhiều lần đứng ra vận động tranh cử giúp bà Clinton trong các cuộc bầu cử trong nội bộ Đảng.
Khi giới thiệu ông Booker tại Iowa, bà Clinton nói: "Tôi nghĩ mọi người đều hiểu rõ tại sao chàng trai trẻ này lại quá đặc biệt như vậy. Cậu ấy đã cống hiến rất nhiều khi sống cùng với những người bị gạt ra ngoài rìa xã hội, tìm cách cải thiện cuộc sống của họ và tạo ra cơ hội về kinh tế và giáo dục cho họ".
Khi được hỏi liệu ông Booker có "đứng đầu danh sách phó tướng của mình" hay không, bà Clinton tuyên bố: "Tôi rất biết ơn cậu ấy vì đã có mặt tại đây và ủng hộ tôi trong cuộc bầu cử quan trọng này bởi không có ai mà tôi muốn sát cánh cùng hơn cậu ấy./.
Trần Khánh
Theo VOV
Ba phụ nữ Ả Rập Xê Út thắng cử hội đồng địa phương Các kết quả ban đầu cho thấy ít nhất 3 phụ nữ Ả Rập Xê Út đã giành được ghế tại các hội đồng địa phương, 1 ngày sau khi phụ nữ nước này đi bỏ phiếu và tranh cử lần đầu tiên trong lịch sử. Một phụ nữ bỏ phiếu tại thủ đô Riyadh trong cuộc bầu cử ngày 12.12 - Ảnh:...