Bầu cử Mỹ ghi nhận diễn biến khác biệt trong đợt bỏ phiếu sớm
Ngày 30-10, truyền thông Mỹ cho biết, hơn 48 triệu lá phiếu đã được bỏ trên 47 bang và thủ đô Washington D.C, trong bối cảnh chỉ còn một tuần nữa là đến ngày bầu cử Tổng thống Xứ Cờ hoa.
Cử tri Mỹ bỏ phiếu sớm tại Chicago. Ảnh: El Pais
Theo CNN, tỷ lệ bỏ phiếu trước ngày bầu cử của Mỹ đang thể hiện xu hướng thấp hơn đáng kể so với thời điểm này 4 năm trước. Vào thời điểm đó, số lượng cử tri đi bỏ phiếu trước ngày bầu cử đã đạt kỷ lục trong bối cảnh đại dịch Covid-19, với tổng số phiếu trước bầu cử chiếm hơn 30% trong số khoảng 158 triệu phiếu bầu năm 2020.
Năm nay, dữ liệu thu thập cho thấy, phần lớn cử tri đi bỏ phiếu sớm là người lớn tuổ.i hơn là người da trắng và có nhiều khả năng là người theo đảng Cộng hòa hơn so với thời điểm này 4 năm trước.
Mặc dù xu hướng bỏ phiếu sớm không thể dự đoán chính xác kết quả của một cuộc bầu cử nhưng theo giới quan sát, các dữ liệu này vẫn có thể cung cấp manh mối về những người đang bỏ phiếu, ít nhất là cho đến thời điểm hiện tại.
Trong nhiều năm, nhiều đảng viên Cộng hòa muốn bỏ phiếu vào Ngày bầu cử, trong khi đảng Dân chủ lại thể hiện mong muốn bỏ phiếu trước. Tuy nhiên, trong lần tranh cử lần này, chiến dịch của cựu Tổng thống Donald Trump đã nỗ lực hơn để khuyến khích những người ủng hộ đảng Cộng hòa bỏ phiếu sớm và bỏ phiếu qua thư, một sự thay đổi lớn so với thông điệp phản đối bỏ phiếu trước ngày bầu cử hồi năm 2020. Cụ thể, những người theo đảng Cộng hòa chiếm 35% số phiếu bầu sớm tại 27 bang, tăng từ 29% vào cùng thời điểm năm 2020. Trong khi đó, cử tri đảng Dân chủ chiếm 45% số phiếu bầu sớm tại thời điểm này năm 2020 đã giảm xuống còn 39% số phiếu bỏ sớm hiện nay.
Cử tri Mỹ lo ngại việc lạm dụng AI ảnh hưởng tới kết quả bỏ phiếu
Ngày 15/5, kết quả thăm dò dư luận cho thấy ngày càng có nhiều cử tri Mỹ bày tỏ quan ngại việc lạm dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) sẽ ảnh hưởng tới kết quả cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm 2024.
Cử tri bỏ phiếu sớm bầu cử giữa nhiệm kỳ tại Los Angeles, bang California (Mỹ). Ảnh minh họa: AFP/TTXVN
Phóng viên TTXVN tại New York dẫn kết quả thăm dò dư luận chung của Elon Poll và Trung tâm Viễn cảnh Tương lai Kỹ thuật số thuộc Đại học Elon cho biết 78% người Mỹ trưởng thành lo ngại việc lạm dụng công nghệ AI sẽ ảnh hưởng đến kết quả của cuộc bầu cử tổng thống năm nay. Kết quả thăm dò cho biết thêm 73% số người được hỏi lo ngại AI sẽ được sử dụng để thao túng phương tiện truyền thông xã hội; 70% tin rằng AI sẽ được dùng để tạo ra tin giả và 62% tin rằng AI được sử dụng để thuyết phục mọi người không đi bỏ phiếu. Cũng theo Elon Poll, 69% số người được hỏi nói họ không tin hầu hết cử tri có thể phát hiện ảnh và video giả mạo.
Trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm 2024, công nghệ AI đang đóng vai trò quan trọng đối với các hoạt động điều hành và vận động tranh cử, đồng thời làm thay đổi các chiến lược bầu cử truyền thống. Các quan chức phụ trách bầu cử của hai đảng Dân chủ và Cộng hòa đều tích cực áp dụng AI vào việc sản xuất và đăng phát bài phát biểu, video, hình ảnh của các ứng cử viên trên các nền tảng mạng xã hội và Internet. AI giúp duy trì liên tục các hoạt động tranh cử, "phủ sóng" rộng khắp và tiếp nhận phản ứng của cử tri một cách nhanh chóng.
Bên cạnh đó, AI cũng hỗ trợ hiệu quả trong việc đưa ra các phân tích về nhân khẩu học, phân tích siêu dữ liệu (bigdata), tâm lý của khối cử tri dao động và cử tri chưa đăng ký nhằm giúp các đội ngũ phụ trách tranh cử đề ra những chiến thuật hợp lý để thu hút cử tri.
Tuy nhiên, nhiều chuyên gia cũng bày tỏ quan ngại nguy cơ AI bị lạm dụng để sản xuất và lan truyền các thông tin sai lệch, thông tin sai sự thật để đán.h lừa cử tri. Các công ty công nghệ tại Mỹ đang nỗ lực cải thiện các công cụ AI nhằm đảm bảo tính xác thực và minh bạch của nội dung kỹ thuật số, qua đó đảm bảo cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm nay sẽ diễn ra một cách khách quan và công bằng.
Bầu cử Mỹ 2024: Hai ứng cử viên ráo riết cạnh tranh tại các bang chiến trường Hàng chục triệu cử tri Mỹ đã tiến hành bỏ phiếu sớm, trong khi hai ứng cử viên tổng thống Mỹ là đương kim Phó Tổng thống Kamala Harris và cựu Tổng thống Donald Trump tăng cường hoạt động tại các bang chiến trường. Sự cạnh tranh gay gắt khiến bang Pennsylvania và Georgia trở thành điểm nóng chính trị trong cuộc đua...