Bầu cử Mỹ: Donald Trump chiếm diễn đàn, Hillary Clinton gặp ‘điềm xấu’
Tỉ phú Donald Trump vẫn nổi bật trong cuộc tranh luận bên đảng Cộng hòa, trong khi cựu ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton bị công khai các email bí mật trước thềm cuộc bầu cử sơ bộ ở bang South Carolina.
Ông Donald Trump (phải) nổi bật trong cuộc tranh luận của đảng Cộng hòa – Ảnh: Reuters
Vào 21 giờ ngày 13.2 (9 giờ sáng 14.2 giờ Việt Nam), các ứng viên tranh cử tổng thống Mỹ năm 2016 của đảng Cộng hòa đã có cuộc tranh luận sôi nổi tại Greenville, bang South Carolina. Đây được xem là cuộc tranh luận “đốt nóng” trước ngày bỏ phiếu bầu cử sơ bộ tại Nam Carolina (ngày 20.2) tới.
Ngày 20.2 cũng là lúc đảng Dân chủ diễn ra cuộc bầu cử sơ bộ theo hình thức họp kín (caucus) tại bang Nevada, với Hillary Clinton và Bernie Sanders là những đối thủ chính.
Donald Trump lại “chiếm diễn đàn”
Như thường lệ, các cuộc tranh luận của đảng Cộng hòa luôn diễn ra cực kỳ sôi nổi và tràn ngập những lời chỉ trích lẫn nhau giữa các ứng viên.
Sau hai cuộc bầu cử sở bộ ở bang Iowa và New Hampshire, lúc này đảng Cộng hòa thu hẹp với 6 ứng viên tranh cử tổng thống sáng giá gồm: Donald Trump, Ted Cruz, Jeb Bush, John Kasich, Marco Rubio và Ben Carson, theo AFP ngày 14.2.
Ông Donald Trump là tâm điểm ở cuộc tranh luận bên đảng Cộng hòa ở Greenville, South Carolina – Ảnh: AFP
Video đang HOT
Để bảo vệ lợi thế từ 35% tỉ lệ ủng hộ tại New Hampshire trước đó, ông Trump lập tức “chĩa mũi dùi” vào ứng viên Ted Cruz, nghi ngờ tư cách ứng cử tổng thống của Thượng nghị sĩ này.
Đồng thời, Jeb Bush cũng là đối tượng chỉ trích của Trump. Hai người đã tranh cãi gay gắt về chính sách của cựu tổng thống George W. Bush (anh trai của Jeb Bush) tại Trung Đông, đặc biệt là Iraq. Đáp lại, ông Jeb Bush chỉ trích ông Donald Trump về ý tưởng ủng hộ sự can thiệp của Nga trong cuộc chiến chống Nhà nước Hồi giáo (IS) tại Syria, theo The New York Times.
Việc ông Donald Trump trở thành tâm điểm trong cuộc tranh luận trên cũng bắt nguồn từ các cuộc khảo sát cho thấy tỉ lệ ủng hộ của ông ở South Carolina khá cao, do đó vô tình làm đối tượng công kích của các ứng viên tranh cử tổng thống còn lại. Ngoài các phát ngôn ca ngợi Tổng thống Nga Vladimir Putin, ông Trump cũng tiếp tục gặp chỉ trích về tư tưởng bài xích người nước ngoài, người Hồi giáo…
Trong số các nhân vật thuộc đảng Cộng hòa tranh luận lần này, Thống đốc bang Ohio, ông John Kasich tỏ ra điềm tĩnh hơn cả. Theo nhận xét của truyền thông Mỹ, John Kasich đã đứng thứ hai tại lần bầu cử New Hampshire, nên đã cố giữ hình ảnh trung dung của mình bằng cách “đánh thức” phần còn lại rằng không nên công kích cá nhân quá nhiều.
Ông nói: “Tôi nghĩ rằng chúng ta chỉ đang sửa soạn đầy đủ để thua Hillary Clinton (bên đảng Dân chủ) nếu không ngăn chặn điều này”.
Hillary Clinton bị công khai email
Trong lúc các ứng viên tranh cử tổng thống đảng Cộng hòa tranh luận, hai nhân vật đứng đầu đảng Dân chủ Bernie Sanders và Hillary Clinton đã tới bang Colorado hôm 14.2. Họ sẽ cùng ở khách sạn Sheraton ở Denver cho buổi ăn tối thường niên của đảng Dân chủ, theo ABC News.
Bà Clinton đã xếp sau ông Sanders ở cuộc bỏ phiếu ở New Hampshire, và dự kiến sẽ gặp khó khăn nhiều hơn khi đảng Dân chủ bầu cử theo hình thức họp kín ở bang Nevada vào ngày 20.2 tới.
Bà Clinton (phải) đang gặp bất lợi trước ông Bernie Sanders vì những email mới được công bố – Ảnh: Reuters
Hôm 13.2, Bộ Ngoại giao Mỹ đã công khai thêm 551 email bí mật của bà Clinton, với độ dài hơn 1.000 trang. Những email này là vụ lùm xùm lâu nay của bà Clinton, khi cựu đệ nhất phu nhân Mỹ bị cáo buộc làm việc sai quy cách vì dùng email cá nhân cho công việc trong lúc làm ngoại trưởng Mỹ giai đoạn 2009 – 2013.
Những email được phân loại “bí mật” của bà Clinton đến nay bao gồm ý kiến của bà trong các thông điệp thảo luận về căng thẳng trên bán đảo Sinai (Ai Cập), chuyến thăm của ông John Kerry đến Pakistan sau cái chết của trùm khủng bố Osama bin Laden (năm 2011), và những cuộc đàm phán giữa người Israel và Palestine, theo The New York Times. Đây là 3 loại email được phân nhóm bí mật, mức cao nhất trong số các email cá nhân của bà Clinton.
Những đợt công bố email sẽ ảnh hưởng lớn tới tham vọng ứng cử của bà Clinton. CNN ngày 14.2 dẫn lời Michael Flynn, cựu giám đốc Cơ quan tình báo Quốc phòng Mỹ nói rằng bà Clinton nên rút lui khỏi cuộc đua tranh cử tổng thống, chỉ trích bà thiếu trách nhiệm trong hành động.
Vào ngày 20.2 tới, đảng Cộng hòa sẽ có buổi bỏ phiếu tại bang South Carolina, trong khi đảng Dân chủ sẽ bầu cử sơ bộ theo hình thức họp kín (caucus) tại bang Nevada. Đến ngày 23.2, đến lượt đảng Cộng hòa thực hiện bỏ phiếu bằng họp kín ở Nevada, và ngày 27.2 là lúc đảng Dân chủ bỏ phiếu ở Nam Carolina. Ngày 1.3 tới sẽ được gọi là “Siêu thứ 3″, với các cuộc bỏ phiếu và họp kín được thực hiện đồng loạt trên 15 tiểu bang bao gồm: Alabama; Alaska (họp kín, đảng Cộng hòa); khu vực American Samoa (hay Samoa thuộc Mỹ, họp kín của đảng Dân chủ); Arkansas; Colorado (họp kín); Georgia; Massachusetts; Minnesota (họp kín); Bắc Dakota (họp kín); Oklahoma; Tennesee; Texas; Vermont; Virginia; Wyoming (họp kín, đảng Cộng hòa).
Nhật Đăng
Theo Thanhnien
Bất ngờ đầu tiên trong cuộc đua vào Nhà Trắng
Sáng 2.2 (giờ VN), tại Mỹ đã diễn ra cuộc bỏ phiếu đầu tiên trong nội bộ 2 đảng Cộng hòa và Dân chủ nhằm chọn ra ứng viên đại diện tranh cử tổng thống và theo truyền thống, bang Iowa là nơi cuộc đua bắt đầu.
TNS Ted Cruz phát biểu sau khi giành chiến thắng kết quả bầu cử sơ bộ caucus ở Des Moines, bang Iowa, ngày 1.2. Bên phải là vợ ông, bà Heidi Cruz - Ảnh: AFP
Bất ngờ đã xảy ra trên đường đua của đảng Cộng hòa khi theo AP, thượng nghị sĩ Ted Cruz đánh bại tỉ phú Donald Trump với tỷ số 28% so với 24%. Khiến giới quan sát ngạc nhiên không kém là người về thứ ba, thượng nghị sĩ Marco Rubio, đạt 23% số phiếu và áp sát ông Trump. Trước đó, nhiều người dự đoán ông Rubio chỉ có thể đạt khoảng 15 - 18% số phiếu.
Trong mọi cuộc trưng cầu kể từ khi chiến dịch vận động tranh cử của Mỹ diễn ra, tỉ phú Trump luôn dẫn đầu về tỷ lệ ủng hộ bên đảng Cộng hòa. Theo giới quan sát, diễn biến mới nhất cho thấy nhiều người tỏ ra bị cuốn hút bởi thái độ quyết liệt và những phát ngôn gây tranh cãi của ông Trump nhưng khi thật sự bỏ phiếu "nghiêm túc" thì họ phải thận trọng hơn.
Trong khi đó, phía Dân chủ lại chứng kiến trận so kè vô cùng sít sao giữa cựu Ngoại trưởng Hillary Clinton và thượng nghị sĩ Bernie Sanders khi cả hai đều nhận được xấp xỉ 50% số phiếu. Tuy nhiên, đến chiều qua, Reuters dẫn thông báo của chi bộ đảng Dân chủ tại Iowa cho biết bà Clinton thắng cuộc với chênh lệch chưa đến 10 phiếu. Vì thế, phe ông Sanders vẫn tuyên bố kết quả trên "coi như là hòa".
Chiến thắng này đặc biệt có ý nghĩa với cựu Ngoại trưởng Mỹ khi trong kỳ bầu cử năm 2008, bà bất ngờ thất bại tại Iowa trước gương mặt khi đó còn ít tên tuổi là Barack Obama để rồi mất luôn quyền đại diện đảng tranh cử vào tay ông.
Cuộc bầu cử nội bộ tiếp theo sẽ diễn ra tại bang New Hampshire vào ngày 9.2.
Thụy Miên
Theo Thanhnien
Kết quả bầu cử sơ bộ ở Iowa: Bà Clinton và ông Cruz dẫn đầu Không nhiều bất ngờ sau kết quả bầu cử sơ bộ theo hình thức họp kín (caucus) ở bang Iowa mở màn chiến dịch tranh cử tổng thống Mỹ ngày 1.2, nhưng tỉ phú Donald Trump không đứng đầu đảng Cộng hòa như dự kiến. Cuộc bầu cử sơ bộ theo hình thức họp kín tại bang Iowa, khởi đầu chiến dịch bầu...