Bầu cử Mỹ 2024: Ba lý do có thể khiến bà Harris thất cử
3 lý do chính có thể dẫn đến việc bà Harris thất cử: sự suy giảm ủng hộ từ cử tri truyền thống, thiếu sự chuẩn bị cho cuộc đua cấp quốc gia và thiếu thông điệp rõ ràng.
Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris phát biểu trong cuộc vận động tranh cử ở Washington ngày 29/10/2024. Ảnh: Kyodo/TTXVN
Trong cuộc đua vào Nhà Trắng năm 2024, Phó Tổng thống Kamala Harris đang đối mặt với một số thách thức lớn. Cố vấn chính trị Kenneth L. Khachigian, người chuyên viết diễn văn cho cố Tổng thống Mỹ Ronald Reagan và từng là trợ lý của cố Tổng thống Mỹ Richard Nixon, mới đây đã chỉ ra ba lý do chính có thể khiến bà Harris thất bại trong bầu cử trên tờ Wall Street Journal.
Thứ nhất, sự suy giảm ủng hộ từ cử tri truyền thống của đảng Dân chủ. Theo ông Khachigian, hàng trăm nghìn đảng viên Dân chủ kỳ cựu không thể hình dung bà Harris là người kế thừa xứng đáng của những nhà lãnh đạo huyền thoại như Franklin D. Roosevelt, Harry Truman, John F. Kennedy hay Lyndon Johnson. Khoảng cách này quá lớn đến mức ngay cả chiến dịch quảng cáo trị giá hàng tỷ USD cũng khó có thể thu hẹp.
Thứ hai, sự thiếu chuẩn bị cho cuộc đua chính trị cấp quốc gia. Dù đã có gần bốn năm với cương vị Phó Tổng thống Mỹ, bà Harris được cho là đã không tận dụng cơ hội để khẳng định vị thế của mình. Thay vào đó, bà vẫn phải dựa vào sự hậu thuẫn từ những người bảo trợ như cựu Tổng thống Barack Obama và các phương tiện truyền thông quốc gia trong nỗ lực nhằm ngăn cản cựu Tổng thống Donald Trump tái đắc cử. Điều này phần nào cho thấy bà là “nạn nhân của chính sự thành công của mình” khi leo lên nấc thang quyền lực mà thiếu đi những thử thách thực sự.
Lý do thứ ba là việc thiếu vắng một thông điệp rõ ràng và khác biệt. Khi được hỏi trên chương trình “The View” về những điều bà sẽ làm khác so với Tổng thống Joe Biden, bà Harris đã không thể đưa ra câu trả lời thuyết phục. Thay vào đó, bà chọn cách gắn mình với những chính sách hiện tại của chính quyền Tổng thống Biden.
Điều này có thể phản tác dụng trong bối cảnh cử tri đang tìm kiếm một thông điệp mới mẻ và mạnh mẽ hơn. Những nỗ lực vận động cuối cùng như việc huy động những người nổi tiếng như Bruce Springsteen, Willie Nelson và Michelle Obama có thể không đủ để thay đổi tình thế.
Với những yếu tố trên, ông Khachigian cho rằng cử tri có thể sẽ nghiêng về phía một ứng viên có kinh nghiệm và thành tích đã được chứng minh, thay vì đặt niềm tin vào một nhân vật chính trị còn nhiều điều cần phải chứng minh như bà Harris.
Video đang HOT
Trước cuộc bỏ phiếu ngày 5/11, liệu bà Harris có thể khắc phục những điểm yếu này và tạo nên bất ngờ trong cuộc đua vào Nhà Trắng? Câu trả lời sẽ chỉ có thể được làm rõ thông qua lá phiếu của cử tri Mỹ.
Chính quyền Mỹ âm thầm thay đổi chiến lược đối với Ukraine?
Chính quyền Mỹ và châu Âu được cho là đang âm thầm chuyển trọng tâm từ ủng hộ mục tiêu chiến thắng hoàn toàn của Ukraine trước Nga sang cải thiện vị thế của nước này trong cuộc đàm phán nhằm chấm dứt chiến tranh.
Ngày 12/12/2023, tại cuộc hội đàm ở Nhà Trắng với Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky (trái), Tổng thống Mỹ Joe Biden cho biết nước này sẽ tiếp tục hỗ trợ Ukraine, ngay cả khi các nghị sĩ đảng Cộng hòa phản đối cung cấp viện trợ bổ sung cho Kiev. Ảnh: AFP/TTXVN
Trong bối cảnh viện trợ của Mỹ và châu Âu cho Ukraine hiện đang gặp nguy hiểm nghiêm trọng, chính quyền Tổng thống Biden và các quan chức châu Âu đang âm thầm chuyển trọng tâm từ ủng hộ mục tiêu chiến thắng hoàn toàn của Ukraine trước Nga sang cải thiện vị thế của nước này trong một cuộc đàm phán cuối cùng nhằm chấm dứt chiến tranh. Thông tin này được một quan chức chính quyền Mỹ và một nhà ngoại giao châu Âu cho hay. Một cuộc đàm phán như vậy có thể đồng nghĩa là Ukraine phải nhường một phần lãnh thổ cho Nga.
Nhà Trắng và Lầu Năm Góc công khai khẳng định không có thay đổi chính thức nào trong chính sách hành chính - rằng họ vẫn ủng hộ mục tiêu của Ukraine là buộc quân đội Nga rút hoàn toàn khỏi đất nước. Nhưng cùng với chính người Ukraine, các quan chức Mỹ và châu Âu được cho là đang thảo luận về việc tái triển khai lực lượng của Kiev khỏi cuộc phản công bất thành từ mùa hè để tạo lập một vị trí phòng thủ mạnh mẽ hơn chống lại lực lượng Nga ở phía Đông.
Nguồn tin nói trên cho biết, nỗ lực này cũng liên quan đến việc củng cố các hệ thống phòng không và xây dựng công sự, vật cản bằng dây thép gai, chướng ngại vật chống tăng và mương dọc biên giới phía Bắc Ukraine với Belarus. Ngoài ra, chính quyền Mỹ cũng đang tập trung vào việc phục hồi nhanh chóng ngành công nghiệp quốc phòng của Ukraine để cung cấp các loại vũ khí rất cần thiết mà Quốc hội Mỹ còn đang lưỡng lự thay thế để viện trợ cho Kiev.
Nguồn tin trên nói với tờ Politico rằng phần lớn sự chuyển đổi chiến lược sang phòng thủ này nhằm mục đích củng cố vị thế của Ukraine trong bất kỳ cuộc đàm phán nào trong tương lai. Vị quan chức giấu tên - cũng là một phát ngôn viên của Nhà Trắng, cho biết: "Đó là lý thuyết xuyên suốt của chúng tôi về vấn đề - cách duy nhất để cuộc chiến này kết thúc thông qua đàm phán".
"Chúng tôi muốn Ukraine có được lực lượng mạnh nhất có thể khi điều đó xảy ra". Tuy nhiên, người phát ngôn trên nhấn mạnh rằng chưa có cuộc đàm phán nào được lên kế hoạch và lực lượng Ukraine vẫn đang tấ.n côn.g ở nhiều nơi nhằm vào Nga. Nguồn tin nói thêm: "Chúng tôi muốn họ có vị thế mạnh mẽ hơn để giữ lãnh thổ của mình. Nhưng không phải là chúng tôi không khuyến khích họ tiến hành bất kỳ cuộc tấ.n côn.g mới nào".
Đối với Tổng thống Biden, việc điều hướng cuộc chiến kéo dài gần hai năm với một chiến dịch bầu cử quyết liệt sẽ là khó khăn lớn nhất. Trong khi giúp Ukraine chuyển sang thế phòng thủ hơn, chính quyền Biden lại không thể cho phép mình trao lợi thế cho Nga.
Một quan chức Quốc hội Mỹ giấu tên cho biết: "Những cuộc thảo luận [về các cuộc đàm phán hòa bình] đang bắt đầu, nhưng [chính quyền] không thể lùi bước một cách công khai vì rủi ro chính trị".
Quân nhân Ukraine tuần tra quanh căn cứ quân sự ở vùng Donetsk ngày 4/2/2023. Ảnh: AFP/TTXVN
Trong một cuộc phỏng vấn hôm 21/12, John Kirby, người đứng đầu bộ phận truyền thông chiến lược tại Hội đồng An ninh Quốc gia, nói rằng với việc Washington "gần hết khả năng" cung cấp hỗ trợ quân sự cho người Ukraine vì đảng Cộng hòa đã chặn yêu cầu của Tổng thống về số tiề.n viện trợ khoảng 60 tỷ USD, chính quyền Tổng thống Biden đang "tập trung rất nhiều vào việc giúp đỡ Kiev tấ.n côn.g và phòng thủ".
Ông Kirby nói: "Chúng tôi đang có những cuộc trò chuyện hàng ngày với người Ukraine về chiến trường, về nhu cầu và ý định của họ". Nhưng ông nói thêm: "Tôi sẽ không điện báo cho người Nga biết chiến lược của Ukraine trong những tháng tới".
Tại cuộc họp báo vào đầu tháng 12, Tổng thống Zelensky cho biết Ukraine đang chuẩn bị các đề xuất mới để chấm dứt chiến tranh nhưng nói thêm rằng ông sẽ không thay đổi yêu cầu Nga rút toàn bộ lực lượng. Ông Kirby tái khẳng định đường lối hành chính rằng "chúng tôi không đưa ra các điều khoản cho Tổng thống Zelensky". Thay vào đó, Nhà Trắng đang giúp ông Zelensky "thực hiện" đề xuất hòa bình của riêng mình "với những người đối thoại trên khắp thế giới".
Trong năm qua - khi sự ủng hộ về quân sự ở Đồi Capitol đối với Ukraine giảm nhanh và cuộc phản công của Ukraine không đi đến chiến thắng - Tổng thống Biden đã chuyển từ cam kết hỗ trợ Ukraine "chừng nào còn cần thiết" sang nói rằng Mỹ sẽ cung cấp hỗ trợ "miễn là chúng tôi có thể" và cho rằng Ukraine đã giành được "một chiến thắng to lớn rồi. Ông Putin đã thất bại".
Một số nhà phân tích tin rằng đó là "mật mã" cho thông điệp: Hãy sẵn sàng tuyên bố chiến thắng một phần và tìm cách đạt được ít nhất một thỏa thuận đình chiến hoặc ngừng bắ.n với Moskva (điều sẽ khiến Ukraine bị chia cắt một phần).
Ngày 26/4/2023, Tư lệnh Không quân Ukraine Mykola Oeshchu thông báo hệ thống phòng không Patriot bắt đầu thực hiện nhiệm vụ ở Ukraine từ tháng 4/2023, giúp Kiev bảo vệ bầu trời khỏi các tên lửa đạn đạo. Ảnh: Hệ thống tên lửa phòng không Patriot tại Kahramanmaras, miền Nam Thổ Nhĩ Kỳ. Ảnh: AFP/TTXVN
George Beebe, cựu giám đốc phân tích về vấn đề Nga của CIA, hiện là giám đốc chiến lược của Viện Quản lý Nhà nước có trách nhiệm Quincy, cho biết: "Nhận xét về chiến thắng của ông Biden có ưu điểm là đúng. Nhưng thời gian đã trở thành một bất lợi rõ ràng đối với nhân lực và năng lực công nghiệp của Ukraine, và điều đó đúng ngay cả khi phương Tây tiếp tục hỗ trợ. Chuyện này càng kéo dài thì chúng ta càng phải nhượng bộ trước chỉ để đưa người Nga ngồi vào bàn đàm phán."
Việc chuyển sang phòng thủ có thể giúp Ukraine có thêm thời gian cần thiết để cuối cùng buộc Nga phải đạt được một thỏa hiệp có thể chấp nhận được. Anthony Pfaff, chuyên gia tình báo tại Đại học Chiến tranh Quân đội Mỹ, nhận xét: "Rất có thể việc chuyển sang thế phòng thủ sẽ cho phép người Ukraine bảo tồn tài nguyên trong khi khiến cho bước tiến của Nga trong tương lai khó có thể xảy ra".
Một nhà ngoại giao châu Âu làm việc Washington giấu tên cho biết, Liên minh châu Âu (EU) cũng đang đưa ra cảnh báo đẩy nhanh tư cách thành viên của Ukraine trong NATO để "đặt Kiev vào vị thế tốt nhất có thể để đàm phán" với Moskva.
Đó là một điểm chú ý đối với Tổng thống Putin, người được cho là chủ yếu quan tâm đến thỏa thuận chiến lược với Washington, theo đó Ukraine sẽ không gia nhập NATO. Tuy nhiên lúc này, chính quyền Mỹ tiếp tục công khai khẳng định rằng tư cách thành viên NATO của Ukraine hiện không được đàm phán. Người phát ngôn Nhà Trắng John Kirby lưu ý: "Tổng thống Biden đã nói rất rõ ràng rằng NATO sẽ có mặt trong tương lai của Ukraine".
Ukraine cũng không phải là mặt trận lớn duy nhất mà Tổng thống Biden đang cố gắng chấm dứt chiến tranh và tránh những tin tức xấu trong năm bầu cử. Ở Trung Đông, chính quyền Mỹ đang thực hiện một loạt chuyến thăm ngoại giao rầm rộ tới Israel - gần đây nhất là chuyến thăm vào tuần trước của Bộ trưởng Quốc phòng Lloyd Austin và Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân, Tướng C.Q. Brown - để ngăn chặn người Israel gây ra thảm họa nhân đạo lớn hơn ở Gaza và leo thang thành một cuộc chiến rộng hơn chống lại Hezbollah, gây căng thẳng cho toàn bộ khu vực. Các cuộc thăm dò cho thấy cam kết ủng hộ không giới hạn trước đó của ông Biden đối với cuộc trả đũa của Israel đang khiến ông mất đi sự ủng hộ, đặc biệt là ngay trong các thành viên đảng Dân chủ.
Bầu cử Mỹ 2024: Hai ứng cử viên đối đầu trong chặng đua nước rút cuối cùng Trong khi bà Harris kêu gọi sự đoàn kết và cảnh báo về mối đ.e dọ.a cho nền dân chủ, ông Trump tiếp tục thúc đẩy chính sách "Nước Mỹ trên hết" với những tuyên bố mạnh mẽ về cải tổ chính quyền. Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris (trái) và cựu Đệ nhất phu nhân Michelle Obama tại chiến dịch vận động...