Bầu cử không phải là “thần dược” cho khủng hoảng ở xứ Chùa Vàng
Cuộc phô diễn sức mạnh to lớn trên các đường phố Bangkok hôm nay của những người biểu tình chống chính phủ, vốn muốn nhổ tận rễ “chính quyền Thaksin”, là dấu hiệu mạnh mẽ cho thấy bầu cử không thể chấm dứt xung đột chính trị dai dẳng tại Thái Lan.
Thủ tướng Yingluck ngày 9/12 đã giải tán quốc hội và kêu gọi tổ chức bầu cử sớm.
Sau nhiều tuần diễn ra các cuộc biểu tình trên đường phố, Thủ tướng Thái Lan Yingluck Shinawatra ngày 9/12 đã thông báo quyết định giải tán quốc hội và tổ chức bầu cử sớm vào ngày 2/2/2014.
Nhưng với nhiều trong số 140.000 người biểu tình xuống đường ở thủ đô Bangkok, đưa Thái Lan thoát khỏi sự ảnh hưởng của bà Yingluck và người anh trai Thaksin Shinawatra – vị thủ tướng bị lật đổ trong cuộc đảo chính 7 năm trước – là mục tiêu lớn hơn chuyện giữ vững nền dân chủ.
“Chúng tôi không muốn bầu cử”, Kamlai Supradith, 70 tuổi, người đã tham gia biểu tình chống chính phủ hơn 1 tháng qua, cho biết.
“Chúng tôi muốn tống cổ cả gia đình họ. Họ thật tồi tệ. Họ làm tổn thương đất nước này và thậm chí không kính trọng Quốc Vương… Chúng tôi phải nhổ tận rẽ”, ông Kamlai nói.
Trong những năm gần đây, những chia rẽ về địa lý và giai cấp sâu sắc trong xã hội Thái Lan đã gây ra sự căm ghét giữa những người sống ở vùng nông thôn, tầng lớp lao động ủng hộ ông Thaksin và tầng lớp trung lưu sống, thượng lưu sống ở đô thị và trung thành với hoàng gia.
Các đảng ủng hộ ông Thaksin đã giành chiến thắng trong tất cả các cuộc bầu cử kể từ năm 2001, mà gần đây nhất là chiến thắng áp đảo của Thủ tướng Yingluck hồi năm 2011 mặc dù người anh trai đang sống lưu vong ở nước ngoài.
Vấp phải các thất bại liên tiếp trong các phòng phiếu, dường như những người biểu tình chống chính phủ muốn bầu cử, David Streckfuss, một giảng viên đại học tại Thái Lan, nhận định.
Một chính phủ đoàn kết dân tộc sau cuộc bầu cử có thể là một khả năng, nhưng cũng có thể là một cuộc đảo chính quân sự, mặc dù khả năng thứ 2 ít xảy ra, ông David nói thêm.
Video đang HOT
“Quân đội vẫn nhớ rằng cuộc đảo chính năm 2006 không đạt được mục tiêu là loại bỏ ông Thaksin. Thực tế, cuộc đảo chính có vai trò trong việc làm suy yếu những người ủng hộ Thaksin về mặt chính trị. Một cuộc đảo chính mới có thể bị phản đối và dẫn tới sự chia rẽ sâu sắc hơn”, ông David nhận định.
“Nền dân chủ không có tác dụng”
Nhiều người biểu tình đã kêu gọi một “chính phủ của nhân dân” mà không cần bầu cử, với các thành viên có thể được các công tố viên chọn lựa và sau đó do Quốc Vương phê chuẩn – một yêu cầu bị Thủ tướng Yingluck bác bỏ là trái với hiến pháp.
“Nền dân chủ không có ý nghĩa gì tại Thái Lan lúc này. Thaksin đã phá hoại nền dân chủ của chúng tôi”, Eddy, một người biểu tình, cho biết.
Ông Eddy đã nhắc lại cáo buộc lâu nay của phe đối lập – vốn bị nhiều chuyên gia độc lập bác bỏ – rằng chiến thắng của ông Thaksin trong các cuộc bỏ phiếu chỉ nhờ vào việc mua phiếu tràn lan.
“Chỉ có tầng lớp trung lưu mới biết chính trị là gì. Họ phải quyết định. Chúng tôi là một lực lượng có thể hàn gắn lại Thái Lan”, Eddy nói.
Lòng căm ghét sâu sắc đối với gia đình Thaksin là một tín hiệu rõ ràng trong các cuộc biểu tình. Một số người biểu tình đã kêu gọi lưu đày hoặc thậm chí xử tử cả gia đình ông này, trong khi những người khác so sánh họ với trùm phát xít Đức Adolf Hitler.
Ôn Thaksin được nhiều người ở ngoại ô Bangkok ủng hộ, đặc biệt là người dân ở phía bắc và đông bắc Thái Lan, bởi các chính sách ủng hộ người nghèo.
Nhưng cựu chính trị gia tỷ phú cũng bị tầng lớp thượng lưu, trung lưu ở Bangkok và người dân miền nam Thái Lan chỉ trích. Ông Thaksin còn bị coi là tham nhũng và là mối đe dọa đối với chế độ quân chủ.
Đòi hỏi của lãnh đạo biểu tình là vô lý
Sự căm ghét này sẽ đi đến đâu là một câu hỏi chưa có lời giải, trong khi lãnh đạo biểu tình Suthep Thaugsuban tuyên bố sẽ tiếp tục điều mà ông này miêu tả là “cuộc cách mạng của nhân dân” nhằm chống lại chính phủ dân cử.
“Điều mà ông Suthep muốn là nhằm loại bỏ gia đình Shinawatra khỏi Thái Lan và sau đó nhổ tận rễ chính quyền Thaksin. Điều này tất nhiên là vô lý”, nhà cựu ngoại giao Thái Pavin Chachavalpongpun và hiện là giảng viên tại Trung tâm nghiên cứu Đông Nam Á tại Đại học Kyoto, Nhật Bản, nói.
“Kể từ bây giờ mọi chuyện sẽ trở nên không dễ dàng”, ông Chachavalpongpun cho biết, nói thêm rằng đảng Dân chủ đối lập “thậm chí không có kế hoạch gì thêm ngoài việc biến tình hình trở nên khó kiểm soát”.
Khó khăn cho bà Yingluck lúc này là đảng Dân chủ có thể tẩy chay bầu cử, kéo dài cuộc khủng hoảng, chuyên gia Chris Baker, đồng tác giả một cuộc hồi ký của ông Thaksin, nói.
Đối với nhiều người biểu tình, trong đó có Eddy, bầu cử giờ đây là không thích hợp.
“Đây không phải là nền dân chủ. Đây là vì cái tốt và cái xấu”, Eddy nói.
Theo Dantri
Thủ tướng Yingluck giải tán hạ viện, nhưng vẫn cầm quyền
Sang nay (9-12), thủ tướng Thai Lan Yingluck Shinawatra đa tuyên bố giải tán ha viên và tiến hành bầu cử sớm, trong lúc hàng nghìn người biểu tình chống chính phủ xuống đường tuần hành.
Trong bai phat biêu trên truyên hinh, ba Yingluck cho răng kê tư khi nhâm chưc vao thang 8-2011, chinh phu đa cam kêt giai quyêt moi cuôc khung hoang đê thuc đây sư hoa giai trong xa hôi, nhưng sư chia re va xung đôt trong xa hôi vân con. Cac đang phai chinh tri vân đang đâu tranh gianh quyên lưc, va đât nươc nay đa phai chiu qua nhiêu đau thương.
"Do đo, ha viên se bi giai tan đê trao quyên lưc cho nhân dân vao thơi điêm quan trong nay, đê nhân dân quyêt đinh lôi thoat cho đât nươc va tôi đã đệ trình sắc lệnh giai tan Ha viên lên Hoàng gia", thủ tướng Yingluck cho biêt.
Hiên tai, quyêt đinh giai tan quôc hôi vân đang chơ hoang gia Thai Lan phê chuân.
Thủ tướng Yingluck con cho biết sau khi giai tan ha viên chinh phu cua bà vẫn tiêp tuc hoat đông va ba vân đảm nhiệm cương vi thủ tướng cho đến khi quôc hôi mơi đươc bâu ra. "Tôi sẽ thảo luận với ủy ban bầu cử để chọn ngày bầu cử sớm nhất có thể," bà nói.
Cuộc khủng hoảng chính trị Thái Lan sẽ còn tiếp diễn sau khi giải tán hạ viện?
Quyết định này của bà Yingluck được đưa ra sau khi đảng Dân chủ đôi lâp tuyên bô toàn bộ 153 nghị sĩ cua đảng đa từ chức tập thể vao tôi chu nhât. Động thái này không thể ngăn cản đảng Pheu Thai cầm quyền thông qua các điều luật mới, nhưng làm lung lay tính hợp pháp của quốc hội.
Phat biêu trong cuôc phong vân vơi kênh truyên hinh đia phương Bluesky, nha lanh đao đang Dân chu Abhisit Vejjajiva noi: "Chúng tôi quyết định từ chức nghị sĩ để tham gia tuần hành cùng người dân chống lại chế độ Thaksin."
Ông cho răng viêc giai tan ha viên la môt cach đê chinh phu thê hiên trach nhiêm đôi vơi tinh hinh chinh tri hiên tai va tuyên bô đang Dân chu se tiêp tuc thưc hiên nhiêm vu như môt đang chinh tri sau khi ha viên giai tan.
Ông Abhisit Vejjajiva - nha lanh đao Đang Dân chu
Trong khi đo, tư sang sơm ngày 9-12, hàng nghìn người biểu tình Thái Lan, trong đo co ông Abhisit Vejjajiva, đa đô xuống đường tuần hành chống chính phủ, hưởng ứng lời kêu gọi lât đô chinh phu của ông Suthep Thaugsuban, lãnh tụ phe phản đối. "Sống hay chết, thắng hay bại, chúng ta sẽ biết vào ngày thứ hai, 9-12," ông Suthep tuyên bô.
"Cuộc biêu tinh vẫn sẽ được tiến hành. Mục đích của chúng ta là tận diệt chính quyền Thaksin. Quốc hội có thể bị giải tán, cuộc bầu cử mới có thể được tiến hành, nhưng chính quyền Thaksin vẫn còn ở đó," ông Suthep khăng đinh.
Cac nha lanh đao biêu tinh cho răng giai tan quôc hôi la không đu va yêu câu chinh phu tư chưc va thanh lâp môt "hôi đông nhân dân" đê tim ra môt thu tương va nôi cac không qua bâu cư.
Theo ANTD
Tìm lối thoát cho khủng hoảng Quyết định của Thủ tướng Yingluck giải tán Quốc hội và kêu gọi một cuộc bầu cử mới là diễn biến bất ngờ, nhưng liệu đó có phải là lối thoát cho cuộc khủng hoảng chính trị hiện nay ở Thái Lan hay không? Phe đối lập biểu tình đòi Thủ tướng từ chức tại Thủ đô Bangkok hôm 9-12 Phát biểu trên...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Mỹ quyết tâm tự chủ trong các lĩnh vực công nghệ chủ chốt

Bất ngờ với thời hiệu của 'gói miễn thuế đối ứng' mới của chính quyền Tổng thống Trump

Tuyên bố mới nhất của Nhà Trắng về cuộc chiến thuế quan với Trung Quốc

Quyết định của Trung Quốc đặt ra câu hỏi cấp bách với chuỗi cung ứng quốc phòng của Mỹ

Mỹ và Nga lên tiếng về kết quả đàm phán hạt nhân Washington-Tehran

Ngành đồ chơi Mỹ 'khóc ròng' vì thuế nhập khẩu 145%

Chuyên gia đánh giá về chiến lược linh hoạt của ASEAN với chính sách thuế quan của Mỹ

Iran thông báo về kết quả cuộc đàm phán mới nhất với Mỹ tại Oman

Bí ẩn về người phụ nữ mang thai và giáo phái Nga ở Argentina

Apple hưởng lợi lớn từ thông báo miễn thuế đối ứng mới của Tổng thống Trump

Khai mạc EXPO 2025: Chung tay kiến tạo tương lai bền vững

Bất ngờ vì láng giềng của Dải Ngân hà đang bị xé toạc
Có thể bạn quan tâm

Đến Côn Đảo vào mùa hè là lựa chọn lý tưởng để tránh nóng
Du lịch
14:12:24 13/04/2025
Đã bước đầu khống chế được cháy rừng ở Bình Liêu
Tin nổi bật
14:10:28 13/04/2025
Hoa hậu Thùy Tiên kiếm được bao nhiêu tiền?
Sao việt
14:02:41 13/04/2025
HOT: Goo Hye Sun có bạn trai mới, công khai tình tứ với đối phương sau 5 năm ly hôn Ahn Jae Hyun?
Sao châu á
14:00:28 13/04/2025
Fan Việt được xem bom tấn siêu anh hùng 'Biệt đội sấm sét' sớm 5 ngày so với Mỹ
Phim âu mỹ
13:20:55 13/04/2025
Điểm trừ đáng tiếc của concert 'Chị đẹp'
Nhạc việt
13:18:21 13/04/2025
Cụ bà 71 tuổi, bán nhà, lái xe du lịch suốt 8 năm, chinh phục 360.000km: Cuộc sống hiện tại ra sao?
Netizen
13:01:45 13/04/2025
Nữ chủ nhà Gen Z chi 2,5 tỷ đồng phủ đen căn duplex
Sáng tạo
12:50:59 13/04/2025
Vào phòng tắm, nam sinh viên hốt hoảng phát hiện vật đen tua tủa, chuyên gia chỉ ra điểm đáng lo ngại
Lạ vui
12:48:24 13/04/2025
Doãn Hải My - vợ Văn Hậu bùng nổ visual sau màn hát tiếng Anh, khí chất tiểu thư tràn màn hình
Sao thể thao
12:43:51 13/04/2025