Bầu cử EP: Đảng của Thủ tướng Donald Tusk giành chiến thắng tại Ba Lan
Truyền thông Ba Lan dẫn kết quả chính thức của Ủy ban bầu cử nước này cho biết đảng Liên minh Dân sự (KO) của Thủ tướng Donald Tusk dẫn đầu trong cuộc bầu cử Nghị viện châu Âu (EP) tại Ba Lan với 37,1% số phiếu ủng hộ.
Thủ tướng Ba Lan Donald Tusk (giữa) mừng chiến thắng trong cuộc bầu cử Nghị viện châu Âu (EP) tại trụ sở đảng Liên minh Dân sự (KO) ở Vácsava ngày 9/6/2024. Ảnh: AFP/TTXVN
Đứng ở vị trí thứ hai là đảng Pháp luật và Công lý (PiS) – đảng đối lập chính, với 36,2% số phiếu. Trong khi đó, đảng Liên đoàn cực hữu được 12,1% số phiếu. Hai đối tác liên minh trong chính phủ của KO có tỷ lệ phiếu lần lượt là 6,9% và 6,3%. Tỷ lệ cử tri đi bầu là 40,7%.
Video đang HOT
Kết quả này cho thấy đảng trung dung cua Thủ tướng Donald Tusk lần đầu tiên trong vòng một thập kỷ qua giành chiến thắng trước một đảng dân túy cánh hữu trong bầu cử EP.
Ông Tusk giữ chức Thủ tướng Ba Lan giai đoạn từ năm 2007 – 2014, sau đó là Chủ tịch Hội đồng châu Âu từ năm 2014 – 2019. Tháng 12 năm ngoái, ông Tusk trở lại nắm quyền tại Ba Lan sau chiến thắng của liên minh ba đảng trong cuộc bầu cử mùa thu cùng năm.
Ba Lan chi khoản tiền lớn vào biên giới phía Đông, ngăn dòng người di cư bất hợp pháp
Thủ tướng Ba Lan ngày 18/5 thông báo nước này sẽ đầu tư 2,55 tỷ USD cho một chương trình nhằm đảm bảo an ninh biên giới phía Đông của đất nước.
Hàng rào kiên cố tại biên giới Ba Lan ngăn chặn người di cư. Ảnh: Getty Images
Chương trình này nằm trong nỗ lực nhằm tăng cường khả năng phòng thủ trước những gì được cho là mối đe dọa ngày càng tăng từ Nga và Belarus.
Theo trang tin Yahoo News, biên giới Ba Lan với Belarus đã trở thành điểm nóng kể từ khi người di cư bắt đầu đổ xô đến đó vào năm 2021. Thời điểm đó, Minsk đã mở các công ty du lịch ở Trung Đông cung cấp một tuyến đường không chính thức mới cho người di cư vào châu Âu - một động thái mà Liên minh châu Âu cho rằng nhằm tạo ra một tuyến đường không chính thức mới gia tăng gánh nặng cho cuộc khủng hoảng di cư tại khu vực này.
Kể từ khi Nga triển khai chiến dịch quân sự tại Ukraine vào năm 2022, các mối quan hệ giữa Warsaw với Minsk và Moskva thậm chí còn trở nên căng thẳng hơn khi Ba Lan tăng cường chi tiêu quốc phòng và cáo buộc Belarus, Nga gây bất ổn cho Ba Lan.
Trong cuộc họp báo ngày 18/5, Thủ tướng Donald Tusk phát biểu: "Chúng tôi đã quyết định đầu tư 10 tỷ zloty vào an ninh của mình và trên hết là đảm bảo biên giới phía Đông an toàn. Chúng tôi đang bắt đầu một dự án lớn nhằm xây dựng một biên giới an toàn, bao gồm một công trình quân sự cũng như các quyết định về cảnh quan và môi trường sẽ khiến biên giới này không thể bị vượt qua".
Nhà lãnh đạo không chi tiết thêm thông tin về loại công sự sẽ được xây dựng.
Trước đó, chính phủ Ba Lan đã xây dựng một hàng rào ở biên giới Ba Lan-Belarus dài hơn 180 km và cao 5,5 mét để bảo vệ trước tình trạng di cư bất hợp pháp. Sau này, hệ thống hàng rào được bổ sung bằng hệ thống camera và cảm biến giám sát biên giới.
Thủ tướng Tusk cũng cho biết ông sẽ liên hệ với Ngân hàng Đầu tư châu Âu vào ngày 20/5 về việc tài trợ 500 triệu zloty cho các hệ thống vệ tinh trong Sáng kiến Lá chắn Bầu trời châu Âu.
Sáng kiến Lá chắn Bầu trời châu Âu là một kế hoạch phòng không chung được Đức thiết lập vào năm 2022 nhằm tăng cường phòng không châu Âu. Thủ tướng Tusk so sánh hệ thống này với hệ thống Iron Dome (Vòm Sắt) của Israel.
Ba Lan nêu lý do triệu hồi 50 đại sứ Bộ Ngoại giao Ba Lan hôm 13/3 (giờ địa phương) cho biết đang triệu hồi 50 đại sứ của nước này trong một nỗ lực của chính phủ mới nhằm cải thiện vai trò của các cơ quan ngoại giao. Theo AP News, các nhà ngoại giao được triệu hồi đều đã được bổ nhiệm bởi chính quyền trước đó. Mặc dù không...