Bầu chần, tôm kho đánh – món dân dã xứ Huế
Bầu chần sơ chấm cùng tôm kho cùng mắm ruốc, giản dị mà rất hao cơm, để rồi ai đi xa cũng nhớ hương vị mộc ấy đến nao lòng.
Nguyên liệu
1 quả bầu vừa
1-1,5 muỗng canh mắm ruốc
150 gr tép đồng hoặc tôm rào nhỏ (tôm sông)
2 củ hành khô
Gia vị: Đường, muối, hạt nêm, ớt bột, chanh (tùy chọn)
Dầu ăn, dầu điều (tùy chọn)
1/2 chén nước luộc rau củ.
Cách làm
Video đang HOT
1. Tép đồng hoặc tôm nhỏ cắt bỏ râu (nếu sử dụng tôm to thì nên bóc vỏ), rửa sạch, để ráo rồi giã dập (giã sơ). Ướp tôm cùng 2 muỗng cà phê đường, 2 muỗng cà phê dầu điều, 1/2 muỗng cà phê muối, 1/2 muỗng cà phê hạt nêm, 1/2 muỗng cà phê hạt tiêu, một muỗng cà phê ớt bột và hành băm.
2. Bầu gọt vỏ, rửa sạch, băm nhỏ hoặc thái lát vừa ăn.
3. Đun sôi nước, thêm 1 thìa cà phê muối, cho bầu vào chần sơ, vớt ra cho vào nước nguội để bầu giòn. Giữ lại nước luộc bầu để cho vào tôm kho ruốc, nước này giúp tạo độ thanh và hài hòa vị cho món ăn không quá mặn.
4. Hòa 1-1,5 muỗng canh mắm ruốc với chút nước, khuấy tan và lọc lấy phần nước.
5. Phi thơm hành băm, cho tôm vào xào cho săn và thấm vị.
6. Thêm mắm ruốc đã lọc nước vào, hạ lửa nhỏ sôi lăn tăn để giữ hương vị riêng của món ăn. Cho chút nước luộc bầu vào sẽ cân bằng vị và vừa miệng, nêm nếm lại gia vị (đường, hạt nêm) vừa ăn. Tắt bếp, múc ra bát, nếu thích thêm vị chua thì thêm nước cốt chanh vào.
7. Yêu cầu thành phẩm: Tôm kho đánh đậm vị, giữ mùi thơm đặc trưng của mắm ruốc, chan lên bầu đã chần rất ngon và “hao cơm”.
Chú ý:
Nên ướp tôm nhạt vì mắm ruốc vốn đã mặn.
Bí kíp để món tôm kho đánh không bị quá mặn và hài hòa vị là nêm nếm chính nước luộc rau củ vào.
Để lên màu đẹp thì có thể thêm dầu điều hoặc phi thơm cà chua. Cầu kỳ hơn thì có thể thêm nước lọc từ rạm giã vào giúp món ăn vừa ngon ngọt, vừa béo với các đốm kết tủa từ rạm rất hấp dẫn.
Bí quyết nấu mâm cơm chưa đến 100.000 đồng nhà 4 người ăn của cô giáo
Ở chợ quê không có cảnh chen lấn cũng không cần tất bật lo toan về giá cả nên tôi cũng thuận lợi hơn khi chuẩn bị những mâm cơm với tổng chi phí chưa đến 100.000 đồng cho mỗi bữa ăn.
Chợ quê không chỉ là nơi hội họp buôn bán mà còn là nơi hội tụ của cái hồn sông nước. Với tôi, đi chợ mùa nước nổi cũng là một thú vui.
Tép đồng lúc mới mua về còn nhảy tanh tách
Cá mùa nước thường phong phú và tươi ngon
Ở chợ quê không có cảnh chen lấn cũng không cần tất bật lo toan về giá cả. Bởi vậy, những mâm cơm mùa nước nổi với chi phí chưa đến 100.000 đồng cho mỗi bữa cũng dễ chuẩn bị hơn. Nhưng cần lưu ý chi phí này chỉ để tham khảo vì mỗi nơi thời giá mỗi khác, mà lẽ thường ở quê thì giá cả dễ thở hơn.
Mâm cơm gồm có: chả cá chiên chấm tương ớt và nước mắm mặn, chả cá sốt cà, canh cải xanh nấu cá rô, dưa leo và tráng miệng dưa hấu.
Tôi xuất thân trong gia đình nông dân. Ngày trước, mẹ chỉ góp nhặt từ mùa điều đến mùa tiêu mà nuôi cả nhà, nuôi lớn cả mấy chị em. Bởi vậy, sau này khi đã lập gia đình và có 2 con, tôi luôn cố gắng chi tiêu hợp lý, nhất là gần đây dịch bệnh đã ảnh hưởng ít nhiều đến thu nhập nên tính tiết kiệm lại càng cần thiết.
Cá linh non kho keo (kho nước màu dừa) và canh chua bông súng nấu cá Vồ, ăn kèm giá sống, hoa chuối bào và rau thơm các loại.
Tôi không đi chợ quá nhiều lần trong tuần vì nhận thấy việc mua 1 lần với số lượng nhiều sẽ giúp tiết kiệm được nhiều thời gian dạo chợ, sơ chế đồ ăn cũng như tiết kiệm kha khá tiền chợ vì không mua thừa mứa và thường mua được giá rẻ hơn.
Cá lòng tong lắc bột chiên giòn cuốn rau xà lách chấm mắm chua ngọt, canh rau ngót nấu cá thác lác viên.
Để giữ nguyên giá trị dinh dưỡng thực phẩm, tôi tận dụng các bí quyết bảo quản thực phẩm như: ngâm tôm trong nước muối pha loãng, thoa lớp dầu mỏng lên mặt thịt heo/bò hay ướp sẵn một số món như bò kho, sườn nướng.
Cá hột mít chiên giòn, rau muống luộc và canh khổ qua nhồi cá thác lác.
Tôi cũng chú ý cân đối dinh dưỡng và cân nhắc phương pháp chế biến sao cho an lành nhất về sức khỏe, qua đợt dịch bệnh này mới thấy sức đề kháng là phương thuốc hữu hiệu nhất.
Một bữa cơm ở nhà tôi thường cân đối 25% tinh bột, 25% đạm và ưu tiên 50% rau, củ, quả các loại... Mùa hè thì ưu tiên ăn món cuốn - chấm - salad để giải nhiệt cho cơ thể. Mùa lạnh thì chuyển sang ăn món ấm nóng, thêm nhiều gia vị như gừng, tiêu xanh hay mắc khén.
Cá bống kho tiêu, tép riu rang khế và canh chùm ngây nấu mướp.
Canh bầu nấu hến Bầu nấu hến là một trong những món canh đặc sản của xứ Huế với vị ngọt của nước hến, vị cay thơm của ớt màu, hòa lẫn với mùi thơm của hành ngò, tiêu xay. Nguyên liệu 350 g bầu 100 g thịt hến 1 củ hành tím, băm nhuyễn 1 nhánh hành lá, xắt nhuyễn 1 nhánh ngò rí, xắt nhuyễn...