Bầu Bình xây dựng chiến lược ‘khủng’ Nhật hóa cho Sài Gòn FC
Sài Gòn FC đang có những bước chuyển mình lớn để phát triển bóng đá một cách bền vững. Điều này thể hiện qua việc CLB này đang ‘Nhật hóa’ cách làm bóng đá của mình
Bầu Bình cùng “bộ sậu” các chuyên gia Nhật Bản
Sau mùa giải 2020 có thể nói là rất thành công, Sài Gòn FC đang có những nước đi táo bạo và mới mẻ để hướng tới tương lai. Trước đó, đội bóng áo hồng đã gây sốc khi chia tay đến 21 người nằm trong ban huấn luyện và cầu thủ trước khi bước vào mùa giải 2021, trong đó có không ít người được xem là “công thần” ở mùa rồi. Thay vào đó, đội chủ sân Thống Nhất đã chiêu mộ nhiều gương mặt mới cả trên băng ghế huấn luyện cho đến cầu thủ. Nổi bật trong số này là “bộ sậu” gồm những chuyên gia bóng đá, phụ trách chiến lược và các sao bóng đá đến từ Nhật Bản.
Về việc này, CLB Sài Gòn cũng không giấu diếm mục tiêu “J-League hóa” và làm cho mối quan hệ giữa bóng đá Việt Nam và bóng đá Nhật Bản ngày càng khăng khít hơn. Sau một mùa giải tiếp quản và đứng sau những thành công khó tin của CLB Sài Gòn, ông Trần Hòa Bình (hay còn gọi là Bầu Bình) đã bắt đầu lộ diện với tư cách là CEO, đồng thời là chủ tịch đội bóng. Ông bầu sinh năm 1975 này cùng với các ông Nguyễn Cao Trí, Hồ Quốc Minh cùng các cộng sự quyết tâm đầu tư mạnh vào đội bóng thể hiện qua nhiều nước đi căn cơ và táo bạo. Bầu Bình cho biết: “Đối với tôi, thứ tự ưu tiên khi đầu tư vào bóng đá là giá trị chứ không phải thành tích. Trong bóng đá có lúc thắng lúc thua, có lúc cao trào vui vẻ và cũng có lúc đau khổ buồn bã. Nhưng tôi xem đó chỉ là khoảnh khắc, con đường mà tôi muốn đi đó là xây dựng những giá trị văn hóa trong thể thao. iều đầu tiên là phải xây dựng nền móng lâu dài”.
Sài Gòn FC đã thành công bất ngờ khi cán đích ở vị trí thứ 3 tại V-League 2020
Chính vì đi theo hướng bền vững, ban lãnh đạo của CLB Sài Gòn cũng khẳng định sẽ không đặt nặng vấn đề thành tích trong mùa giải 2021. “Năm đầu tiên chúng tôi ưu tiên cho cơ sở vật chất, sau đó đến đối tác chiến lượt rồi mới tới con người. Năm nay yếu tố đầu tiên phải là con nguời. Thứ 2 là cở sở vật chất, thứ 3 là đối tác chiến lược, thứ tư là hệ thống và quy trình. Cuối cùng là đến thành tích (nếu có). Thành tích quan trọng nhưng với tôi, trên cả thành tích là giá trị. Xây dựng cái gì bền vững không thể một sớm một chiều. Không thể nay làm mà mai có được. Có khi mất 1, 2 năm hoặc có thể 10 năm. Mặc dù không quan trọng thành tích, thứ hạng nhưng chúng tôi sẽ đá hết sức có thể, đá với trình độ mà chúng tôi có. Nhưng vì năm ngoái Sài Gòn nằm trong top 3 nên mùa này chúng tôi cũng sẽ nỗ lực hướng tới top 3″, bầu Bình chia sẻ.
Video đang HOT
Bên cạnh đó, bầu Bình còn tiết lộ những lợi ích từ việc liên kết với bóng đá Nhật Bản. Không chỉ các chuyên gia, cầu thủ Nhật Bản sẽ xuất hiện nhiều ở Việt Nam và các cầu thủ Việt Nam cũng sẽ có cơ hội được xuất ngoại để thi đấu ở môi trường bóng đá hàng đầu châu Á. Chủ tịch của CLB Sài Gòn cho biết: “Điều tôi làm hôm nay chỉ là một chiều, nhưng trong năm nay tôi sẽ làm thành 2 chiều. 1 chiều ở đây có nghĩa là tôi đem các ông chuyên gia, cầu thủ từ Nhật Bản về Việt Nam và trong khoảng thời gian ngắn nữa sẽ có chiều ngược lại.
Sài Gòn FC đang có những bước đi căn cơ và táo bạo
Ví dụ như ở CLB Sài Gòn có thủ môn Phạm Văn Phong, tiền vệ Cao Văn Triền quá ổn định thì các cầu thủ khác cùng vị trí sẽ không có cơ hội ra sân. Và nếu các tiền đạo ngoại xuất sắc quá thì trung phong tiềm năng Võ Nguyên Hoàng cũng đâu có cơ hội. Ai cũng muốn ăn chắc và không dám đưa cầu thủ tiềm năng vào. Họ phải đưa những cầu thủ đủ năng lực chứ không thể đưa những cầu thủ tiềm năng vì rất nguy hiểm. Mình đâu đặt cược được. Rồi cầu thủ họ sẽ đi đâu, về đâu. Tôi đã nói chuyện với J-League rồi, các CLB ở J-League 1, J-League 2, J-League 3. Họ sẵn sàng tiếp nhận các cầu thủ của Sài Gòn FC sang đó để cọ xát, tham gia đào tạo huấn luyện và thậm chí là ra sân thi đấu. Những cầu thủ trẻ 19, 20 hay những cầu thủ dự bị chỉ cần có cơ hội ra sân sẽ trưởng thành vượt bậc’, tân Chủ tịch Sài Gòn FC nói về chiến lược.
Tân chủ tịch CLB Sài Gòn Trần Hòa Bình
Không chỉ là những cầu thủ của Sài Gòn FC mà cầu thủ đang chơi tại các CLB khác ở Việt Nam cũng có cơ hội được sang Nhật Bản để trải nghiệm, thi đấu cọ xát. “Ở đây, việc gửi sang Nhật Bản chơi bóng không chỉ là cầu thủ của Sài Gòn FC mà tất cả các cầu thủ khác, thuộc các CLB ở Việt Nam. Nếu các CLB khác, hợp tác với Sài Gòn FC để đưa cầu thủ đi cọ xát thì tôi cũng rất hân hạnh hợp tác cùng, không có thiên vị. Vì như vậy thì ước mơ đội tuyển Việt Nam mạnh hơn, có nhiều cầu thủ chất lượng hơn mới thực hiện nhanh được. Nếu chúng ta cứ cọ xát mãi ở Việt Nam hay Thái Lan thì trình độ của chúng ta cũng mãi ở Việt Nam và Thái Lan mà thôi. Trong khi đó, các cầu thủ của chúng ta qua châu Âu cũng được cọ xát nhiều nên Nhật Bản chính là môi trường hợp lý nhất vào lúc này. Chúng ta đâu có lý do gì mà mỗi khi đá với Thái Lan chúng ta phải phập phồng lo sợ đâu. Đã đến lúc đá với Thái Lan chúng ta phải thắng Thái Lan với tỷ số mấy không rồi. Và muốn như vậy thì lực lượng cầu thủ của chúng ta phải đông đủ, phải có bề dày”, bầu Bình chia sẻ
Cuộc "tháo chạy" lịch sử ở V-League và nỗi uẩn khúc nặng như núi
16/28 cầu thủ Sài Gòn FC đồng loạt ra đi khiến đội bóng áo hồng giờ giống như một đống "hoang tàn".
Sài Gòn FC "tan hoang" sau mùa giải 2020
Bàng hoàng, kinh ngạc, không thể tin nổi là những gì người hâm mộ nói về việc có tới 16 cầu thủ Sài Gòn FC đồng loạt ra đi sau khi mùa giải 2020 vừa khép lại.
Trên trang cá nhân, đội trưởng Nguyễn Quốc Long bày tỏ tâm trạng: "Một kết thúc quá buồn, không có ngòi bút nào diễn tả được cảm xúc này".
Trong khi đó, trợ lý HLV Nguyễn Tuấn Phong cũng không thể giấu được sự thất vọng: "Một ngày buồn, rất buồn. Đội đứng thứ ba, mà như xuống hạng, đi gần hết".
Trong số 16 cầu thủ rời Sài Gòn FC,đáng tiếc nhất là sự ra đi của bộ ba ngoại binh Ahn Byung Keon, Pedro Paulo và Geovane Magno.
Bên cạnh đó, Văn Bửu, Trần Vũ, Thanh Thụ, Đức An, Hữu Sơn, Xuân Toàn, Vũ Tín, Đức Lợi, Tùng Lâm... hoặc là bị thanh lý hợp đồng hoặc không được gia hạn.
Đằng sau cuộc tháo chạy lịch sử này hẳn phải có uẩn khúc nặng tựa ngọn núi, uẩn khúc này đè bẹp niềm tự hào của các cầu thủ Sài Gòn FC khi vừa chiến đấu để giành vị trí thứ ba V-League.
Vậy uẩn khúc này là gì? Một vài nguồn tin cho rằng, Chủ tịch kiêm HLV Vũ Tiến Thành không coi trọng cầu thủ, hời hợt trong công việc dẫn tới sự bất mãn.
Thông tin trên chưa có kiểm chứng nhưng việc hàng loạt cầu thủ ra đi chắc chắn phải gắn với trách nhiệm của ông Thành.
Tuy vậy, vị này lại tỏ ra dửng dưng và tuyên bố đã có sự chuẩn bị để xây dựng một đội bóng bản sắc. Nói thế cũng đồng nghĩa bản thân ông Thành cũng đã lường trước được kịch bản tồi tệ này.
Trong lịch sử V-League, chưa từng có sự việc nào diễn ra tương tự. Cuộc tháo chạy ở Sài Gòn FC sẽ trở thành một vết nhơ khó gột rửa của bóng đá TP.HCM nói riêng, bóng đá Việt Nam nói riêng.
Thực tế, ngay từ thời điểm ông Thành ngồi ghế Chủ tịch CLB Sài Gòn, nhiều người trong nghề đã dự báo đội bóng áo hồng sẽ đối diện với thảm kịch. Họ hiểu quá rõ con người này với những chiêu trò trong quá khứ.
Những tưởng màn trình diễn ấn tượng tại mùa giải 2020 sẽ giúp đội bóng này thực sự đoàn kết, vượt qua những trở ngại và mâu thuẫn chằng chéo để cùng nhau tiến lên.
Nhưng đáng tiếc dự báo trên lại trở thành hiện thực. Số phận Sài Gòn FC sẽ ra sao có lẽ chỉ thời gian mới có thể trả lời.
V-League 2020 giới thiệu nhiều "cánh chim lạ" cho đội tuyển Việt Nam Họ chưa hẳn là những cầu thủ mới lần đầu đá bóng tại V-League, nhưng riêng mùa giải 2020 họ lại cực hay, để tự giới thiệu mình với HLV Park Hang Seo, cho những lần tập trung đội tuyển Việt Nam. Mùa giải lột xác của nhiều cầu thủ Nếu đã đi tìm những nhân tố mới, không thể không nhắc đến...