‘Bầu bí, tôi chẳng dám soi gương!’
Mụn trứng cá, sạm da, rạn da… là vấn đề phổ biến khi mang thai khiến nhiều mẹ tự ti.
Trong quá trình mang thai, nội tiết tố hooc môn thay đổi làm cho bà bầu dễ mắc một số bệnh ngoài da như mụn trứng cá, nổi mề đay hay rạn da… gây cảm giác khó chịu, thậm chí còn khiến các mẹ tự ti không muốn đứng trước đám đông. Tin đáng buồn là những triệu chứng về da này khá phổ biến và mẹ bầu khó có thể chữa trị khỏi ngay. Không còn cách nào khác là chị em phải “sống chung với lũ”. Những triệu chứng này sẽ mất đi sau khi mẹ sinh nở.
Mụn trứng cá
Hầu hết phụ nữ đều bị mọc mụn trứng cá trong thời gian mang thai và thường mọc ở mặt, lưng và ngực. Nguyên nhân là do mất cân bằng nội tiết tố gây ra, trong đó có thể do dùng thuốc tránh thai nội tiết tố trước khi quyết định có thai trở lại. Nếu có quá nhiều mụn và gây phát ban chị em nên hỏi ý kiến bác sĩ để được tư vấn và điều trị phù hợp.
Vàng da
Xuất hiện ở một số phụ nữ mang thai vào 3 tháng cuối kèm ngứa toàn thân, ngứa ở ngực và hai chi trên, không đau, không buồn nôn. Sau đẻ khoảng 15 ngày, vàng da biến mất. Nếu vàng da xảy ra mỗi lần có thai hoặc thứ phát do bất thường về enzim thì có thể có nguồn gốc gia đình, trong trường hợp này thai có nguy cơ sinh non nhưng hiếm khi chết trong tử cung.
Mụn trứng cá, sạm da, rạn da… là vấn đề phổ biến khi mang thai khiến nhiều mẹ tự ti. (ảnh minh họa)
Giãn tĩnh mạch hình mạng nhện
Đây là hiện tượng những đường tĩnh mạch nhỏ xuất hiện ở chân, mặt hay các vùng da khác trên cơ thể. Nguyên nhân là do thay đổi lượng hormone trong thai kỳ và sự gia tăng vận chuyển máu sẽ gây áp lực lên thành mạch máu, khiến các mạch máu dưới da bị sưng nhẹ, nổi lên trên bề mặt của da. Hiện tượng này hơi mất thẩm mỹ với chị em nhưng nó vô hại và sẽ biến mất sau khi sinh.
Vết rạn da
Video đang HOT
Theo các chuyên gia thai sản thì có đến gần 90% phụ nữ bị rạn da khi mang thai. Các vết rạn nhiều nhất là ở bụng vì trong suốt thai kỳ phải thích nghi với sự phát triển của thai nhi. Ngoài ra, ngực, đùi, mông cũng bị rạn nhưng ít hơn bụng. Những vết rạn da là do các sợi đàn hồi collagen và elastin không đáp ứng kịp thời việc tăng kích thước của bụng và mông nên xảy ra tình trạng đứt, gãy các mô liên kết của da, để lại những vết sẹo màu trắng hoặc nâu.
Da sẫm màu ở ngực và bụng
Những hạt nhỏ có tên là hạt Montgomery thực chất là những tuyến bã quanh đầu vú. Những tuyến này to lên hay tăng thể tích khi có thai, tạo nên những hạt có bề mặt tròn nhô lên trên bề mặt da sẫm màu. Vì thế quầng vú cũng như đường giữa đi từ rốn đến xương vệ trở nên sẫm màu hơn khi có thai.
Phần da ở bụng chịu nhiều tổn thương nhất khi mang thai. (ảnh minh họa)
Sạm da
Nhiều phụ nữ cảm thấy mình như mang mặt nạ vì những thay đổi khi mang thai. Có khi phù nề nhưng nhiều nhất vẫn là sạm da do xuất hiện của các vết da sẫm màu hoặc nâu chủ yếu ở trên trán, má, thái dương. Bạn có thể dùng kem chống nắng trong thời gian này để hạn chế điều đó.
Ngứa
Chứng bệnh phổ biến của phụ nữ mang thai mà nguyên nhân chính là do sự giãn da quá mức và sự thay đổi nội tiết tố trong cơ thể. Thông thường, nhiều người bị ngứa ở bụng, đùi, ngực và đôi khi ngứa cả ở cơ quan sinh dục. Nhưng nếu ngứa quá nhiều được hãy hỏi ý kiến bác sĩ, tuyệt đối không được tự ý uống thuốc.
Mề đay
Thường xuất hiện vào 3 tháng cuối của thai kỳ với các biểu hiện sẩn phù liên kết thành mảng rộng ở vùng bụng dưới, lan ra mông, bẹn, đùi, chân, tay. Phần trên ngực, mặt và niêm mạc hoàn toàn bình thường. Bệnh chỉ thấy ở lần có thai đầu tiên. Nhiều nghiên cứu cho thấy sẩn mề đay do thai nghén có liên quan đến tình trạng quá cân của người mẹ. Bệnh hoàn toàn không ảnh hưởng đến thai nhi.
Theo Khampha
Sau sinh khổ gấp trăm lần bầu bí
Sau khi sinh nở tôi phải đối mặt với rất nhiều "chướng ngại vật" thật kinh khủng.
Hết 9 tháng bầu bí mệt nhọc nặng nề, xong cơn "vượt cạn" đau đớn, tôi hí hửng tưởng chuỗi ngày thảnh thơi nhẹ nhõm đã đến. Cứ nghĩ sinh được nhóc con kháu khỉnh, khỏe mạnh ra đời là hạnh phúc, êm xuôi. Ai ngờ, kì sau sinh còn rất nhiều chướng ngại vật mà các mẹ phải chuẩn bị tâm lí để vượt qua đấy.
1. Không còn lí do nào cho vòng eo quá khổ
Ít nhât là khi mang bầu, bạn còn có lí do để biện hộ cho việc mình lên cân vù vù và vòng 2 càng ngày càng quá khổ. Bụng càng ngày càng phình to là điều đương nhiên vì ai cũng biết bạn đang mang trong người một trách nhiệm thiêng liêng cao cả: nuôi một mầm sống bé bỏng bên trong. Tuy nhiên, khi nhóc con của bạn đã chào đời, bụng bầu vẫn chưa biến mất ngay và nếu không chịu tập luyện chăm chỉ, ăn uống hợp lí, vòng eo thời "ngày xưa ơi" sẽ không quay về với bạn.
2. Chứng viêm vú
Với tôi, không còn gì đáng ghét hơn trên đời này chứng viêm vú. Cố gắng để có sữa cho con bú đã gian nan lắm rồi, lại gặp thêm căn bệnh quái quỷ này nữa thật không còn gì khổ hơn. Đó là lí do vì sao ba tháng đầu sau sinh, tôi luôn trong trạng thái lờ đờ như bóng ma và lúc nào cũng thiếu ngủ.
Kìm nén những ham muốn ăn uống và theo đuổi một chế độ ăn lành mạnh quả không dễ chút nào. (Ảnh minh họa)
3. Không được ăn tùy tiện
Khi bầu bí, bạn được phép thèm gì ăn nấy, ăn cho hai người, ăn để nuôi em bé trong bụng. Nhưng sau sinh, bạn phải cân nhắc giữa việc ăn cho sướng miệng hay ăn hợp lí để lấy lại vóc dáng eo thon. Hơn nữa, cần phải tránh một số thực phẩm để sữa cho bé bú không có mùi lạ làm bé bỏ bú hay cần ăn một số thực phẩm đặc biệt để đảm bảo chất lượng sữa. Kìm nén những ham muốn ăn uống và theo đuổi một chế độ ăn lành mạnh quả không dễ chút nào.
4. Mồ hôi như tắm
Tôi hoàn toàn không được biết trước gì về việc phụ nữ sau sinh lại ra nhiều mồ hôi đến thế. Lần đầu tiên tôi tỉnh dậy trong một biển mồ hôi sau khi sinh hạ cô con gái đầu lòng. Tôi còn tưởng mình có vấn đề gì về hệ bài tiết. Chỉ khi được y tá giải thích, tôi mới ngớ người ra vì đây là hiện tượng bình thường ở các bà mẹ trẻ. Sau sinh đã được 6 tuần rồi và giờ đây, tôi vẫn thỉnh thoảng vã mồi hôi như tắm và ban đêm. Cảm giác không hề thoải mái.
Tôi hoàn toàn không được biết trước gì về việc phụ nữ sau sinh lại ra nhiều mồ hôi đến thế. (Ảnh minh họa)
5. Những cơn đau
Đây là tiêu đề tôi đã cố tình đặt một cách "hoa mỹ" nhất cho những cơn đau mà bạn sẽ phải chịu ở khu vực âm đạo sau sinh. Vì bạn sẽ phải dành phần lớn thời gian để ngồi ẵm con và cho con bú nên những cơ đau càng ghé đến thường xuyên. Hãy chuẩn bị tinh thần để tận hưởng!
6. Khóc lóc như cơm bữa
Hãy tưởng tượng, hooc môn mang thai làm bạn trở thành một bà bầu dễ xúc động, hay khóc lóc như thế nào thì hooc môn sau mang thai còn tệ hơn thế nữa. Tôi đã trải qua những ngày sau sinh với tinh thần xuống dốc thê thảm. Lo lắng rằng mình không biết nuôi con, sợ vẩn vơ rồi mất ngủ, cáu kỉnh, khóc lóc... là chuyện xảy ra thường xuyên.
7. Đau mỏi cơ liên miên
Đau và mỏi là những vấn đề tôi phàn nàn nhiều nhất sau sinh. Mọi thứ đều trở nên đau đớn và dễ tổn thương hơn sau cơn vượt cạn. Ngay cả đi lại hơi nhiều chút cũng khiến tôi ê ẩm mấy ngày.
Thế nhưng, may mắn thay cho tất cả chúng ta, lí do cho những cơn đau mỏi cơ bắp, những vết viêm, tấy trên "đôi nhũ hoa" hay những giọt nước mắt phải rơi ấy lại là một lí do tuyệt vời. Đứa con khỏe mạnh, đáng yêu đang nằm trong vòng tay chúng ta kia khiến mọi hy sinh đều trở nên xứng đáng. Thật kì diệu khi những thiên thần bé xíu lại có khả năng tạo nên sức mạnh không ngờ cho các bà mẹ.
Theo Khampha
Bầu bí 3 tháng cuối: Những điều cần tránh 3 tháng cuối thai kỳ, mẹ không nên có những hành trình dài, tránh ăn đồ cay nóng và giảm tối đa căng thẳng. Khi bắt đầu chuyển sang quý thứ 3 thai kỳ, mẹ sẽ dễ dàng nhận thấy những thay đổi trong cơ thể mình, bụng bầu to nhanh "chóng mặt", em bé chuyển động mạnh mẽ hơn và bản năng...