Bầu bí, tăng cân càng nhiều càng tốt?
Có rất nhiều quan điểm sai lầm về chuyện bầu bí mà chị em cần tránh xa.
Nếu bạn đang mang thai, chắc chắn bạn sẽ nhận được rất nhiều lời khuyên từ bạn bè, người thân… Tuy nhiên, không phải bất cứ thông tin gì cũng đúng. Để có một thai kỳ khỏe mạnh, an toàn, người mẹ cần sáng suốt lựa chọn thông tin hữu ích.
Dưới đây là những quan điểm sai lầm khi mang thai, mẹ không nên thực hiện theo:
Quan điểm 1: Mang thai, phải ăn cho 2 người?
Thực tế: Rất nhiều mẹ bầu quan niệm rằng khi mang trong mình một sinh linh nữa thì năng lượng bổ sung vào cơ thể cũng phải tăng gấp đôi. Tuy nhiên thực tế không phải như vậy. Mẹ chỉ cần bổ sung thêm khoảng 300 calo mỗi ngày nữa là đủ. Nếu như một người bình thường cần 2000 calo một ngày thì mẹ bầu cần khoảng 2300-2500 calo. Số calo này tương đương với một côc sữa chua một lát bánh mỳ và chút hoa quả.
Quan điểm 2: Bầu bí tăng cân càng nhiều càng tốt?
Thực tế: Các chuyên gia khoa sản khuyên mẹ bầu chỉ nên tăng từ 11-13kg là đủ. Với những mẹ bầu quá gầy có thể cần tăng 14-15kg nhưng với mẹ bầu béo thì chỉ cần 8-9kg. Số cân nặng này phụ thuộc vào chỉ số BMI của mỗi mẹ.
Video đang HOT
Mẹ bầu không nên tăng cân quá nhiều. (ảnh minh họa)
Chỉ số BMI được tính như sau:
Trong đó: W là trọng lượng cơ thể (tính bằng kg) và H là chiều cao của người đó (tính bằng m)
Đối với phụ nữ trên 20 tuổi nếu chỉ số BMI:
- BMI
- 18
Cách ăn hoa quả 'sai bét' của mẹ bầu
Xin mách các mẹ cách ăn hoa quả để nạp dinh dưỡng tốt nhất cho cơ thể và thai nhi.
Chúng ta đều biết rằng hoa quả rất cần thiết trong chế độ ăn uống hàng ngày đặc biệt với mẹ bầu bởi chúng chứa nhiều dưỡng chất quan trọng. Tuy nhiên để tận dụng được tối đa các lợi ích của nó, cần phải biết cách ăn cho đúng và khoa học.
Dưới đây là những quan điểm sai lầm khi mẹ bầu ăn hoa quả, chị em cần tránh nhé!
Chỉ ăn hoa quả đã chín kỹ?
Các mẹ bầu thường có suy nghĩ không được ăn hoa quả còn xanh đặc biệt những thứ có mủ như đu đủ, măng cụt... Quan điểm này đúng nhưng chưa đủ. Đa số các loại trái cây sẽ đạt được hương vị ngon nhất khi chín muồi, nhất là những loại có mủ như măng cụt, mãng cầu, mít, sầu riêng... Tuy nhiên, nếu trái cây đã quá chín, thâm đen hay lên men rượu rồi thì thành phần chất dinh dưỡng có thể thay đổi. Khi mẹ ăn phải có thể ảnh hưởng đến hệ thống tiêu hóa, gây hại cho bà bầu. Mẹ bầu chỉ nên ăn khi màu, mùi, vị của hoa quả còn tốt. Trái cây ủng thối, vị đắng... thì không nên dùng.
Mẹ bầu cũng cần lưu ý không nên ăn những thực phẩm còn quá xanh vì như thế ăn không hề ngon miệng và cũng không chứa nhiều dưỡng chất cho cơ thể.
Gọt vỏ, cắt miếng sẵn để vào tủ lạnh ăn dần?
Các loại vitamin bổ dưỡng trong trái cây như vitamin C, folate... có thể mất dần dưới tác dụng của ánh sáng, không khí, nhiệt độ... Quá trình mất chất này càng tăng nhanh hơn nếu vỏ ngoài của trái cây bị phá vỡ hoặc bề mặt tiếp xúc không khí của trái cây tăng lên khi cắt nhỏ. Vì vậy, cần lựa chọn trái cây tươi và nên ăn sớm, gọt vỏ, cắt miếng xong ăn ngay. Gọt vỏ, cắt miếng trái cây để lâu sẽ làm cho quá trình oxy hóa và nhiễm khuẩn trái cây nhanh và dễ dàng hơn.
Mẹ cần chú ý không nên gọt vỏ, cắt miếng hoa quả sẵn để vào tủ lạnh. (ảnh minh họa)
Ăn trái cây ngay sau khi ăn no
Trái cây có thể dùng làm bữa ăn phụ hoặc ăn kèm trong bữa chính. Sau khi ăn trái cây thường có cảm giác răng rất sạch. Đó là do khi ăn nhai, chất acid trong trái cây làm tăng tiết nước bọt và làm sạch các bợn răng. Vì vậy, chúng ta có thói quen lâu đời là tráng miệng trái cây sau bữa ăn. Tuy nhiên, thực tế thì việc làm này phản khoa học và không nên.
Một số nhà khoa học Mỹ đã nghiên cứu và cho kết quả ăn trái cây một giờ trước bữa ăn có tác dụng giúp tiêu hóa hiệu quả. Trong trái cây có chứa chất đường, cơ thể dễ dàng hấp thụ làm tăng đường huyết chống đói, chất xơ trong trái cây cũng tạo nên cảm giác no kéo dài hơn. Nếu ăn cơm no rồi ăn trái cây thì lượng đường tổng cộng trong bữa ăn sẽ tăng, đường huyết tăng cao và nhanh, không có lợi cho sức khỏe, nhất là người bị tiểu đường thai kỳ.
Chỉ ăn một loại hoa quả?
Thật ra "mùa nào thức ấy" là cách lựa chọn sáng suốt. Ngoài những loại trái cây có quanh năm, mỗi mùa các mẹ lại được thưởng thức thêm những trái cây đặc biệt nữa. Tất cả các loại trái cây đều có lợi cho sức khỏe, nhưng cũng nên lựa chọn và phối hợp giữa các loại một cách hợp lý để tận dụng được tối đa các ưu điểm của chúng. Chẳng hạn mùa hè nóng nực, mồ hôi ra nhiều mang theo một lượng nước và một lượng chất khoáng đáng kể, nên ăn các loại trái cây vừa để giải khát vừa bổ sung chất dinh dưỡng như cam, bưởi... Bạn cũng nên đa dạng, thay đổi các loại trái cây khác nhau để cân đối các chất dinh dưỡng cần cho cơ thể.
Chỉ uống nước cam vắt?
Uống nước cam sẽ nhận được các chất dinh dưỡng quan trọng trong trái cam như đường, vitamin các loại nhưng sẽ thiếu đi lượng chất xơ cần thiết. Ăn cả múi sẽ đảm bảo được đủ chất dinh dưỡng đồng thời cung cấp chất xơ, rất có lợi cho tiêu hóa.
Chất xơ một phần được hấp thu vào máu, phần lớn còn lại không được tiêu hóa sẽ giúp đẩy ra khỏi cơ thể những chất thải bẩn và độc hại, tạo môi trường thuận lợi cho vi sinh có lợi trong đường ruột phát triển, hạn chế vi trùng gây hại và phòng tránh một số bệnh đường ruột, nhất là ung thư ruột. Chất xơ còn có khả năng quét bỏ những cholesterol thừa trong ống tiêu hóa làm giảm nguy cơ rối loạn mỡ máu và bệnh tim mạch. Mẹ bầu bị đái tháo đường ăn trái cây thì nên ăn nguyên xác, chất xơ sẽ giúp làm chậm tăng đường huyết, do vậy nên hạn chế vắt nước hay xay sinh tố trái cây.
Theo Khampha
Hoa quả mùa hè mẹ ăn nhiều hại con Ăn quá nhiều trái cây có tính nóng sẽ khiến mẹ bầu dễ bị đau bụng, tiêu chảy... và gây hại cho thai nhi. Ăn hoa quả khi mang thai luôn được khuyến khích bởi hoa quả có chứa nhiều dưỡng chất và vitamin quan trọng với thai kỳ và sự phát triển của em bé. Nói thế không có nghĩa là chị...