Bầu bí, tâm lý thay đổi ‘chóng mặt’
Những thay đổi về cơ thể cũng như lo lắng khi sắp lên chức mẹ sẽ khiến tâm lý mẹ bầu thay đổi “xoành xoạch” trong 9 tháng.
Mang thai là một trong những thời điểm có nhiều ý nghĩa trong cuộc đời của người phụ nữ. Tuy nhiên, các bà bầu cũng sẽ rất khó khăn khi đối mặt với những thay đổi về cơ thể, tinh thần trong giai đoạn này. Hãy cùng khám phá 6 giai đoạn mà bà bầu sẽ trải qua trước khi đón em bé chào đời nhé.
Giai đoạn 1
Cảm giác về một mầm sống mới đang tồn tại trong cơ thể đủ khiến tất cả các mẹ có thể cảm thấy căng thẳng trong giai đoạn đầu thai kỳ. Các mẹ thường phải đối diện với hàng loạt cảm xúc từ phấn khích, hồi hộp đến lo sợ khi không thể tin rằng mình sắp được làm mẹ. Đôi lúc có thể sẽ cảm thấy sợ mang bầu, mệt mỏi và luôn tự hỏi mình hay những người xung quanh phải làm như thế nào.
Giai đoạn 2
Chắc chắn khi mang thai sự thay đổi về ngoại hình của các mẹ có thể khiến bạn bè hay mọi người xung quanh luôn băn khoăn, thắc mắc và thường xuyên hỏi han về sức khỏe. Giai đoạn này có thể các mẹ sẽ cảm thấy mệt mỏi, ốm yếu, tức ngực, thậm chí đi tiểu liên tục. Đừng nên lo lắng quá vì tình trạng này sẽ được cải thiện, thay vào đó các mẹ có thể tranh thủ thời gian để đi mua sắm những đồ dùng cần thiết đón em bé chào đời nhé.
Những thay đổi về cơ thể cũng như lo lắng khi sắp lên chức mẹ sẽ khiến tâm lý mẹ bầu thay đổi “xoành xoạch” trong 9 tháng. (ảnh minh họa)
Giai đoạn 3
Có thể cảm giác này chỉ kéo dài trong vài chục phút nhưng các mẹ sẽ cảm thấy mình thật xinh đẹp khi mang bầu và thật tuyệt khi trong nhà đã chuẩn bị đầy đủ đồ đạc cho bé con chào đời. Thêm vào đó, các mẹ sẽ nhận được rất nhiều lời chúc mừng từ người thân, bạn bè. Chính nguồn động viên tinh thần này sẽ giúp cho cảm giác mệt mỏi, lo lắng nhanh chóng tan biến.
Giai đoạn 4
Video đang HOT
Các mẹ bắt đầu cảm thấy khó thở đôi chút, tay chân bắt đầu sưng phù, gây khó khăn trong việc đi lại. Thêm vào đó, việc hỏi han từ mọi người về sức khỏe hiện tại hay chỉ đơn giản như việc đặt tên cho con cũng đủ khiến cho các mẹ mệt mỏi trong giai đoạn này.
Giai đoạn 5
Cân nặng của các mẹ đã tăng lên rất nhiều và cũng cảm thấy chật chội hơn khi mặc quần áo. Điều quan trọng lúc này là tâm lý sợ hãi đã hoàn toàn tan biến, thay vào đó các mẹ lại mong muốn và hi vọng sớm được nhìn thấy con yêu chào đời.
Giai đoạn 6
Sau khi sinh, ngoài việc chăm sóc cho bé con, các mẹ bắt đầu lên kế hoạch lấy lại vóc dáng thuở ban đầu. Tâm lý cũng đã thoải mái hơn, giấc ngủ sâu hơn và trở lại đam mê với những món ăn “bồ kết” của mình.
Cũng giống với bất kỳ cuộc hành trình nào trong cuộc đời, việc chuẩn bị kỹ càng cả về mặt tâm lý, sức khỏe cho quá trình mang thai là điều vô cùng quan trọng. Điều đó sẽ giúp cho con đường 9 tháng 10 ngày trước mắt của các mẹ trơn tru và dễ dàng hơn rất nhiều đấy.
Theo Khám Phá
Mẹ bầu 'khôn' tránh đồ ăn gây hại thai nhi
Mẹ bầu ăn quá nhiều thực phẩm như đồ tái sống, cá chứa thủy ngân, đồ chế biến sẵn... có thể khiến thai nhi phát triển không bình thường.
Việc ăn uống khi mang thai là vô cùng quan trọng để bảo vệ sức khỏe cho cả mẹ và bé. Dù biết rằng chị em nên ăn đa dạng các loại thực phẩm nhưng không có nghĩa là được ăn bất cứ thứ gì mình muốn. Có một số loại thực phẩm không tốt cho bà bầu và sự phát triển của thai nhi, mẹ cần tránh:
Thực phẩm tái, sống
Những thức ăn động vật được nấu chưa chín như thịt, hàu sống, trai, sushi chưa được tiệt trùng, thậm chí là trứng, nguyên liệu bánh hoặc bột bánh thô ... có thể chứa một loạt các vi khuẩn, vi rút và ký sinh trùng có hại cho sức khỏe của 2 mẹ con bạn. Vì thế, để giảm nguy cơ bệnh tật do thực phẩm, hãy chắc chắn thịt gia cầm, thịt cá, trứng phải được nấu chín kỹ càng, không nên ăn bột thô.
Xúc xích, thịt nguội, sữa không tiệt trùng
Thực tế, những thực phẩm này dễ bị vi khuẩn Listeria monocytogenes - một vi khuẩn gây bệnh nhiễm listeriosis có thể dẫn đến sẩy thai, thai chết lưu hoặc các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng khác. Bên cạnh đó xúc xích và thịt nguội bao gồm gà tây, lụa, xúc xích, hải sản đông lạnh hun khói (như cá hồi, cá thịt trắng, cá tuyết, cá ngừ, cá thu) phải đảm bảo an toàn khi nó được nấu chín. Ngoài ra, các bà bầu cũng tránh sữa và các sản phẩm làm từ sữa chưa được tiệt trùng nhé vì nó cũng dễ bị nhiễm khuẩn Listeria ký sinh trong đó,có thể gây hại cho cơ thể.
Mẹ bầu ăn quá nhiều thực phẩm như đồ tái sống, cá chứa thủy ngân, đồ chế biến sẵn... có thể khiến thai nhi phát triển không bình thường. (ảnh minh họa)
Cá lớn
Những loại cá lớn chẳng hạn như cá kiếm, cá mập, cá lát, cá thu luôn được cho là những loại cá có nồng độ thủy ngân cao hơn so với các loài cá khác. Thủy ngân tuy là một sản phẩm phụ nhưng lại can thiệp vào sự phát triển bình thường của trí não và hệ thần kinh của một đứa trẻ. Phụ nữ mang thai và cho con bú chỉ nên ăn lượng hải sản có chứa hàm lượng thủy ngân thấp như cá hồi, tôm, cá ngừ đóng hộp, cá minh thái, cá mòi, cá rô phi và cá da trơn.
Thực phẩm tăng nguy cơ bị dị ứng
Nếu bạn, con trước đó của bạn hoặc các em bé khác đã bị dị ứng, thì em bé trong bụng bạn sẽ có nhiều khả năng bị dị ứng thực phẩm. Viện Hàn lâm Nhi khoa Mỹ cho biết bạn nên tránh sử dụng các thực phẩm nhất định trong khi mang bầu. Chẳng hạn như tránh sử dụng đậu phộng và các sản phẩm đậu phộng vì có thể làm gia tăng dị ứng cho trẻ. Đặc biệt, nếu bạn có một lịch sử gia đình bị dị ứng và hen suyễn hãy nói chuyện với bác sĩ về những thực phẩm gây dị ứng để đảm bảo an toàn nhất cho 2 mẹ con nhé.
Gan động vật
Gan động vật cũng có thể gây nguy hại cho bạn vì đây là nơi tập trung nhiều độc tố nếu động vật bị nhiễm bệnh. Ngoài ra, trong gan cũng có chứa nhiều cholesterone và vitamin A. Nếu bạn ăn quá nhiều gan, kết hợp dùng thêm các loại thuốc hay thực phẩm dinh dưỡng khác có thể gây ra hiện tượng thừa vitamin, ảnh hưởng xấu đến bé yêu.
Trà đặc
Trà đặc tuyệt đối bị cấm với những phụ nữ mang thai. Chất fluoride có trong trà là rất cao. Một tách trà đặc có chứa 1,25 mg florua. Nếu phụ nữ uống trà đặc trong thời kỳ mang thai có thể dễ dàng bị thiếu máu, thiếu sắt và quy trình cung cấp dinh dưỡng cho bào thai có thể bị cản trở. Đồng thời, caffeine có trong trà có thể làm tăng nhịp tim của phụ nữ mang thai và làm trầm trọng thêm những gánh nặng cho tim và thận, ảnh hưởng đến sức khỏe của cả người mẹ và bào thai.
Nếu phụ nữ uống trà đặc trong thời kỳ mang thai có thể dễ dàng bị thiếu máu, thiếu sắt. (ảnh minh họa)
Rượu
Uống nhiều rượu có thể làm tổn thương tim và não của bào thai. Các minh chứng khoa học đã chỉ ra rằng việc sử dụng các loại đồ uống có cồn 2 lần/tuần sẽ làm tăng nguy cơ sảy thai gấp 3 lần so với bình thường. Vì vậy, phụ nữ nên ngừng uống rượu trong thời kỳ mang thai
Để được an toàn nhất, chị em bầu nên tránh những món ăn với trứng chưa được nấu kỹ như salad, kem tự chế, mayonnaise... Khi chế biến trứng để ăn, mẹ bầu cũng cần lưu ý để trứng chín cả lòng đỏ và lòng trắng.
Cà phê
Cà phê rất giàu caffeine. Cung cấp quá nhiều caffeine cho cơ thể có thể dẫn đến kích thích hệ thần kinh trung ương. Theo nghiên cứu, mỗi 300 gram cà phê có chứa từ 50 đến 80 mg caffeine.
Nếu phụ nữ trong giai đoạn mang thai, thai phụ thu nạp một lượng lớn cafein (nhiều hơn 4 cốc mỗi ngày) cũng sẽ làm tăng nguy cơ bị sảy thai. Để bảo vệ bào thai, phụ nữ mang thai nên tránh uống cà phê.
Theo Khám Phá
Siêu thực phẩm giúp thai nhi tránh bị dị tật Bổ sung những thực phẩm giàu axit folic sẽ giúp ngăn ngừa nguy cơ bị dị tật ở thai nhi. Các mẹ đều biết rằng vai trò của axit folic (hay còn gọi là folate) là vô cùng quan trọng trong thai kỳ. Vitamin B này giúp xây dựng cơ thể và duy trì các tế bào mới khỏe mạnh - đặc biệt...